1. Tổng quan về bệnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cao thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do virus sởi gây ra. Đây là một loại virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae.
Bệnh gặp ở cả người lớn nếu như trong cơ thể không có kháng thể phòng bệnh. Biểu hiện ban đầu thường thấy khi mắc là ho, sốt, viêm mũi,… kèm theo các triệu chứng khác như viêm kết mạc. Các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng dần xuất hiện. Sau vài ngày thì những vết mẩn ngứa khó chịu có khuynh hướng lan ra khắp cơ thể, bắt đầu trên mặt và cổ, di chuyển xuống dần xuống dưới. Phát ban thường kéo dài trong 3 đến 5 ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C. .
Nhiều mẹ thắc mắc có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi hay không?
2. Mức độ nguy hiểm
Có tới 40% bệnh nhân bị biến chứng do virus sởi, thường xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ em dưới 5 tuổi), ở người lớn trên 20 tuổi và ở bất kỳ ai khác nếu suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch. Các biến chứng như:
Viêm phổi nặng
Viêm phổi gây nên tình nặng ho sốt, viêm đường hô hấp trên khi ở giai đoạn ban đầu. Nếu giai đoạn này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên tình trạng bội nhiễm các loại vi khuẩn ở đường hô hấp, dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm tai giữa. Bệnh dần tiến sâu vào bên trong gây bội nhiễm và viêm phổi nặng. Tình trạng này rất thường thấy ở nhiều trẻ nhỏ mắc sởi. Thế nên việc có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi là vấn để các bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm.
Viêm đường tiêu hoá
Biến chứng sởi nặng có thể gây ra các vấn đề lớn về đường tiêu hóa. Người bệnh ăn uống khó khăn, nuốt khó và đau. Vi khuẩn khiến đường tiêu hóa bị viêm nhiễm, viêm ruột dẫn đến tiêu chảy nặng, khó để điều trị dứt điểm. Một trong những biến chứng nặng là tình nặng viêm ở niêm mạc miệng dẫn đến hoại tử niêm mạc. Biểu hiện là hơi thở có mùi hôi thối rất khó chịu. Khi bệnh đã ở mức độ này thì việc điều trị rất khó khăn và tốn kém.
Bệnh sởi ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Loét giác mạc
Viêm giác mạc là một trong những triệu chứng của sởi. Khi sởi tiến triển nặng ở tình trạng bội nhiễm thì người bệnh rất dễ bị viêm, loét giác mạc. Nhất là ở những trẻ có thể trạng yếu, bị suy dinh dưỡng nặng. Viêm loét giác mạc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của bé khi trưởng thành. Cụ thể, bé có thể nhìn kém, thị lực yếu, biến chứng lâu dài có thể gây mù mắt.
Một số biến chứng nguy hiểm khác
Trẻ em mắc bệnh sởi nặng và chữa trị lâu dài mới khỏi có thể mắc tình trạng suy dinh dưỡng hậu sởi. Những trẻ càng còi cọc và yếu thì càng dễ mắc tình trạng này. Sởi bội nhiễm nặng ở trẻ có thể gây tử vong ở tỷ lệ cao. Phụ nữ bị sởi dễ bị sinh non, sảy thai hoặc thai nhi dị tật.
Có thể thấy, sởi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn theo trẻ cả đời, ảnh hưởng đến cả tương lai của bé sau này. Thậm chí nhiều trường hợp còn gây nên tử vong rất cao. Vậy có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi? Câu trả lời chắc chắn là “Có” để đề phòng những biến chứng này xảy ra.
Các bậc cha mẹ không nên bỏ qua việc tiêm mũi vắc xin phòng sởi cho con
3. Có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi – Tại sao không nên bỏ qua mũi vắc xin này
Sởi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ em càng nhỏ tuổi khi mắc sởi thì mức độ nguy hiểm càng cao. Do vậy, tiêm vắc xin là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc sởi và phòng các biến chứng có thể xảy ra:
Tác dụng của vắc xin sởi
Hiện nay, nước ta đang lưu hành 3 loại vắc xin có thể bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công của bệnh sởi là vắc xin sởi đơn MVVac của Việt Nam và vắc xin 3in1 kết hợp phòng 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella MMR II của Mỹ và MMR của Ấn Độ. Tác dụng của vắc xin sởi đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu về y học hiện đại. Những trẻ 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin sởi có khả năng miễn nhiễm với sởi sau liều đầu tiên đạt tỷ lệ 85%. Và tăng dần qua thời gian tiếp theo.
Tỷ lệ mắc sởi ở trẻ rất cao. Nhất là các bé có đề kháng kém, đang trong độ tuổi đi học, thường ở nơi tập trung đông người, dễ tiếp xúc với nguồn bệnh lây nhiễm. Tiêm vắc xin phòng sởi là cách duy nhất để bố mẹ có thể an tâm bảo vệ con một cách chủ động.
Có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi?
Hiệu quả của vắc xin sởi đã được kiểm chứng thực tế. Khi tiêm vắc xin, cơ thể trẻ sẽ tự sản xuất kháng thể để chống lại tác động của virus sởi khi bị tấn công. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc xin sởi đối với trẻ là mũi đầu tiên ở giai đoạn 9 tháng tuổi. Lúc này, trẻ cần tiêm 1 mũi vắc xin sởi đơn.
Đến 18 tháng tuổi trẻ được tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin sởi 3 in 1. Tiêm thêm 1 mũi nhắc lại khi trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ vị thành niên và các đối tượng chưa bị sởi bao giờ, đồng thời chưa tiêm vắc xin sởi thì cần tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin này trước khi đến những vùng có nguy cơ cao mắc bệnh. Phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm phòng sởi trước ít nhất 3 tháng kế hoạch mang thai.
Tiêm vắc xin chính là giải pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu
4. Tiêm vắc xin sởi ở đâu tốt nhất?
Việc có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi chúng ta đã có câu trả lời xác đáng nhất. Đây là mũi vắc xin vào thời điểm bé tròn 9 tháng tuổi mà các bố mẹ không nên bỏ qua. Do vậy, các mẹ nên lưu ý thời điểm này để tiêm vắc xin đúng định kỳ cho con để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
Một địa chỉ không thể không nhắc đến nếu các bậc cha mẹ muốn tiêm phòng vắc xin sởi cho con chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế đã có trên 25 năm, hoạt động uy tín được khách hàng đặc biệt tin tưởng, là địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu tại Hà Nội hiện nay.
MEDLATEC được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Thiết bị lưu trữ vắc xin đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đồng thời, đây là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, nhiệt tình, tận tâm. Các bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm với dịch vụ tiêm vắc xin phòng sởi tại MEDLATEC.
Nếu cha mẹ nào còn thắc mắc có nên tiêm sởi cho trẻ 9 tháng tuổi, hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được các bác sĩ tư vấn thêm nhé.