Bơi lội là môn thể thao được nhiều người lựa chọn, vừa giảm stress, vừa giải nhiệt cho cơ thể nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc đi bơi cũng tiềm ần nhiều nguy cơ gây bệnh cho sức khỏe, vì tiếp xúc với các loại vi khuẩn có trong hồ. Ở các môi trường hồ bơi công cộng, càng nhiều người bơi thì lượng vi khuẩn có trong nước càng tăng. Do đó, mỗi người bơi cần trang bị các kiến thức để phòng tránh nhiễm bệnh khi đi bơi, để đảm bảo an toàn.
Hồ bơi tại Quận 9
1. Nguyên nhân nhiễm bệnh khi đi bơi
- Nước hồ bơi bị bẩn, trong nước chứa vi khuẩn Ecoli, thủ phạm chính gây ra tiêu chảy và các bệnh đường ruột.
- Ảnh hưởng của hóa chất trong hồ bơi. Các hồ bơi sử dụng nhiều hóa chất khác nhau như clo, axit, pac, phèn,…Các loại hóa chất này sẽ tạo ra hợp chất gây hại hô hấp, dẫn đến hen suyễn và kích ứng mắt. Một số hồ bơi thường cho nhiều phèn chua làm giảm độ pH trong nước, dẫn đến tình trạng nhiều người đi bơi về bị cay mắt hoặc bỏng rát trên da.
Các bệnh về da, mắt, tai khi đi bơi ở trẻ nhỏ và người lớn
(Nguồn: Internet)
- Lây lan các bệnh từ nhiều người. Hồ bơi tập trung nhiều người, nên nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cao. Những người có sẵn mầm bệnh khi bơi, sẽ lây qua người khác, nhất là bệnh về da. Ngoài ra, nguồn nước có hàm lượng clo cao hoặc ánh sáng mặt trời quá mạnh gây tổn thương da, tóc.
2. Các bệnh thường gặp sau khi đi bơi
* Bệnh về mắt
Đứng đầu danh sách các bệnh về bơi lội thì phải kể đến mắt. Vì mắt là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với nước hồ bơi. Biểu hiện của bệnh là mắt đỏ, ngứa, rát, chảy nước mắt, khô mắt…Xuất phát từ các nguyên nhân sau: do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn trong nước, do việc lây lan từ người này sang người kia, hoặc do các hồ bơi lạm dụng nhiều hóa chất, gây hại cho mắt.
Bể bơi đông người tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh
* Bệnh về da
Các loại vi rút, nấm mốc,…dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở có sẵn trên cơ thể hoặc xây xát do quá trình bơi, gây ra các bệnh về da. Phổ biến như là hắc lào, nấm móng, nấm tóc, lang ben. Biểu hiện của bệnh: ngứa, lở, viêm loét tại vết thương và lan ra các vị trí khác. Vùng da bị tổn thương sẽ bị khô và xuất hiện vảy, khi tiếp xúc với chất sát khuẩn sẽ bong tróc.
* Bệnh về tai, mũi
Khi bơi nước sẽ dễ đi vào tai, mũi của chúng ta. Do đó, khi có các biểu hiện sau: đau, ngứa, chảy nước, sốt nhẹ,…thì bạn đã mắc các bệnh về tai, mũi. Bệnh không lan truyền từ người này sang người khác mà thay vào đó, nó xảy ra do nước đọng trong ống tai, mũi quá lâu, khiến vi khuẩn phát triển và gây ra viêm. Nước hồ bơi là một trong những thủ phạm lớn nhất gây ra bệnh này.
* Bệnh phụ khoa
Đối tượng thường gặp bệnh này nhất là phụ nữ và bé gái. Các tác nhân gây bệnh trong nước hồ bơi dễ xâm nhập cơ thể gây nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục.
* Bệnh về đường hô hấp
Bệnh do các chất hóa học được sử dụng trong nước hồ bơi xâm nhập đường hô hấp. Và người bơi có thể hít vi khuẩn vào từ hơi nước của bể nước nóng. Bệnh tiến triển từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.
3. Cần chuẩn bị gì trước khi bơi
Trẻ nhỏ được trang bị đồ bơi và kính khi bơi
* Các vật dụng cần thiết
Bao gồm: đồ bơi, kính bơi, mũ bơi,…Hồ bơi là nơi có nhiều hóa chất, môi trường công cộng nên có nhiều chất thải, chất bẩn gây hại cho cơ thể. Do đó, quan trọng nhất là kính bơi chúng ta phải có, để bảo vệ mắt, tránh ảnh hưởng xấu và bệnh tật gây hại.
* Kem chống nắng
Làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong nhiều giờ liền. Ngay cả khi bơi trong nhà hay hồ bơi công cộng, trời có nắng hay không nắng. Chúng ta nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da, tránh ánh nắng và khiến da không bị khô.
4. Đảm bảo an toàn khi bơi
* Tắm trước và sau khi bơi
Tắm trước khi bơi giúp loại bỏ các loại vi khuẩn trên cơ thể, hạn chế đưa chúng vào hồ bơi. Chúng ta có thể đứng dưới vòi nước và dội sạch trong vòng 1 phút trước khi xuống hồ. Đồng thời sau khi bơi, nên tắm lại với nước sạch, để loại bỏ các chất bẩn bám trên cơ thể. Dùng bông tai thấm khô nước trong tai, rửa mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý.
* Không đi vệ sinh trong nước
Nhiều người vẫn nghĩ rằng clo có tác dụng tiêu diệt tất cả các chất bẩn trong hồ bơi nên việc đi vệ sinh khi đang ở trong bể bơi là không đáng ngại. Trên thực tế, chất thải cơ thể sẽ làm giảm khả năng chống vi trùng của clo. Chưa kể việc phóng uế hoặc tiểu tiện trong bể bơi khá là bất lịch sự.
Không uống nước trong hồ bơi
(Nguồn: Internet)
* Không uống nước trong hồ bơi
Nước hồ bơi tuy đã được xử lý bằng hóa chất, nhưng nó không phải là nguồn nước sạch hoàn toàn để chúng ta có thể uống. Vốn dĩ trong môi trường bơi khi tiếp xúc với nhiều người, lượng nước này cũng không tốt khi đi vào cơ thể người.
* Lưu ý đối với trẻ nhỏ
Những ngày có nhiệt độ cao, trẻ nhỏ nên bơi ở các hồ có mái che. Không cho trẻ ngâm mình dưới nước quá lâu, trung bình bơi khoảng 30-45 phút. Không cho trẻ bơi vào buổi trưa, dễ bị cảm nắng. Khi trẻ mới bơi xong, nên cho tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô người trước khi mặc quần áo.
Trên đây, là những chia sẻ của Tin Cậy về những lưu ý và cách phòng tránh nhiễm bệnh trước và sau khi bơi. Khi có các triệu chứng sau khi bơi, thì chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị. Không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh bị nặng thêm.
Khi cần được hỗ trợ, tư vấn, xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức,Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email:tincay@tincay.com;
Facebook:www.facebook.com/moitruongtincay/