Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị viêm da cơ địa. Bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm để tình trạng bệnh không tiến triển theo chiều hướng xấu.
Các chất dễ gây kích ứng người bị chàm nên kiêng: Làn da của người bị chàm rất nhạy cảm, đặc biệt là xung quanh khu vực mẩn ngứa. Người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm gây dị ứng như sản phẩm chứa nhiều chất tăng trưởng, lúa mì, thức uống nhiều đạm hoặc các chế phẩm từ sữa. Đây đều là những loại có khả năng làm tổn hại đến da, gây viêm nhiễm nặng.
Bệnh chàm kiêng ăn thực phẩm có mùi tanh: Thực phẩm có mùi tanh thuộc nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng, chứa rất nhiều các histamin tự nhiên nên đẩy nhanh quá trình lở loét, khó lành thương ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Người mắc bệnh da liễu nói chung và bệnh chàm nói riêng nên hạn chế các món ăn hải sản, thủy sản như cá, cua, tôm, hàu, hến…
Bỏ qua thực phẩm giàu đường, tinh bột: Tiếp theo của chuỗi thực phẩm xuất hiện trong câu hỏi “Bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì?” chính là đường và tinh bột. Môi trường nhiều đường là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở. Với người mắc bệnh eczema, việc cung cấp lượng tinh bột quá mức cần thiết làm tăng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
Người bệnh chàm không nên ăn nhiều tinh bột
- Bệnh chàm kiêng đồ uống có cồn và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích làm suy yếu chức năng gan, khả năng thải độc của gan giảm mạnh. Lượng độc tố không được đào thải, bị giữ lại cơ thể, biểu hiện thành bệnh, khiến viêm da tăng nặng, dễ lây lan khó kiểm soát. Vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa da liễu dành cho bệnh nhân viêm da cơ địa đó là tránh xa đồ uống có cồn và các chất kích thích.
- Bệnh chàm kiêng ăn gì – Đồ ăn lên men nhất định phải tránh: Dưa muối, cà muối, kim chi củ cải là món ăn khoái khẩu của người Việt nhưng việc tiêu thụ các món ăn này hoàn toàn không được khuyến khích đối với bệnh nhân eczema. Các thực phẩm này không chỉ làm giảm sức đề kháng, làm viêm nhiễm trầm trọng hơn mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư dạ dày, đại trực tràng và vòm họng bởi nitrosamine hình thành trong quá trình lên men.
- Bị bệnh chàm nên kiêng ăn mật ong nguyên chất: Mật ong vốn được xem là thần dược hỗ trợ tăng cường sức khỏe cũng như làm đẹp da. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh chàm, việc sử dụng mật ong lại cần phải hạn chế. Mật ong có tính nóng, đồng thời odium lauryl sulphate có trong mật ong có thể gây kích thích dị ứng, làm bệnh càng tồi tệ hơn.
- Người bệnh chàm không nên ăn chất béo và nội tạng động vật: Dầu mỡ, chất béo và nội tạng động vật đều là những thành phần không tốt cho cơ thể. Chúng gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến phát sinh một loạt các bệnh lý nền như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường. Các loại thực phẩm này khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tăng tích tụ độc tố cũng như khả năng bùng phát bệnh.
- Thịt gà – bệnh chàm không nên ăn: Thịt gà cũng là loại thực phẩm cần kiêng nếu bị chàm. Ăn thịt gà khiến vết thương khó lành, dễ nhức nhối, ngứa râm ran, do đó người bệnh cũng nên hạn chế.
Người bị chàm không nên ăn thịt gà
- Rau muống: Chàm thường bùng phát thành từng đợt, sau khi mọc nhọt, các vết loét sẽ khô miệng, se lại, bong da và bắt đầu lên da non. Vùng da bị viêm sau đó ửng đỏ, nhăn nheo và dễ sần sùi, xấu xí. Ăn rau muống làm tăng sinh collagen với những vết thương mới lành. Bởi vậy, người bệnh cần hạn chế ăn rau muống hoặc các loại thực phẩm gây sẹo khác nếu không muốn xuất hiện những vệt sẹo lồi lõm khó chữa trên cơ thể.
Tham khảo thêm: 6 Loại Thuốc Trị Chàm Khô Nhanh Khỏi Và An Toàn Nhất