Tràn dịch khớp cổ tay là gì?
Thông thường, tại vị trí khớp cổ tay của chúng ta sẽ có một lượng nhỏ dịch khớp – hoạt chất bôi trơn được cơ thể sản xuất ra theo một cơ chế tự nhiên, giúp hoạt động tại khớp diễn ra trơn tru và bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng sụn khớp. Nhưng một khi dịch khớp tiết ra quá nhiều sẽ tích tụ tại các khe khớp, dẫn đến viêm sưng, đây được gọi là tràn dịch khớp. Theo đó, tràn dịch khớp cổ tay là tình trạng tích tụ chất lỏng trong hoặc xung quanh khớp cổ tay và khuỷu tay.
Tràn dịch khớp cổ tay có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, tràn dịch khớp cổ tay nếu được phát hiện sớm, có hướng điều trị kịp thời và phù hợp sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, teo cơ, nhiễm trùng khớp, hạn chế khả năng vận động. Do đó, khi thấy xuất hiện triệu chứng tràn dịch khớp cổ tay người bệnh không nên chủ quan, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.
Triệu chứng tràn dịch khớp cổ tay
Khi bị tràn dịch khớp cổ tay người bệnh có thể thấy cổ tay xuất hiện một số dấu hiệu sau:
Sưng cổ tay: Khi khớp cổ tay bị tổn thương dẫn đến tràn dịch khớp, dấu hiệu xuất hiện đầu tiên là cổ tay sưng một cách bất thường.
Đau nhức khó chịu: Bên cạnh tình trạng sưng cổ tay, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng khớp cổ tay. Ban đầu cơn đau có thể không nhiều nhưng sau đó sẽ tăng dần lên và có thể lan đến cả bàn tay và cánh tay.
Khó cử động cổ tay, bàn tay: Tình trạng tràn dịch của khớp có thể khiến việc cử động cổ tay và bàn tay bị hạn chế.
Bầm tím: Khi dấu hiệu này xuất hiện, khả năng cao bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, các vết bầm tím có thể do các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ gây ra. Lúc này thì ngoài bầm tím, vùng cổ tay cũng trở nên ấm và nóng rát hơn.
Cổ tay sưng đỏ, đau nhức có thể do tràn dịch khớp gây ra
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ tay
Tràn dịch khớp cổ tay có thể khởi phát do tác động của rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Chấn thương: Những chấn thương ở cổ tay do té ngã, tai nạn, chơi thể thao… khiến cổ tay bị tổn thương, gãy xương, đứt dây chằng hoặc rách sụn. Tình trạng tổn thương sẽ kích thích dịch khớp sản sinh nhiều hơn, gây tràn dịch khớp ra các mô xung quanh.
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay: Đây là tình trạng viêm bao hoạt dịch khiến dịch khớp tích tụ quá nhiều bên trong bao hoạt dịch của khớp cổ tay, dẫn đến hiện tượng sưng viêm, đau nhức,…
Viêm khớp: Tràn dịch khớp cổ tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh viêm khớp cấp hoặc mãn tính như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp,…
Nhiễm trùng: Khi cơ thể mắc một số bệnh lý nhiễm trùng có thể khiến vi khuẩn đi theo máu đến cổ tay để tấn công gây hại, khiến cho tình trạng viêm tại khớp cổ tay nhanh chóng chuyển biến nặng và dẫn đến tràn dịch khớp.
Những đối tượng dễ mặc tràn dịch khớp cổ tay
Bất cứ ai cũng có thể bị tràn dịch khớp cổ tay, nhưng những đối tượng dưới đây sẽ nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
-
Người chơi các môn thể thao thực hiện các hoạt động mạnh ở cổ tay như bóng chuyền, cầu lông…
-
Người có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp.
-
Người lớn tuổi.
-
Người lao động nặng làm các công việc liên quan nhiều đến tay
-
Người ít vận động, làm việc nhiều với máy tính.
