I. Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn
1. Hiểu biết về thịt lươn
Thịt lươn là thịt của các loài lươn hay còn gọi là cá chình. Đây là một nguồn nguyên liệu cho nhiều món ăn phong phú và bổ dưỡng như cháo lươn, miến lươn, gỏi lươn, cá chình đông, trong đó lươn gương (lươn con) là mặt hàng rất giá trị. Lươn có giá trị thực phẩm cao, thịt lươn được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau.
So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra, lươn còn được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, hỗ trợ chữa nhiều bệnh như: Trẻ biếng ăn suy kiệt, Khí huyết suy nhược sau bệnh nặng, sinh đẻ.., Bổ tỳ vị, gan mật, thanh nhiệt trừ thấp.., Bổ thần kinh, trợ giúp trí não
Thịt lươn – loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao
2. Thông tin dinh dưỡng
Thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Theo nghiên cứu của tây y, trong 100 gam thịt lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150 mg Phospho, 39 mg Canxi, 1,6 mg Sắt, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP hay trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.
Theo Đông Y thịt lươn tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: Bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
Tuy thịt lươn rất tốt, nhưng bạn cần biết lươn kỵ với gì để đảm bảo duy trì được các chất dinh dưỡng mà không tạo ra các độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe
II. Lươn kỵ với rau củ gì?
Cải bó xôi hoặc rau chân vịt (bina) là loại rau có chứa nhiều Axit oxalic khi kết hợp với canxi của thịt lươn tạo thành các tinh thể canxi oxalat, có thể gây ngộ độc có hại, khó tiêu… Vậy nên bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.
Cải bó xôi – loại rau kỵ ăn với lươn
III. Lươn kỵ với hoa quả gì
1. Quả nho
Lươn có nhiều chất đạm, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong khi đó nho là loại trái cây có chứa nhiều axit tannic. Kết hợp với canxi trong thịt lươn và tannin trong nho sẽ tạo thành các hợp chất mới, khó tiêu hóa, thậm chí làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu. Vì vậy, đừng trộn chúng với nhau.
2. Quả hồng
Trong danh sách lươn kỵ với món gì còn có quả hồng. Hồng là loại quả có chứa nhiều tanin, chất này khi kết hợp với protein và canxi của lươn còn tạo thành một hợp chất mới gọi là protein citrate rất khó tiêu hóa và ảnh hưởng đến dạ dày, thậm chí gây ngộ độc, mất giá trị dinh dưỡng.
Quả hồng – loại trái cây đại kỵ khi ăn lươn
3. Táo gai, sơn trà
Táo gai là loại trái cây có chứa một chất gọi là axit xitric. Khi ăn cùng với thịt lươn, loại axit này sẽ kết hợp với protein của lươn để tạo ra một phản ứng gọi là protein citrate. Chất này không dễ tiêu hóa và mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
IV. Cần lưu ý gì ăn lươn, lươn kỵ với gì?
1. Không nên ăn lươn đã chết
Không ít bà nội trợ quan niệm, lươn chết hoặc đã ươn chỉ kém tươi ngon một chút so với lươn còn sống. Nhưng bạn không nên tiếc rẻ để ăn những con lươn đã chết hoặc ươn dù cho trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể.
Khi lươn chết hợp chất Histidine có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Xem thêm: Đau lòng bàn chân – dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm
2. Không ăn lươn chưa chín
Bạn có thể chế biến lươn theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào cũng phải đảm bảo lươn được chín. Bởi trong lươn có một loại ký sinh trùng rất dai và chịu được nhiệt cao. Nếu chỉ xào qua, những ấu trùng này vẫn sống và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.
Ăn lươn chưa chín – đại kỵ khi ăn lươn
3. Hạn chế ăn lươn khi bị bệnh gout
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gout là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.
4. Dùng thuốc hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc… Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ nên kiêng ăn cá không vảy như lươn, chạch.
5. Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu… vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Trên đây là những thông tin giúp bạn biết được lươn kỵ với gì và những điều cần lưu ý khi ăn thịt lươn. SKGĐ hy vọng bạn sẽ ghi nhớ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi sử dụng thức ăn bổ dưỡng này.
Phong Vũ
Theo tạp chí Sống khỏe