Khổ qua có một hương vị đặc trưng và là món ăn rất quen thuộc trong nhiều gia đình. Với người bình thường, khổ qua có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Liệu mang thai ăn khổ qua được không và nếu ăn, chừng mực nào là đủ an toàn?
Ăn khổ qua có tác dụng gì?
Theo Đông y, khổ qua (mướp đắng) có tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kiện từ, lưu thông máu huyết. Nhờ chứa chất chống oxy hóa, khoáng chất và hàm lượng vitamin khá cao mà khổ qua ngoài có tác dụng bồi dưỡng cơ thể còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, nước ép mướp đắng tươi có thành phần charantin còn giúp ổn định huyết nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Mướp đắng với nhiều công dụng là vậy, nhưng không phải ai cũng thích hợp dùng mướp đắng. Liệu mang thai ăn khổ qua được không? Đây là thắc mắc mà rất nhiều mẹ bầu đặt ra trước khi lập ra chế độ dinh dưỡng cho mình trong thai kỳ.
Vì sao bà bầu không nên ăn khổ qua trong thai kỳ?
Lợi ích của ăn khổ qua trong thai kỳ
Bạn không thích vị đắng của khổ qua, và thắc mắc mang thai ăn khổ qua được không? Nhưng bạn có thể suy nghĩ đến việc ăn nó trong thời gian mang thai vì những lợi ích mà nó mang lại.
- Hỗ trợ sự phát triển thần kinh của thai nhi: Khổ qua chứa hàm lượng folate cao, cần thiết cho sự phát triển của tủy sống và hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, folate giúp giảm nguy cơ bé sinh ra mắc các bệnh liên quan đến khuyết tật ống thần kinh.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Trong thời gian mang thai, tử cung mở rộng và hormone thay đổi có thể được cải thiện khi dùng khổ qua. Chất xơ có trong khổ qua giúp kích thích tiêu hóa, giảm các vấn đề như mang thai bị táo bón, khó tiêu…
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ: Có thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng charantin và polypeptide-P, giúp cân bằng lượng đường trong máu, chữa tiểu đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Mang thai là quãng thời gian hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy yếu. Khổ qua rất giàu khoáng chất, vitamin C chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh tật.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi: Khổ qua chứa kẽm, sắt, niacin, kali, axit pantothenic, magie, mangan và pyridoxin… đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai.
- Kiểm soát cân nặng: Chất xơ có trong khổ qua sẽ giúp kiềm chế cơn đói, hạn chế thèm các món ăn vặt gây hại. Điều này giúp kiểm soát cân nặng cho bầu bầu.
Ăn khổ qua mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể
Đang mang thai ăn khổ qua được không?
Đang mang thai ăn khổ qua được không khi các nhà khoa học cho rằng trong khổ qua có một loại chất không hề tốt cho hệ sinh sản?
Với hàng loạt những lợi ích trên, chắc hẳn đã có rất nhiều chị em được giải đáp phần nào thắc mắc liệu mang thai ăn khổ qua được không, nhưng nếu có ý định ăn mướp đắng mẹ bầu nên hết sức cẩn thận khi mang thai. Những tác dụng hại kèm theo cũng không nên bỏ qua đâu nhé!
Nếu mẹ bầu chỉ ăn khổ qua ở một mức độ vừa phải thì không có gì đáng lo. Dùng điều độ mỗi tuần 2 lần, cũng không thể phương hại ngoài trừ một vài xáo trộn về đường tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng…
Dựa trên thành phần hóa học, khổ qua có chứa một loại protein rất có hại cho các cơ quan sinh sản trong cơ thể, nhất là trong giai đoạn bầu bí. Nó có thể kích thích làm tăng hoạt động co thắt của tử cung, gây xuất huyết, làm sẩy thai hoặc sinh non. Chính vì vậy, khi được hỏi mang thai ăn khổ qua có được không các bác sĩ Sản khoa đều khuyên là không nên.
Tóm lại, dù mang lại nhiều lợi ích nhưng lượng độc tính khổ trong khổ qua lại có thể gây hại cho trẻ em và bà bầu. Dù hiện tại, có rất ít trường hợp thai sản ngộ độc vì khổ qua nhưng các nghiên cứu đã khẳng định khổ qua gây ảnh hưởng đến tử cung và thúc đẩy tử cung co bóp để đẩy bào thai ra ngoài. Vậy nên, chắc hẳn bạn đã biết mang thai ăn khổ qua có được không rồi!
Lời khuyên cho mẹ bầu muốn ăn khổ qua
Khi bạn đặt câu hỏi mang thai ăn khổ qua được không, bác sĩ khuyên bạn không nên ăn khổ qua quá nhiều trong thời gian mang thai. Không thể phủ nhận những lợi ích từ mướp đắng nhưng nếu đang có thai sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào. Vị đắng của nó gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai.
Tuy nhiên, việc loại bỏ khổ qua hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn không phải là một giải pháp đúng đắn. Tốt hơn hết, bạn nên tìm hiểu kỹ về các chất dinh dưỡng có trong khổ qua để biết mang thai ăn khổ qua được không, nên ăn bao nhiêu là tốt nhất. Bổ sung các loại thực phẩm khác vừa an toàn vừa đảm bảo đủ chất mà mẹ có thể dùng để thay mướp đắng trong thai kỳ.
Nếu bạn đang trong thai kỳ và muốn đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé thì tốt nhất cũng nên kiêng ăn khổ qua đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Hi vọng những giải đáp trên sẽ giúp mẹ bầu có được câu trả lời về việc “mang thai ăn khổ qua được không?”.
Giang Na