Vận động viên cầu lông là đối tượng dễ bị tràn dịch khớp cổ tay
Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ
Như đã chia sẻ ở trên, tràn dịch khớp cổ tay nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau. Do đó, khi thấy cổ tay có dấu hiệu đau nhức, sưng tấy một cách bất thường, các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám ngay lập tức. Bởi vì, với những triệu chứng này, dù không phải tràn dịch khớp cổ tay thì chắc chắn khớp của bạn cũng đang gặp một vấn đề nào đó, cần được xử lý sớm.
Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ tay
Để xác định tràn dịch khớp cổ tay một cách chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh. Cụ thể:
Kiểm tra thể chất: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ tay của người bệnh để xác định có phải do chấn thương hay không. Sau đó, bác sĩ ấn vào cổ tay và đề nghị người bệnh thực hiện một số chuyển động để đánh giá tính linh hoạt, khả năng cử động khớp.
Xét nghiệm dịch khớp: Sau khi đánh giá thể chất và cử động khớp, bác sĩ có thể yêu cầu lấy dịch khớp để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm dịch khớp sẽ cho biết nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ tay có phải do nhiễm khuẩn hay viêm khớp hay không?
Kiểm tra hình ảnh: Trong quá trình chẩn đoán tràn dịch khớp cổ tay, không thể bỏ qua các xét nghiệm hình ảnh như: Siêu âm, X-quang, MRI. Thông qua những hình ảnh bên trong khớp được chụp lại bác sĩ có thể nhận ra tổn thương và điều bất thường khiến dịch khớp tăng sinh quá mức.
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ tay
Hiện nay, việc điều trị tràn dịch khớp cổ tay thường dựa trên nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng liên quan, thế nên sẽ có hướng điều trị khác nhau ở mỗi người. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể được điều trị theo các hướng sau:
Chườm lạnh: Chườm lạnh 20 phút một lần, mỗi ngày 3 – 4 lần tại vị trí cổ tay để giảm nhẹ tình trạng sưng viêm, giúp cổ tay cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động tay mạnh, thay vào đó vận động cổ tay nhẹ nhàng để hạn chế đau.
Chườm lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau và giảm sưng ở cổ tay do tràn dịch gây ra
Dùng thuốc: Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm trùng… để giảm bớt triệu chứng của bệnh và phục hồi tổn thương tại khớp.
Chọc hút dịch khớp: Thường được chỉ định cho những trường hợp tràn dịch khớp cổ tay ở mức độ nghiêm trọng, có quá nhiều dịch lỏng bao quanh khớp. Sau khi chọc hút dịch khớp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng thêm thuốc điều trị đặc hiệu và dùng nẹp cố định ở tay.
Phẫu thuật: Thường được chỉ định trong trường hợp bệnh đặc biệt nặng, có nguy cơ biến chứng cao do tràn dịch khớp cổ tay kéo dài, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để giải phóng dịch, phục hồi chức năng khớp.
[hst_related]740[/hst_related]
Kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tái tràn dịch khớp cổ tay
Bệnh tràn dịch khớp cổ tay có thể chữa khỏi nhưng rất dễ khởi phát trở lại nếu chúng ta bị chấn thương, không bảo vệ và chăm sóc các khớp xương đúng cách. Do đó, kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tình trạng gia tăng quá mức dịch khớp trở lại là điều hết sức cần thiết. Lưu ý và thực hiện những điều sau sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh lý này:
-
Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, đặc biệt nên tránh các công việc phải bưng bê vật nặng quá sức để giảm áp lực lên khớp cổ tay.
-
Cẩn thận khi thực hiện các hoạt động hàng ngày để tránh bị té ngã gây chấn thương cổ tay.
-
Sử dụng dụng cụ bảo hộ cổ tay khi chơi các bộ thể thao hoặc thực hiện các bài tập liên quan đến cổ tay.
-
Mỗi ngày dành ra 30 phút để luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
-
Tái khám, kiểm tra sức khỏe xương khớp theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
-
Uống thuốc theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau chống viêm (không kê toa) khi chưa có sự chỉ định.
-
Chủ động bổ sung sản phẩm chứa các dưỡng chất chuyên biệt có cơ chế ngăn viêm, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn.
