Bầu 3 tháng đầu ăn quả hồng được không? Câu trả lời là CÓ. Và đây là loại quả được các chuyên gia khẳng định có nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu như giảm đầy bụng khó tiêu và cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, kháng viêm…
Tuy nhiên, cũng như bất kỳ thực phẩm nào khác, mẹ bầu cần biết liều lượng ăn và cách ăn đúng chuẩn để mang lại hiệu quả tốt nhất!
Xem thêm:
- Bầu 3 tháng đầu có được ăn na không? 5 tác dụng mẹ bầu cần biết
- Bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không? 6 lợi ích tuyệt vời từ quả quýt
- Bầu 3 tháng đầu ăn quả roi được không? 8 lợi ích mẹ bầu nên biết
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn hồng
Bầu 3 tháng đầu ăn quả hồng được không là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Đây là loại trái cây thơm ngon và mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là cho giai đoạn đầu mang thai của mẹ bầu.
Quả hồng khi chín có màu cam hoặc đỏ tùy theo từng giống cây nhưng tất cả đều có hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe.
Cụ thể trong 100g thịt quả hồng có hàm lượng dưỡng chất như sau:
Dưỡng chất Định lượng Vai trò Chất béo 0.19 g Ngăn ngừa sinh non và hạn chế tình trạng thai nhi nhẹ cân. Cacbohidrat 18.59 g Cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Chất xơ thực phẩm 3.6 g Tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón thai kỳ. Chất đạm 0.58 g Yếu tố quan trọng hình thành tế bào, mô và các cơ quan cần thiết cho thai nhi. Vitamin C 7.5 g Tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Canxi 8 mg Hỗ trợ phát triển hệ xương cho trẻ và tránh loãng xương ở mẹ bầu. Folate 8 mg Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, đặc biệt là khiếm khuyết ở ống thần kinh.
Nói tóm lại, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể yên tâm ăn hồng với lượng vừa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.
2. Lợi ích của quả hồng mẹ bầu nên biết
Với những dưỡng chất kể trên, hồng là một loại quả mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Cụ thể phải kể đến như:
2.1. Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Quả hồng khi chín có hàm lượng chất mangan khá cao. Đây là khoáng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa hệ thần kinh và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, hồng còn chứa hàm lượng canxi cao cần thiết cho sự hình thành hệ xương của em bé trong bụng.
Hàm lượng axit folic cũng là khoáng chất không thể thiếu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi và hỗ trợ phát triển trí não hoàn thiện, thúc đẩy quá trình trao đổi chất một cách tốt nhất cho mẹ bầu.
2.2. Tốt cho mẹ bầu bị cao huyết áp
Trong hồng có hàm lượng kali cao hỗ trợ điều hòa huyết áp và giải tỏa căng thẳng cho mẹ bầu. Ngoài ra, trong hồng chứa nhiều khoáng chất có lợi cho mẹ bầu giúp điều hòa thần kinh và hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả.
2.3. Cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón cho mẹ bầu
Trái hồng cũng nằm trong nhóm trái cây tốt cho mẹ bầu nhờ lượng chất xơ và pectin kiểm soát tự thèm ăn và giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Chất xơ và tannin có trong loại trái cây này cũng có tác động tích cực đến hoạt động nhu động ruột và giúp mẹ bầu ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón hiệu quả.
2.4. Phòng ngừa bệnh tật và tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé
Hàm lượng vitamin A và caroten có trong trái hồng giúp mẹ bầu cải thiện thị lực và điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, trong hồng có hàm lượng vitamin C khá cao giúp mẹ bầu tạo kháng thể, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm thông thường.
2.5. Chống oxy hóa mạnh
Thành phần catechin và polyphenol là hai nguyên tố các tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống nhiễm trùng và kháng viêm hiệu quả đặc biệt cần thiết cho mẹ bầu. Hồng là loại trái cây chứa cả hai chất này, mẹ bầu nên thêm vào thực đơn hàng ngày để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
2.6. Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ
Trong quả hồng chứa lượng lớn chất sắt đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng sắt giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hemoglobin có trong máu và ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu hay gặp ở thai phụ trong 3 tháng đầu như mệt mỏi, chóng mặt.
3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn hồng như thế nào đúng cách
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mỗi ngày mẹ bầu nên:
- Ăn khoảng 200g hồng/ngày để đảm bảo dinh dưỡng và tránh những tác hại không mong muốn. Vì quả hồng có hàm lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường và tannin gây ức chế hấp thụ sắt ở mẹ bầu nếu ăn nhiều.
- Nên ăn hồng sau khi ăn bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng và không nên ăn hồng khi đói. Vì hồng có hàm lượng pectin và axit tannic khá cao nên khi kết hợp với axit trong dạ dày sẽ dẫn đến tạo thành chất kết tủa mạnh dẫn đến tắc nghẽn tiêu hóa.
- Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý gọt vỏ hồng trước khi ăn và chọn mua hồng tại các địa chỉ đáng tin cậy, tránh loại hồng ngâm hóa chất. Sau khi mua hồng, mẹ bầu nên để hồng chín kỹ, tránh ăn hồng còn xanh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
4. Lưu ý khi ăn hồng dành cho các bà bầu
Tuy rằng trong trái hồng có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng nếu mẹ bầu không ăn đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt. Một số lưu ý khi ăn hồng mẹ bầu cần chú ý như sau:
- Mẹ bầu chỉ nên ăn hồng chín, tránh ăn hồng còn xanh vì có vị chát và có chất gây khó tiêu.
- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn hồng nhiều vì hàm lượng đường trong hồng ca.
- Sau khi ăn hồng nên súc miệng lại bằng nước sạch tránh ảnh hưởng đến men răng do lượng đường có trong hồng cao.
- Chỉ nên ăn hồng khoảng 200g mỗi ngày, không ăn nhiều vì hàm lượng tanin cao trong loại trái cây này gây ức chế hấp thụ sắt trong cơ thể.
- Không ăn hồng cùng khoai lang vì khoai có hàm lượng tinh bột cao ăn cùng hồng gây khó tiêu, dễ gây sỏi trong dạ dày.
- Không ăn hồng với các loại thực phẩm giàu protein vì chất này kết hợp cùng tanin trong hồng tạo thành chất độc hại, nguy hiểm cho sức khỏe.
5. Tác hại của việc mẹ bầu 3 tháng đầu ăn hồng không đúng cách
Hồng là loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra những tác hại không mong muốn, cụ thể như:
- Ăn hồng lúc đói khiến dạ dày tiết nhiều axit, kết hợp hồng cùng những thực phẩm không hợp tạo chất kết tủa khiến mẹ bầu khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Hồng có nhựa và chứa nhiều đường ăn nhiều hồng có thể gây sâu răng, ảnh hưởng đến men răng.
- Hàm lượng tanin trong hồng cao gây ức chế hấp thụ sắt nếu mẹ bầu ăn quá nhiều.
- Khi ăn hồng nên gọt sạch vỏ vì chất tannin tập trung nhiều ở vỏ, tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Mẹ bầu nên hạn chế ăn hồng khi mắc các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, đau dạ dày, thiếu máu…
6. Cách chọn hồng sạch cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Chọn hồng sạch cho mẹ bầu cần phân biệt được loại hồng sạch trong nước và hồng Trung Quốc. Đa phần các loại hồng nhập khẩu từ Trung Quốc giá rẻ hơn nhưng khó có thể phân biệt được qua giá vì tùy theo vùng mà giá bán có sự chênh lệch.
Trên thị trường hiện nay các loại hồng Trung Quốc bày bán có dạng dài, nhọn như hồng trứng của Đà Lạt nhưng khi ăn không có độ dẻo thơm như ý. Mùa hồng Đà Lạt chín thường bắt đầu từ tháng 9 trở đi còn hồng Trung Quốc thường xuất hiện quanh năm.
Để giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi chọn mua hồng, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ một số mẹo như sau:
- Hồng tươi nên chọn quả hồng chín mềm có mùi thơm đặc trưng, vỏ bóng trơn màu đỏ hoặc cam đậm, có lớp sáp bên ngoài. Chọn quả hồng chín còn tươi đẹp vì hồng khi chín rất dễ dập hoặc nứt vỏ.
- Hồng giòn nên ăn loại hồng Đà Lạt có đầu nhọn, trái màu vàng tránh loại to tròn, đỏ đậm đẹp mắt của Trung Quốc.
- Mẹ bầu tốt nhất nên ăn hồng tươi, tránh ăn hồng giòn vì dễ chọn nhầm loại có hóa chất, nguồn gốc không rõ ràng.
7. Hỏi đáp vấn đề liên quan khi mẹ bầu 3 tháng ăn hồng
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề mẹ bầu 3 tháng đầu có nên ăn hồng không. Cùng Tổ hợp y tế MEDILUS tổng hợp 3 câu hỏi thường gặp nhất và cập nhật câu trả lời từ chuyên gia bạn nhé!
Câu hỏi 1: Mẹ bầu ăn hồng treo gió được không?
MEDIPLUS trả lời: Thực chất hồng sấy dẻo (hay hồng treo gió) cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và làm sạch đường ruột nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là khi có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên chọn ăn hồng sấy dẻo của các thương hiệu uy tín, không chứa chất bảo quản và hàng mới sản xuất.
Câu hỏi 2: Mẹ bầu ăn hồng ngâm được không?
MEDIPLUS trả lời: Tuy rằng hồng ngâm cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bầu nên hạn chế ăn hồng ngâm vì rất khó phân biệt giữa hồng ngâm tự nhiên và hồng ngâm hóa chất. Nếu không tinh ý lựa chọn thường rất khó để chọn được loại hồng ngâm an toàn.
Câu hỏi 3: Có bầu ăn quả hồng giòn được không?
MEDIPLUS trả lời: Mẹ bầu có thể ăn hồng giòn với liều lượng ít và không nên ăn liên tục. Hồng giòn ngon nhất là ở Đà Lạt có trái tròn, quả vừa không to và có vỏ ngoài màu vàng khi ăn có cảm giác sần sật, vị ngọt thanh rất ngon miệng.
Mẹ bầu nên lưu ý chọn mua hồng giòn tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo hồng không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại.
Bài viết này là những kiến thức bổ ích giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn quả hồng được không?” Với những lưu ý kể trên, mẹ bầu hãy ăn hồng đúng cách để mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu đặc biệt này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 3366 để được tư vấn thêm và đặt lịch khám nếu cần thiết.
*Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!