Loạn cảm họng là tình trạng cổ họng cảm giác như bị nghẹn lại khiến khó nuốt, khó hít thở,… Đây là bệnh lý không ít người gặp phải nhưng khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Vậy loạn cảm họng nguyên nhân do đâu và loạn cảm họng kéo dài bao lâu?
1. Loạn cảm họng là gì?
Hội chứng loạn cảm họng biểu hiện ở việc người bệnh có cảm giác như có dị vật bị mắc trong cổ họng (cảm giác tương tự như tình trạng bị hóc xương) hoặc cảm giác như có khối u chèn ép vùng hầu họng (tương tự như cảm giác nuốt nghẹn). Những cảm giác này được cảm nhận rõ nhất khi nuốt nước bọt bình thường. Tuy nhiên lại hoàn toàn biến mất trong quá trình ăn uống.
Ngoài tình trạng trên, hội chứng loạn cảm họng thường đi kèm với triệu chứng ngứa họng, cổ nhức mỏi, ăn không ngon miệng, thường xuyên bị ợ hơi và có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, tức ngực,…..
Theo thống kê, tỷ lệ mắc hội chứng loạn cảm họng cao nhất ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh từ 40 – 50 tuổi và ở nam giới là những người có thói quen hoặc từng có thói quen uống rượu và hút thuốc lá. Ngoài ra, xét theo tiêu chí tiền sử bệnh thì tỷ lệ người loạn cảm họng có kèm theo bệnh lý dạ dày là lớn nhất.
2. Nguyên nhân gây ra loạn cảm họng
Do gây ra triệu chứng khó nuốt khi nuốt suông, ngứa rát cổ họng,.. và xảy ra ở vùng hầu họng nên nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về tai mũi họng. Tuy nhiên với những người gặp phải triệu chứng loạn cảm họng thì khi thăm khám vùng amidan, lưỡi, niêm mạc họng có thể hoàn toàn bình thường,…. Như vậy nguyên nhân gây nên loạn cảm họng chưa hẳn xuất phát từ miệng và họng.
Trên thực tế, tình trạng loạn cảm họng đã tìm thấy nhiều nhiều nguyên nhân gây nên. Song nguyên nhân thường gặp nhất là do gặp vấn đề bệnh lý về dạ dày như: rối loạn chức năng dạ dày, viêm loét dạ dày,….. Một số nguyên nhân ít gặp hơn của loạn cảm họng là mắc các bệnh lý về mũi như viêm xoang mạn, chảy dịch mũi hay gặp stress, căng thẳng, mệt mỏi, mắc bệnh về thanh quản, túi nhánh thực quản, tuyến giáp thiểu năng, viêm khớp thái dương hàm và mắc chứng hoang tưởng,….
Để xác định chính xác nguyên nhân, cách tốt nhất là thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, chụp, nội soi,… phù hợp để chẩn đoán.
3. Loạn cảm họng kéo dài bao lâu?
Loạn cảm họng kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Hội chứng sẽ biến mất khi nguyên nhân gây nên bị loại bỏ hoàn toàn.
Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, tình trạng này gần như đi theo suốt đời bởi quá trình điều trị kéo dài.
Loạn cảm họng không đơn thuần là loạn cảm giác, hay chỉ gây phiền phức vì luôn cảm thấy có cục vướng ở cổ họng mà hội chứng này được cho là một trong những nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy hình thành ung thư vòm họng. Chính vì vậy khi gặp tình trạng loạn cảm họng, người bệnh cần kiên trì điều trị dứt điểm để ngăn chặn biến chứng có thể xả ra.
4. Chẩn đoán tình trạng loạn cảm họng
Với hội chứng loạn cảm họng, khi thăm khám, bắt buộc bệnh nhân cần thực hiện các bước thăm khám vùng tai mũi họng và dạ dày cũng như điều tra tiền sử sức khỏe trước đó.
4.1. Khám tai mũi họng
Vùng tai mũi họng được nội soi để kiểm tra amidan, hầu, miệng,… để loại trừ viêm amidan áp xe, amidan sưng tấy, hóc dị vật vùng họng hay viêm họng hạt.
Vùng mũi xoang: Một số người bệnh thường bị đau đầu kèm theo các hiện tượng khịt mũi nhiều, ho, nước nhầy ở mũi liên tục chảy xuống vùng họng để đẩy ra ngoài,…..cần được thực hiện kiểm tra để xác định các vấn đề này có liên quan tới hội chứng này hay không.
4.2. Khám dạ dày
Do có nhiều trường hợp dạ dày là nguyên nhân gây loạn cảm họng nên việc thăm khám dạ dày là không thể bỏ qua. Người bệnh cần thực hiện nội soi để quan sát và kiểm tra niêm mạc dạ dày bên trong để xác nhận có những tổn thương vùng dạ dày và thực quản hay không. Đồng thời việc sự hiện xét nghiệm HP cũng được thực hiện để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn ung thư dạ dày.
4.3. Tìm hiểu thông tin sức khỏe
Thu thập thông tin hồ sơ sức khỏe giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử sức khỏe sau đây:
– Từng bị rối loạn chức năng dạ dày: Rối loạn chức năng dạ dày khiến dịch vụ trào ngược hoặc axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, đi qua lỗ tâm vị lên thực quản khiến bệnh nhân đau họng, khó tiêu,.. Loạn cảm họng được xem như triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày – thực quản.
– Rối loạn nội tiết tố tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, do nội tiết tố thay đổi có thể dẫn đến cảm giác nghẹn họng, khó thở, vướng cổ họng và ớn lạnh xương sống.
– Căng thẳng, stress: Cơ vùng hầu có thể bị co thắt trong thời gian ngắn gây tình trạng cứng họng và không thể nuốt được. Căng thẳng stress kéo dài có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm, đồng thời tình trạng loạn cảm họng gia tăng khiến không muốn ăn uống, suy giảm cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
5. Điều trị loạn cảm họng
Việc điều trị loạn cảm họng phụ thuộc vào nguyên nhân được xác định là gì. Chính vì vậy chẩn đoán chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Với các nguyên nhân do bệnh dạ dày, một số bệnh lý như viêm amidan,… việc điều trị có thể kéo dài từ 1 tuần towiss 1 tháng hoặc lâu hơn để giải quyết triệt để nguyên nhân,… Nếu việc loạn cảm gây ra bởi tình trạng dài mỏm trâm thì phẫu thuật có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng này,… Ngược lại, nếu chưa thể xác định nguyên nhân, các bác sĩ thường kết hợp điều trị nội khoa cho người bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa thường gặp là sử dụng thuốc giảm viêm, giảm đau,… loại bỏ triệu chứng để giép người bệnh khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, cần kết hợp phương pháp liệu trị tâm lý để kết quả phục hồi được tốt nhất. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress,…
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất giúp giải đáp các câu hỏi về nguyên nhân, điều trị và loạn cảm họng kéo dài bao lâu. Với những kiến thức trên đây, nếu bạn nghi ngờ mình bị loạn cảm họng hãy đi thăm khám để có những phương án điều trị sớm và hiệu quả.