Hiện nay, việc bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng hỗ trợ giảm viêm, không làm viêm tiến triển bằng cách ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, làm giảm các yếu tố gây viêm (TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma), như: Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng), Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide đặc trị, Turmeric Root (chiết xuất nghệ), Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới, đang là giải pháp hỗ trợ điều trị được chuyên gia khuyến khích.
Vì khi quá trình viêm được kiểm soát, chất lượng dịch khớp, sụn và xương dưới sụn sẽ được bảo vệ. Từ đó, cải thiện vận động cho khớp cổ tay, phòng ngừa biến chứng do tràn dịch khớp cổ tay gây ra một cách hiệu quả.
Các tinh chất thiên nhiên có trong JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ ngăn viêm, phòng ngừa tái tràn dịch khớp cổ tay hiệu quả
Tràn dịch khớp cổ tay nên ăn gì kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối các dưỡng chất, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi để giúp xương khớp khỏe mạnh, điều hòa dịch nhầy và tái tạo sụn khớp; đồng thời, loại bỏ thực phẩm không phù hợp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tràn dịch khớp, cản trở quá trình chữa tràn dịch khớp cổ tay ra khỏi bữa ăn hằng ngày là điều hết sức quan trọng.
-
Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm giàu protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, có chức năng xây dựng cấu trúc các mô và cơ mới, ngoài ra nó còn là một trong những thành phần chính trong chất dịch nhầy của khớp. Do đó, bạn không nên bỏ qua các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, ức gà, thịt bò, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, bông cải xanh,…khi đang gặp vấn đề về dịch khớp.
Thực phẩm giàu vitamin D: Thiếu hụt vitamin D có thể gây đau xương khớp và làm suy giảm chức năng của các khớp. Vì vậy, bạn hãy thêm các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, cá trích, lòng đỏ trứng, nấm…vào bữa ăn hằng ngày.
Thực phẩm giàu omega-3: Chất béo không bão hòa omega-3 có thể giúp làm giảm bớt sự khó chịu, đau nhức và căng cứng khi khớp bị viêm hoặc tràn dịch. Do đó, bạn hãy bổ sung các loại cá thu, cá ngừ, đậu hũ, hạt óc chó, hạt chia… chứa hàm lượng omega-3 cao cho cơ thể.
Thực phẩm giàu Collagen: Không chỉ mang lại độ dẻo dai cho xương khớp, collagen còn tham gia vào cấu trúc của gân, sụn khớp và điều tiết quá trình sản xuất chất lỏng trong khớp. Những loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy cơ thể chuyển hóa collagen có thể kể đến như cá, ức gà, cam quýt, hạt điều, ớt chuông, rau có màu xanh đậm,…
-
Thực phẩm cần tránh
Thức ăn nhanh: Các loại thức ăn nhanh như: khoai tây chiên giòn, xúc xích, hamburger, thịt nguội, mì gói, pizza, gà rán… thường chứa các chất bảo quản và axit béo có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, bạn nên hạn chế chúng khi gặp vấn đề về xương khớp.
Thực phẩm nhiều đường: Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm tăng quá mức lượng đường trong cơ thể, khiến mật độ mô liên kết và cấu trúc của collagen bị thay đổi, làm mất sự mất ổn định cấu trúc khớp.
Thực phẩm nhiều muối: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một người chỉ nên dùng 5gr muối/ngày. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sưng viêm bên trong khớp và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Rượu bia, chất kích thích: Sử dụng cà phê, rượu, bia, trà đặc quá nhiều có thể khiến cơ thể mất canxi và hạn chế quá trình chuyển hóa protein, từ đó tác động xấu đến hệ xương khớp. Do đó, bạn hãy cố gắng hạn chế sử dụng chúng xuống mức thấp nhất để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.
Tiêu thụ càng ít thức ăn nhanh, thức ăn nhiều đường càng tốt cho xương khớp
Cuối cùng, để tràn dịch khớp cổ tay không làm phiền, bên cạnh việc chú ý vận động đúng cách, quan tâm đến chế độ ăn uống, bạn nên có kế hoạch chăm sóc các khớp một cách khoa học như bổ sung dưỡng chất chuyên biệt và thăm khám sức khỏe định kỳ.