Cá chép là loại thực phẩm đem đến nhiều dưỡng chất như protein, axit glutamic, glycine, chất béo, arginine, omega 3, niacin, vitamin A, B1, B2, D, E…rất tốt cho con người. Vậy bà bầu ăn cá chép có tốt không? Nếu trong thời kỳ mang thai bà bầu không ăn được cá thì có thể ăn gì thay thế? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
Lợi ích của cá chép đối với sức khoẻ con người
Cá chép (hay còn được gọi là lý ngư) rất tốt đối với sức khoẻ con người. Từ xưa, con người đã sử dụng từ thịt cá đến vây ca để làm nguyên liệu trong các bài thuốc quý có trong y học cổ truyền.
Cá chép có đặc điểm: thịt dày, béo và có ít xương găm, thớ thịt trắng mịn và có mùi thơm nhẹ…là một món ăn ngon, bổ dưỡng cho con người. Đặc biệt, thịt cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi bổ sức khoẻ, giúp an thai tự nhiên cho bà bầu. Ngoài ra, các chép còn có nhiều tác dụng đối với bà bầu như lợi tiểu, tiêu phù, điều trị ho, giúp thông sữa…hoặc có thể dùng để điều trị các bệnh về gan, thận và nhất là những bệnh về phụ nữ.
Theo các nguyên cứu cho thấy cứ trong 100g cá chép sẽ cung cấp khoảng 162 calo, 23g protein, 1g chất béo bão hoà, 84mg cholesterol cùng các vi chất quan trọng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai như Canxi, Vitamin A, Vitamin C. Nhìn vào những con số này và mẹ đem so sánh với giá trị dinh dưỡng có trong 100g cá lóc (122 calories, 21g protein) hay 100g cá hồi (206 calories nhưng chỉ bổ sung 63mg cholesterol và 23g protein) [Nguồn MOM] thì giá trị dinh dưỡng từ cá chép thậm chí còn cao hơn so với cá lóc và cá hồi.
Lợi ích của cá chép đối với phụ nữ mang thai
Theo như bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Dung (BV Nhiệt đới Trung ương) cho biết: “Trong thịt cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp an thai như chất béo, arginine, glycine, các loại protein. Mỗi tuần, các mẹ có thể ăn 1 – 2 bữa cá chép và có thể thay đổi phương pháp nấu cá chép để đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, tránh nhàm chán khi ăn. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể ăn nhiều loại cá khác nhau, kết hợp ăn với các loại thịt và rau khác để bổ sung thêm dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.”
- Xem Ngay: [Giải mã] 6 loại cá bà bầu không nên ăn?
Ngoài ra theo kinh nghiệm của dân gian, bà bầu ăn cá chép trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ rất tốt. Mẹ chăm ăn cá chép khi mang thai sẽ sinh ra con thông minh, da trắng, môi đỏ.
Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu dễ bị ốm nghén và kỵ mùi tanh nên các mẹ cần biết cách chế biến cá để giảm bớt mùi hoặc có thể sử dụng trứng cá để thay thế.
Bài viết liên quan:
- Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ
- Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?
- Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?
- Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn gì?
Bà bầu ăn trứng cá chép có tốt không?
Trứng cá chép cũng như một số loại trứng cá hồi, cá trôi, cá chim trắng…đều các có lợi ích:
- Tăng cường năng lượng và sức đề kháng, bên cạnh đó còn tốt cho làn da của các bà bầu.
- Trong trứng cá chứa nhiều axit béo omega – 3, cephalin hay còn gọi phospholipid là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ.
- Hỗ trợ phát triển hệ xương do hàm lượng canxi, vitamin D đem lại, thúc đẩy sự hình thành xương, răng tóc ở thai nhi.
- Vitamin A trong trứng cá có tác dụng bổ mắt cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu nên ăn cá chép vào thời điểm nào?
Ba tháng đầu là thời kỳ thụ thai và thành hình của thai nhi, các dưỡng chất trong cá chép sẽ một phần thúc đẩy quá trình này. Các tháng tiếp theo sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng và phát triển não bộ cho bé.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu cá chép mỗi tuần?
Cá chép tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu nên ăn bao nhiêu cá chép mỗi tuần là thắc mắc chung của các mẹ vì nhỡ đâu bị thừa chất? Bình thường, trong 100gr cá chép sẽ cung cấp 162 calories, 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt.
Gợi ý 5 cách nấu cá chép cho bà bầu
Món gì ăn nhiều cũng dẫn đến nhàm chán. Vậy có những cách chế biến cá chép cho bà bầu nào? Hãy tham khảo các gợi ý của chúng mình về các món ngon từ cá chép cho bà bầuđể vừa đảm bảo dưỡng chất, lại đảm bảo tính hấp dẫn của món ăn nhé.
1. Canh chua cá chép
Công dụng: thanh mát, giàu dinh dưỡng và có vị chua nên sẽ dễ ăn hơn đối với phụ nữ mang thai.
Nguyên liệu:
- Cá chép, dứa, cà chua, ớt sừng, me
- Rau om, mùi tàu (ngò gai)
- Đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn
Cách chế biến:
Bước 1: Cá chép làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc vừa ăn, khứa vài đường lên thân cá
Bước 2: Dứa thái lát, cà chua thái múi cau, ớt sừng thái lát xéo
Bước 3: Đun nóng 2 thìa dầu ăn rồi cho cá chép vào chiên sơ
Bước 4: Đun sôi 1 lít nước, cho me vào dầm lấy nước chua, lọc bỏ xác, rồi cho thêm dứa, cá, cà chua vào
Nêm đường, nước mắm, hạt nêm cho vừa ăn. Cuối cùng, cho ớt, rau om, mùi tàu thái khúc ngắn vào, ăn chung cùng cơm hoặc bún
2. Cháo cá chép đậu đỏ
Công dụng: giúp lưu thông máu, điều hòa khí huyết, đồng thời giúp giảm nỗi lo phù chân, sưng mặt ở phụ nữ mang thai tháng thứ 5, 6.
Nguyên liệu:
- Cá chép: 1 con
- Đậu đỏ, hành khô, gừng, hạt nêm
Cách chế biến:
Bước 1: Đậu đỏ vo qua với nước sau đó ngâm ngập trong chậu nước lạnh trong khoảng 4 tiếng cho mềm.
Bước 2: Cho đậu đỏ vào trong nồi chứa khoảng 300ml nước sạch và đun đến khi thấy nước sôi thì các mẹ vặn nhỏ lửa.
Bước 3: Cá chép đã được làm sạch, dùng dao chặt khúc rồi cho vào nồi nước luộc qua.
Bước 4: Cho cá chép vào nồi đậu đỏ ninh cùng đến khi các nguyên liệu đến khinhừ thành cháo thì nêm gia vị cho vừa miệng.
Bước 5: Khi cháo nhừ rồi thì ta cho gừng, hành vào. Vậy là xong!
3. Cá chép om dưa cho bà bầu
Công dụng: giúp lợi tiểu, thông sữa, an thai cho bà bầu.
Nguyên liệu:
- Cá chép: 1 con
- Dưa cải chua, mỡ heo, trái cà chua
- Hành tím, thì là, hành lá, ớt
- Giấm, muối, đường trắng, hạt nêm, bột nghệ
Cách chế biến:
Bước 1: Cá chép rửa sạch cắt vài đường trên thân, các nguyên liệu như mỡ heo cà chua, dưa chua, hành tím,… rửa sạch để ráo nước.
Bước 2: Chiên mỡ heo thành tóp rồi vớt tóp ra, sau đó thả cá vào chiên sơ qua 2 mặt đến khi thịt cá săn lại rồi vớt ra đĩa.
Bước 3: Phi thơm hành, cho cà chua, dưa chua, ớt vào đảo đều. Nêm các gia vị cho vừa ăn, sau đó khi cà chua đã nhừ thì cho nước vào.
Bước 4: Đợi nước sôi thì thả cá, lật đều 2 mặt cho ngấm gia vị. Khi cá chín thì rắc hành, thì là lên và tắt bếp.
4. Cá chép hấp bia cho bà bầu
Công dụng: món ăn đơn giản, dễ làm, cung cấp rất nhiều dưỡng chất.
Nguyên liệu:
- Cá chép tươi: 1 con
- Cà rốt, dứa, nấm mèo khô, cà chua,
- Chanh tươi, hành tím, gừng, tỏi khô, ớt tươi, ngò rí, hành lá
- Gia vị: tiêu bột, nước mắm, dầu thực vật, muối, đường, mì chính, dầu hào, sa tế
- Bia
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Cá chép cần được làm sạch, mẹ dùng dao khía lưng rồi dùng nước chanh, gừng xát lên thân cá và để ráo nước.
- Cà rốt đem xắt mỏng.
- Nấm mèo chần nước ấm cho nở rồi bỏ gốc, thái lát vừa ăn, cà chua cắt múi, dứa thái miếng.
- Hành tím thái mỏng, tỏi đem đập nhỏ còn ngò và hành nhặt sạch lá vàng, úa rồi rửa sạch và thái nhỏ, ớt cắt mỏng.
Bước 3: Cho cá và tỏi, ớt, tiêu bột, bột ngọt, đường, dầu ăn, nước mắm, dầu hào và hương sa tế vào ướp. Trở cá đều 2 mặtcho ngấm gia vị.
Bước 4: Để cá lên đĩa hấp, dồn cà rốt, cà chua, dứa, nấm mèo đã chuẩn bị trước đó vào. Phần đáy nồi bạn đổ bia, cho cái dĩa cá lêntrên giá hấpsao cho bia khi sôi vẫn không tràn vào dĩa cá
Bước 5: Khi cá chín, cho hành lá và ngò, thêm một ít ớt sừng đã cắt trước đó vào
5. Cháo cá chép nấu với nấm rơm
Món cá chép hầm gạo nếp có tác dụng an thai, bổ khí huyết, giúp ôn tỳ vị, giảm mệt mọi, thiếu máu và rất lợi sữa. Để chế biến món cá chép hầm gạo nếp. Các mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu:
- Cá chép: 500g
- Nấm rơm: 100g. Nếu mua được nấm rơm tươi nấu cháo sẽ ngon hơn.
- Đậu xanh: 50g
- Gạo: 1/2 chén
- Cà rốt: 1 củ
- Nghệ: 1 củ nhỏ
- Rau thì là, hạt tiêu, dầu ăn, nước nắm và các gia vị cần thiết khác.
Cách nấu cháo cá chép
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Cá chép làm sạch. Mẹ nên khử mùi tanh của cá bằng muối, nước gừng hay đem cá rửa trong nước vo gạo.
- Cà rốt và nghệ rửa sạch, thái nhỏ
- Nấm rơm khô đem ngâm nước cho nở, xe sợi.
- Gạo, đậu xanh đem vo sạch
Bước 2: Cá chép đem luộc chín rồi gỡ riêng phần thịt cá.
Bước 3: Cho gạo và đậu xanh vào nồi nước luộc cá trước và nấu cháo tới nhừ.
Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thơm rồi đổ nghệ, nấm, cà rốt vào xào khoảng 2 phút thì đổ thêm phần thịt cá vào xào cùng. Nêm thêm gia vị vừa miệng.
Bước 5: Cháo chín nhừ thì mẹ cho phần hỗn hợp thịt cá, rau vừa xao trên vào nồi cháo và đun tới sôi khoảng 10 phút thì bắc ra, cho thêm một chút rau thì là và tiêu vào để món ăn thêm hấp dẫn hơn. Vậy là xong!
Một số lưu ý khi sử dụng cá chép
Mặc dù cá chép rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, khi sử dụng cá chép, mọi người cần chú ý một số lưu ý sau:
– Không ăn cá khi đói: Việc ăn cá khi đói có thể làm tặng lượng Purine chuyển hoá thành các axit uric có thể gây ra các tổn thương ở mô, đây là nguyên nhân gây bệnh gout.
– Không ăn cá khi bị ho: Đối với người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị thì không nên ăn cá để tránh bị dị ứng hay các tác dụng phụ không mong muốn.
– Không ăn cá sống: cá sống, cá tái hay chưa chín kỹ là nguy cơ tiềm ẩn ký sinh trùng, giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể.
– Không ăn mật cá: Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc (đặc biệt là mật cá trắm, cá chép) thậm chí nó còn ảnh hưởng tới tính mạng con người bởi trong mật cá thường có chất tetrodotoxin được coi là tác động tới hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rồi loạn hành vi. Bởi vậy, khi sơ chế cá chép, các mẹ cần rửa thật sạch, loại bỏ vẩy cả, mật cá, ruột cá, lòng cá và nấu cá tới chín kỹ thì mới dùng nhé.
Ngoài ra còn một vài những điều cần chú ý khác như:
- Cần chọn cá chép tươi, sống để đảm bảo an toàn, đảm bảo chức năng cho đường tiêu hoá.
- Không nên ăn quá nhiều cá chép trong cùng một thời điểm, cơ thể mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nguồn dưỡng chất cần thiết cho bà bầu từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Không nấu cá chép để cả vẩy, ruột bởi ẩn lấp dưới lớp vẩy của cá chép có thể là rất nhiều ký sinh trùng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai.
- Không ăn lòng cá chép bởi đây là bộ phận dễ bị nhiễm giun, sán nhất. Không an toàn đối với sức khoẻ.
- Không ăn cá chép chung với thịt gà, thịt chó.
- Không ăn cá chép khi đang uống thuốc Đông y.
- Bệnh nhân bị gout: Đối với người bị dị ứng với cá, bệnh nhân gan và thận, bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu vì dị ứng, thiếu vitamin C thì tốt nhất là không nên ăn cá chép.
Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng của cá chép đối với phụ nữ mang thai cùng cách chế biến cá chép cho bà bầu. Mong rằng những thông tin chia sẻ này là hữu ích với các mẹ. Chúc các mẹ ngon miệng!