Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Người ốm thường mệt mỏi, chán ăn và dễ bị suy nhược nên cần lựa chọn thực phẩm một cách kỹ lưỡng để người ốm nhanh hồi phục. Vậy ăn sầu riêng khi ốm có tốt không? Ăn sầu riêng thế nào cho đúng? Cùng theo dõi ngay bài viết sau đây của Nutricare để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé!
1. Ăn sầu riêng khi ốm có được không?
Sầu riêng có tính nhiệt nên những người thể trạng nóng khi ăn nhiều sầu riêng có thể bị sốt, ho có đờm, đau họng và táo bón. Do đó, người bị ốm nên hạn chế ăn sầu riêng.
Sầu riêng rất thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo người ốm nên hạn chế ăn bởi:
- Theo Đông y: Sầu riêng có tính nhiệt nên người ốm ăn nhiều sầu riêng có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như ho có đờm, đau họng, táo bón, nổi mụn và lở loét miệng, ngoài ra còn có thể bị sốt.
- Theo Tây y: Để tiêu thụ lượng dưỡng chất lớn trong sầu riêng, hệ tiêu hoá đang yếu của người ốm phải tăng cường hoạt động. Vì thế, người ốm có thể tăng thân nhiệt nhẹ, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa,…
Những người ốm dưới đây cần kiêng hoàn toàn sầu riêng:
- Người bị ho, đau họng: Tính nóng của sầu riêng có thể khiến người bệnh ho và đau họng nặng hơn, có thể bị ho có đờm.
- Người đang sốt cao: Sầu riêng có tính nóng làm tăng thân nhiệt nên dễ khiến người bệnh sốt cao hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Người bị ốm do ngộ độc rượu bia: Sầu riêng làm giảm chuyển hoá rượu bia có thể gây nôn mửa, rối loạn nhịp tim, hạ thân nhiệt, thậm chí là tổn thương não và tử vong.
- Người bị suy thận: Hàm lượng lớn Kali trong sầu riêng (30%DV/243g) khiến người bệnh có thể bị hội chứng Kali máu cao, loạn nhịp tim và thậm chí là ngừng tim đột ngột và tử vong.
- Người tiểu đường: Sầu riêng chứa lượng đường rất cao (66g/243g) có thể làm tăng đường huyết trầm trọng hơn ở người bệnh tiểu đường.
- Người cao huyết áp: Lượng đường cao + tính nóng cũng được cho là có thể làm huyết áp tăng cao hơn.
- Người ốm có hệ tiêu hóa yếu hoặc vừa phẫu thuật đường tiêu hóa: Sầu riêng có tính nóng, nhiều carb và chất béo nên rất dễ gây khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn,…
Lưu ý: Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cụ thể tác hại của loại quả này với người ốm. Tùy vào tình trạng bệnh, người ốm nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo sức khoẻ và hồi phục một cách tốt nhất.
13+ Món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhanh, dễ làm
2. Người ốm có thể ăn bao nhiêu sầu riêng?
Ăn sầu riêng khi ốm vẫn có thể với lượng vừa phải để bổ sung thêm dinh dưỡng mà không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cụ thể như sau:
Liều lượng: 2 – 3 múi sầu riêng/ngày, mỗi múi 40 – 50g.
Ngoài ra, liều lượng sầu riêng có thể ăn còn phụ thuộc vào tuổi tác, loại bệnh, mức độ bệnh của người dùng.
Thời gian ăn:
- Vào buổi sáng: cơ thể hấp thu hiệu quả nhất các dưỡng chất có trong thức ăn. Vì vậy, người ốm nên ăn sầu riêng vào lúc này để có được những lợi ích dinh dưỡng tốt nhất.
- Trước bữa tối: Tryptophan trong sầu riêng khi vào cơ thể được chuyển hoá thành hormone kiểm soát giấc ngủ Melatonin. Do đó, ăn sầu riêng vào buổi tối cũng giúp người ốm ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện trao đổi chất tốt hơn và nhanh khoẻ hơn.
Lưu ý:
- Không ăn sau bữa tối: Ăn sầu riêng khi ốm sau bữa tối có thể gây đầy bụng, khó tiêu, Tryptophan không kịp phát huy tác dụng và thậm chí còn khiến người ốm mất ngủ nặng hơn.
- Không ăn trước khi uống thuốc Paracetamol: Một số nghiên cứu đã chỉ ra uống Paracetamol sau khi ăn sầu riêng có thể bị giảm thân nhiệt đáng kể làm rối loạn các quá trình chuyển hóa, khiến người ốm lâu khỏi hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 6 món canh phục hồi sức khỏe cho người ốm
- Top 7 thức uống bồi bổ cơ thể tốt giúp nhanh phục hồi sức khỏe
3. Cách ăn sầu riêng không bị nóng và an toàn cho người ốm
Người ốm thường được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn sầu riêng. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn sầu riêng, người ốm cần lưu ý những điều sau đây để tránh bị nóng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Uống thêm một số loại nước sau khi ăn: Uống nước giúp tăng cường tiêu hoá và giải nhiệt do sầu riêng. Người ốm nên uống các loại nước như nước muối, nước ép cà chua, nước mía, nước dừa, nước sắn dây, trà hoa cúc,…
- Kết hợp với trái cây có tính hàn: Các loại trái cây này sẽ giúp trung hòa tính nóng của sầu riêng. Có thể kể đến măng cụt, dưa hấu, thanh long, bưởi, cam,…
- Không kết hợp với các gia vị nóng: Các gia vị có tính nóng như tỏi, ớt, tiêu, gừng ăn cùng với sầu riêng có thể khiến người ốm nóng trong nặng hơn, nổi mụn, táo bón.
- Không ăn cùng thực phẩm kỵ với sầu riêng:
Bảng thực phẩm kỵ với sầu riêng
Thực phẩm Tương tác, ảnh hưởng khi kết hợp với sầu riêng Đồ uống có cồn Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương, tim đập nhanh, đau đầu, xuất huyết hoặc đột quỵ Sữa Gây tăng huyết áp, truỵ tim mạch Caffeine Gây suy tim Cà tím Gây nóng trong, làm tăng các tác hại của sầu riêng Cua Gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy Thịt bò, thịt cừu Gây nóng trong, đầy bụng, làm tăng các tác hại của sầu riêng
Trên đây là những thông tin được các chuyên gia Nutricare chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi “Ăn sầu riêng khi ốm có tốt không?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để lựa chọn những thực phẩm phù hợp cho người ốm mau hồi phục hơn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề dinh dưỡng cho người ốm, hãy liên hệ ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Ghé thăm trang web của Nutricare Vietnam để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.