Khoai sâm đất có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên khi ăn bà bầu cũng nên chú ý một số vấn đề để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khoai sâm đất có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên khi ăn bà bầu cũng nên chú ý một số vấn đề để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà bầu ăn củ khoai sâm đất được không?
Thành phần dinh dưỡng trong củ sâm đất như: Protein, Chất béo, Các vitamin, Kẽm, Canxi, Các axit amin, Chất khô…nên rất tốt cho bà bầu khi ăn vào.
Một số tác dụng cụ thể của khoai sâm đất với bà bầu như:
1. Giải nhiệt cơ thể
Khi mang bầu, hormone trong cơ thể thay đổi nên phụ nữ thường cảm thấy nóng trong người. Trong đông y khoai sâm có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể nên bà bầu ăn vào sẽ hạ nhiệt cơ thể, cảm thấy dễ chịu. Mọi người cũng có thể lấy lá sâm đất để đun nước uống cũng rất tốt.
2. Ngăn ngừa cao huyết áp
Khi mang thai bị huyết áp cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe của đứa bé trong bụng. Bổ sung khoai sâm đất vào thực đơn dinh dưỡng của bà bầu có tác dụng giúp ổn định và điều hòa huyết áp duy trì nó ở mức ổn định.
3. Giúp mau lành vết thương
Khoai sâm đất không chỉ làm da mặt sáng và khỏe hơn trong thời kì bầu bí mà còn giúp lành vết thương nhanh chóng.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn củ sâm đất
- Tránh ăn khoai sâm đất trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tuy có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn củ sâm đất. Bởi thành phần dinh dưỡng của loại củ này không phù hợp với thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.
- Không nên ăn quá nhiều
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bà bầu không nên ăn củ sâm đất quá nhiều tránh tình trạng nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.
- Sâm đất: 500gram
- Xương bò (xương lợn) hoặc sườn non: 200-300gram
- Gia vị: bột ngọt, muối, đường, tiêu…
- Hành củ, tỏi băm, gừng
- Hành lá
- Cà rốt
- Bước 1: Xương hoặc sườn non được ướp sẵn với những gia vị: hạt nêm, tiêu, gừng, tỏi, hành củ… Sau đó trộn đều lên, để tầm 3-5 phút cho ngấm đều gia vị.
- Bước 2: Sâm đất, rửa sạch, cắt thành những khúc vừa ăn, cho vào nước muối loãng ngâm từ 10-15 phút cho ra hết nhựa. Cà rốt cắt thành các khoanh vừa ăn.
- Bước 3: Cho chảo lên bếp, phi thơm tỏi băm, hành băm rồi cho sườn vào xào với lửa thật là lớn cho sườn săn lại.
- Bước 4: Cho sườn đã xào sơ qua và một nồi áp suất lớn, đổ nước vào hầm xương. Sau đó, cho củ sâm, cà rốt đã cắt khúc vào nồi áp suất. Đậy vung và chờ khoảng 10-15 phút cho xương chín nhừ và ra vị ngọt.
- Bước 5: Thêm chút hành lá, tạo mùi thơm cho món ăn. Cho ra tô lớn.
- Thịt bò ( có thể thay thế bằng thịt lợn, tôm…tùy thích)
- Sâm đất cắt khúc hoặc thái lát mỏng
- Gia vị (đường, nước mắm, ớt, mì chính, tỏi, hành..)
- Rau thơm
- Bước 1: Củ sâm rửa sạch, cắt khúc ngâm vào nước muối loãng để cho sạch nhựa tầm 15-20 phút, vớt ra để ráo.
- Bước 2: Thịt bò thái lát mỏng, ướp với gia vị: tỏi băm, nước mắm, dầu hào, hạt nêm, tiêu…khoảng 10 phút.
- Bước 3: Cho chảo lên bếp, phi thơm hành, cho thịt bò vào đảo sơ đến khi thịt bò hơi săn lại rồi cho ra đĩa.
- Bước 4: Sâm đất đảo qua với một chút nước mắm, hạt nêm. Khi sâm đất đã hơi tái rồi thì nhanh tay cho thịt bò vào đảo đều.
- Bước 5: Khi thịt bò đã chín thì cho hành lá, rau thơm đã cắt khúc vào.
Ngộ độc khoai sâm đất, Cách ăn củ sâm đất, Khoai sâm đất luộc được không, Củ khoai sâm đất có tác dụng gì, Củ sâm đất ăn sống được không, Giống khoai sâm đất
Tổng hợp