1.6 Vitamin bà bầu
Các loại vitamin bà bầu giúp đảm bảo rằng mẹ và thai nhi nhận được đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Một số loại vitamin bà bầu (đặc biệt là loại có chứa thành phần sắt) góp phần gây ra tình trạng táo bón, do đó có thể làm bà bầu bị đầy bụng.
1.7 Bà bầu đầy bụng do căng thẳng và lo lắng trong quá trình mang thai
Khi mang thai, bà bầu thường dễ bị lo lắng, căng thẳng. Tình trạng này khiến bà bầu tăng nhịp thở và lượng không khí hít vào cũng sẽ nhiều hơn. Lo lắng khi mang thai hoặc bất kỳ lúc nào cũng có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa.
1.8 Không dung nạp lactose
Nếu một phụ nữ đã không uống một ly sữa nào trong nhiều năm, nhưng lại bắt đầu uống nhiều sữa ngay khi mang thai thì họ có thể gặp phải tình trạng không dung nạp được đường lactose. Tương tự đối với kem và các sản phẩm từ sữa khác cũng vậy.
Tình trạng không dung nạp được lactose hoặc bị dị ứng sữa làm bà bầu đầy hơi khó tiêu, xì hơi, đau bụng và tiêu chảy,…
Xem ngay: Làm thế nào nếu bị đầy bụng khi mang thai?
1.9. Thực hiện một hoạt động vật lý ngay sau khi ăn
Các hoạt động như đi dạo, tập thể dục mạnh, đọc sách,… ngay sau khi ăn có thể khiến cho quá trình tiêu hóa bị kéo dài do giảm lượng máu đến hệ tiêu hóa làm cho bà bầu bị đầy bụng khó tiêu hơn.
1.10 Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ bầu có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, càng về những ngày cuối của thai kỳ thì tình trạng này còn xuất hiện nhiều hơn.
1.11 Một số bệnh lý đường tiêu hóa trước và trong thai kỳ
Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra tình trạng đầy bụng thường xuyên hơn hoặc tồi tệ hơn ở phụ nữ mang thai nếu trước khi mang thai họ đã mắc bệnh này. IBS gây ra đau bụng thường xuyên, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng và các triệu chứng khác.
Ngoài ra, các bệnh lý đường tiêu hóa hay gặp như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… hoặc sử dụng nhiều đồ uống có cồn, cafein, thuốc lá cũng gây ra tình trạng như đầy bụng, khó tiêu ở bà bầu. Bạn có thể mắc các bệnh lý này từ trước hoặc mới mắc trong thời gian mang thai. Lời khuyên ở trường hợp này là bạn nên đi khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn theo dõi bệnh tình, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc trong thời gian mang thai kể cả những thuốc không kê đơn.