Sau một quãng thời gian dài người trồng lan đã rút ra được một kết luận không nhất thiết phải trồng lan trong đất mà sử dụng một số giá thể khác cũng đảm bảo giúp cho cây phát triển như thường. Vậy làm thế nào để phong lan phát triển mà không cần đất, câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của chúng tôi.
1.Đặc điểm của phương pháp trồng lan không đất
+ Ngoài trừ đất, bất cứ môi trường nào cũng được sử dụng làm giá thể ví dụ như nước, vật chất cứng hay mềm. Nó không có sự giới hạn về chủng loại giá thể.
+ Việc sử dụng các loại giá thể không phải bằng đất giúp cho người trồng lan có thể điều khiển được môi trường sinh trưởng của lan. Thông thường nó được trồng ở trong phòng và tiến hành trong quy trình kỹ thuật hiện đại, có thể điều tiết được các vấn đề từ ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới, nhiệt độ, thoáng khí, giá thể để đảm bảo lan sinh trưởng một cách tốt nhất.
+ Nếu trồng lan trong quy mô lớn bạn có thể khống chế được giá thể bằng phương pháp thủ công và nước dùng.
+ Đảm bảo chất lượng lan tốt, sản lượng cao, có thể ngăn chặn được sự tấn công của sâu bệnh. Cây chắc khỏe và có lá dày, lá non mỏng, ít nhiễm bệnh. Đối với giá thể thô chúng có tính hút nước nước, hút ẩm vì vậy đảm bảo tránh tình trạng gốc cây bị thối rễ.
+ Bạn có thể trồng chúng theo phương pháp công nghiệp.
2. Một số loại giá thể phổ biến
Những người trồng lan không đất thường phân chia giá thể ra làm hai loại là giá thể hữu cơ và giá thể vô cơ. Đối với giá thể hữu cơ là loại giá thể được làm từ vỏ dừa, vỏ trấu, bã mía, than củ, rêu…tùy theo trường hợp khác nhau mà bạn lựa chọn một loại giá thể hữu cơ cứng hay mềm.
Vỏ cây mục là một loại giá thể hữu cơ, nó nằm trong đất mực, đất mùn hoặc là do lá cây sau nhiều năm rụng trong rừng tạo thành. Ưu điểm của loại giá thể này là không bị thối rửa dù sử dụng qua 2 đến 3 năm. Ngoài ra nó còn cải thiện được tình trạng của đất, cung cấp lượng kali hữu cơ cho lan.
Không chỉ có vỏ cây mà ngay cả mùn cưa vốn là rễ và thân của các loại cây thuộc họ dương xỉ cũng được sử dụng để làm giá thể. Nó có dạng thô, cứng và không dễ để bị mục nát. Dù bạn trồng lan bằng đất hoặc không bằng đất thì bạn đều cần phải sử dụng nó, màu sắc của nó là màu vàng và nếu muốn sử dụng thì trước đó bạn phải phơi nắng để diệt khuẩn.
Với giá thể vô cơ là loại giá thể được làm từ đá cát, đá lửa và nhựa. Đá cát là đá nham thạch, đá phong hóa, đá có chứa nhiều kali, đá nhữu…ưu điểm của nó là hút nước tốt nhưng lại giữ nước và phân kém, khả năng trao đổi các ion dương thấp. Ngoài ra do giá thể thô, rắn, mảnh sắc…nên dễ làm cho cây bị tổn thương, là điều kiện để sâu bệnh sinh sôi nảy nở.
3.Phương pháp xử lý
Dù bạn sử dụng giá thể vô cơ hay giá thể hữu cơ thì cũng đều phải trải qua các bước xử lý tiêu độc vô khuẩn nhằm ngăn chặn mầm mống sâu bệnh ảnh hưởng đến đây.
Đối với giá thể hưu cơ bạn có thể tiêu độc bằng cách rửa sạch chúng rồi đem phoi khô khoảng 3 ngày hoặc dùng hơi nước để tiêu độc chúng khoảng hai tiếng. Nhiều người trồng lan chuyên nghiệp cũng có một phương pháp tiêu độc khác cho giá thể hữu cơ đó chính là dùng 5% bột vôi hòa tan trong nước ngâm khoảng 1 ngày, sau đó vớt lên để ráo nước, như vậy cây lan sẽ đảm bảo sinh trưởng và phát triển được tốt hơn.
4.Trình tự kỹ thuật
Thứ nhất bạn phải điều chỉnh giá thể vì nó khả năng giữ ẩm của chúng khá kém, ngoài ra khả năng giữ được hàm lượng phân bón không cao vì vậy trong quá trình chăm sóc nếu bạn không cẩn thận cây sẽ bị mất nước, không đủ chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng không tốt. Không những vậy nếu sử dụng giá thể vô cơ trọng lượng nặng nó còn chèn ép làm cho rễ khó sinh trưởng, do đó bạn phải biết cách điều chế hợp lý
Điều chế toàn bộ giá thể vô cơ dành cho lan thưởng lá bằng cách 3 phần nhựa, 3 phần ngói vụn, 4 phần đá. Điều chế giá thể hỗn hợp, 7 phần giá thể vô cơ, 3 phần giá thể hữu cơ. Tiếp đến là chuẩn bị giá thể, chậu, cây con và tiến hành trồng cây vào trong chậu.
5. Chăm sóc
Về cơ bản cách chăm sóc la trồng không đất và có đất đều như nhau duy chỉ có khác ở phần phân bón và chế độ nước mà thôi. Giá thể trồng không đất thường khá cứng, giữ được nước kém vì vậy bạn có thể cung cấp lượng nước gấp 3 đến 4 lần so với việc trồng lan có đất. Nếu vào thời điểm nghỉ đông bạn nên tưới lúc 10 giờ sáng là thích hợp nhất, còn đối với đầu đông và xuân muộn thì bạn nên tưới nước vào các buổi sáng tối. Với mùa hè cây cần phải được cung cấp nước thường xuyên do đó bạn phải tưới nước vào cả ba buổi sáng, trưa, tối.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào điều kiện khí hậu ở vùng miền để bạn tưới nước cho cây, nếu ở xứ hóng bạn phải tưới liên tục vào thời điểm 7 giờ sáng, 11 giờ trưa, 2 giờ và 5 giờ chiều. Buổi tối là 8 giờ.
Việc bón phân cho lan trồng không đất bạn chỉ được dùng phân vô cơ ví dụ như Scott của Mỹ sản xuất. Hầu hết tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp hiện nay đều có bán chúng. Với lan thưởng lá, thủy lan, lan đốm bạn nên sử dụng MnSO4 và SO4 để giúp cây không bị thoái hóa.
Khi bón phân bạn phải pha hỗn hợp trên cùng với 1.000 – 1.200g nước sạch hòa tan hoàn toàn rồi mới đem tưới. bạn có thể tưới rễ hoặc tưới phun sương.
(Thùy Duyên)