Thịt ếch là các thực phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về mặt giá trị dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe con người. Nhưng các đối tượng đang trong chế độ kiêng cữ nghiêm ngặt cần hết sức thận trọng khi sử dụng thực phẩm này để phòng tránh bệnh tình trở nặng, đặc biệt là các đối tượng bệnh gút hoặc người mắc hội chứng nồng độ acid uric trong máu cao.
Vậy người bệnh gút có ăn được thịt ếch không dù chỉ một khẩu phần ăn nhỏ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời thắc mắc này.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt ếch
Thịt ếch được các chuyên gia đánh giá cao về mặt giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Loại thực phẩm này chứa nhiều các dưỡng chất cần thiết bồi bổ thể chất và giúp cải thiện hệ miễn dịch, cụ thể như sau:
Thịt ếch là một trong những thực phẩm quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Ếch xào sả ớt, ếch xào lăn, ếch nấu lẩu cay, cháo ếch, ếch nướng sa tế,… Không chỉ giúp tăng sự ngon miệng mà các món ăn từ thịt ếch còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, thậm chí giới Đông y cổ truyền còn sử dụng thịt ếch để chữa một số bệnh tật nhất định.
Những dưỡng chất có nhiều trong thịt ếch như: Chất đạm (protein), chất béo, đường, chất khoáng (canxi, kali, sắt, đồng, natri,…) và các vitamin (A, B, D, E,…). Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt với trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân.
Trong Đông y, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, trị chứng sưng độc và hỗ trợ tình trạng thiếu máu.
Bị bệnh gút có ăn được thịt ếch không?
Với người khỏe mạnh thì thịt ếch đều là những thực phẩm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Song với người bệnh gút thì loại thực phẩm này chưa hẳn là nên ăn nhiều để nâng cao sức khỏe cũng như cải thiện hệ miễn dịch.
Theo sự ghi nhận của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh gút là tình trạng viêm khớp gây sưng đỏ và đau ở các khớp như khớp ngón tay, khớp ngón chân, mắt cá chân,…
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến cơ quan này không thể lọc acid uric trong máu. Trên thực tế, acid uric trong máu là vô hại và được hình thành trong cơ thể. Thế nhưng, ở trường hợp nồng độ acid uric tăng cao do cơ thể dung nạp nhiều thực phẩm chứa nhân purin sẽ khiến hàm lượng này bị dư thừa và được tống khứ ra khỏi cơ thể. Khi nồng độ này quá cao và không thể đào thải hết ra ngoài, những tin thể nhỏ của acid uric sẽ bị ứ đọng tại khớp và gây sưng tấy, lâu ngày sinh ra bệnh.
Quay trở lại với vấn đề chính, mặc dù thịt ếch là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giúp chắc khỏe xương, chống viêm nhưng hàm lượng chất đạm khá dồi dào, có đến 18 – 19gr chất đạm trong 100gr thịt. Việc ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Đồng thời, nếu lượng chất dư không được đào thải hết ra ngoài có khả năng cao khiến bệnh tình chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.
Chính vì điều này mà loại thịt này không thực sự phù hợp cho các đối tượng mắc bệnh gút. Thậm chí, nếu người bệnh gút cố tình ăn nhiều có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, các cơn đau có khả năng xuất hiện ở mật độ dày đặc.
Hơn nữa, ếch là loài động vật sống ở môi trường có khá nhiều ký sinh trùng. Nếu không được sơ chế và nấu nướng đúng cách, có thể thực phẩm này sẽ trở thành mối nguy hại không hề nhỏ đối với các đối tượng có sức khỏe yếu và người có cơ địa nhạy cảm.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe, các đối tượng mắc bệnh gút không được các chuyên gia khuyến khích ăn các món ăn được chế biến từ thịt ếch. Tuy nhiên, các đối tượng này không nhất thiết buộc phải kiêng cữ hoàn toàn nhưng chỉ được ăn với liều lượng vừa đủ và ăn đúng cách.
Điều chỉnh chế độ ăn thịt ếch cho người mắc bệnh gút
Mặc dù thịt ếch không tốt cho sức khỏe của các đối tượng mắc bệnh gút nhưng không bắt buộc phải kiêng cữ hoàn toàn. Người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được các món ăn được chế biến từ thịt ếch và thịt lươn nhưng phải ăn vừa đủ và đúng cách để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như phòng tránh các cơn đau khớp xuất hiện đột ngột. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
- Để không làm mất cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, người bệnh gút không được quá nhiều các món ăn được chế biến từ ếch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các đối tượng này chỉ được ăn từ 300 – 500gr thịt mỗi tuần. Bên cạnh đó, không được ăn một lần hết khẩu phần ăn được quy định mà nên chia thành nhiều lần ăn trong tuần để tránh tạo áp lực cho cơ thể.
- Ngoài ra, các đối tượng mắc bệnh gút nên ăn thịt ếch ở dạng nấu mềm thành cháo, canh hoặc soup thay vì chiên nhiều dầu mỡ hay nướng, rán. Bởi các món ăn chiên xào hay nướng có chứa một lượng lớn dầu, điều này sẽ khiến cơ thể khó tiêu, tạo áp lực cho dạ dày và gan để chuyển hóa thức ăn thành các dạng năng lượng cũng như đào thải chất dư ra khỏi cơ thể. Hơn thế, nếu cơ thể không tống khứ các chất thải ra ngoài có thể khiến các cơn đau gút tái phát hoặc trở nặng.
Bệnh gút ăn được thịt gì thay cho thịt ếch?
Không riêng gì thịt ếch, người bệnh gút cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng các loại thực phẩm khác, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng purin. Nếu người bệnh sử dụng quá nhiều hay ăn không đúng cách cũng sẽ khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, dù đang trong chế độ kiêng cữ nhưng các đối tượng mắc bệnh gút vẫn cần đảm bảo được việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Trong đó, việc bổ sung chất đạm là điều cần thiết. Trên thực tế, vẫn còn khá nhiều các loại thịt mà người bệnh gút có thể ăn được và ăn với lượng vừa thải. Thậm chí một số thực phẩm còn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gút rất tốt.
Dưới đây là một số loại thịt động vật mà người bệnh gút hoàn toàn ăn được:
Thịt ức gà
Ức gà chứa ít chất đạm và nhân purin, giàu protein, selenium làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Nên ăn tối đa từ 110 – 170g thịt ức gà mỗi ngày, mỗi tuần tối đa 2 lần.
Thịt cá sông
Giàu chất đạm nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp (chỉ dưới 100mg). Chỉ nên ăn từ 57 – 85gr cá nấu chín mỗi ngày và mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần. Dùng cá thì không nên dùng thêm thịt.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh gút. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp các triệu chứng đau không tăng nặng và hạn chế tái phát. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Để điều trị bệnh gút hiệu quả, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và dinh dưỡng phù hợp.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp