Người bị bệnh tiểu đường là bệnh lý nằm trong nhóm CHỐNG CHỈ ĐỊNH tương đối trong điều trị trồng răng Implant vì đây là một dạng điều trị phẫu thuật có tạo vết thương. Để vết thương mau lành thì quan trọng nhất là lượng máu lưu chuyển đến phải ổn định.
Người bị bệnh tiểu đường thường hay gặp các bệnh lý ở răng miệng khiến việc cấy ghép răng Implant gặp khó khăn hơn. Vì vậy, để có thể cấy ghép răng Implant, điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát tốt, ổn định mức đường huyết trong giới hạn cho phép.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến đường huyết trong cơ thể tăng. Nguyên nhân gây tiểu đường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Thông thường, bệnh tiểu đường có 2 dạng:
- Tiểu đường type 1: Nguyên nhân gây tiểu đường type 1 là do cơ thể thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose.
- Tiểu đường type 2: Nguyên nhân gây tiểu đường type 2 là do cơ thể đề kháng với insulin, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Người bị bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng hoặc lở loét, máu lưu thông kém và còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, thận, mắt… trên cơ thể người bệnh.
Vì sao người bị bệnh tiểu đường lại ảnh hưởng đến cấy ghép răng implant?
Cấy ghép răng implant là phương pháp hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Răng implant được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm, bao gồm trụ implant và thân răng sứ. Trụ implant có thời gian nhất định để tích hợp. Sau đó, trụ sẽ được bao bọc bởi xương và nướu răng như một chân răng tự nhiên. Vì vậy, trụ răng sẽ rất vững chãi, và chịu được áp lực cao.
Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ cần sử dụng dụng cụ cắt rạch trực tiếp tại vùng xương hàm bị mất răng để tiến hành đặt trụ implant. Vì vậy, việc chảy máu cũng như tạo vết thương là việc không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tiểu đường thì những vết thương này lại là vấn đề khá nguy hiểm. Đặc điểm người bị bệnh tiểu đường là máu khó đông. Lượng máu không ổn định nên vết thương khó lành và rất dễ bị nhiễm trùng. Hậu quả này có thể kéo theo nhiều biến chứng. Ví dụ như: trụ implant không tích hợp được với xương hàm nên răng không chắc chắn, dễ gãy và không thay thế được chức năng của răng thật.
Ngoài ra, nếu vết thương bị nhiễm trùng sẽ phá hủy răng implant được cấy. Thậm chí là toàn bộ các răng lân cận và hệ thống xương hàm. Bên cạnh đó bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu và viêm nướu. Đây là những tác nhân nguy hiểm làm cho vết thương bị nhiễm trùng và tạo biến chứng.
Người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép răng Implant được không?
Phương pháp cấy ghép răng Implant vào xương hàm giúp bệnh nhân hồi phục răng đã mất. Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả. Chân răng Implant được khoan và gắn trực tiếp vào xương hàm và bạn sẽ có chiếc răng mới bền chắc, nhưng trong quá trình cấy ghép răng, nướu của người bệnh cần được rạch và khoan xương và máu có thể chảy ra nhiều hoặc ít.
Với người bình thường, việc cấy ghép răng không hề gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, với người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép răng được không là một thắc mắc, bởi việc máu chảy ra nhiều, cơ thể dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành, Implant bị đào thải, … Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường thường hay gặp các bệnh lý ở răng miệng khiến việc cấy ghép răng gặp khó khăn hơn.
Vậy, người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép răng Implant được không? Câu trả lời là có thể cấy ghép, nhưng để được cấy ghép Implant, thì người bệnh cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X quang hoặc CT Conebeam để đánh giá mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng.
- Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá để đánh giá chính xác tình trạng bệnh tiểu đường ở thời điểm cấy ghép.
- Nếu người bệnh bị tiểu đường và tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt, ổn định thì khả năng được cho phép cấy ghép răng là trên 90%. Cụ thể, mức đường huyết được cho là an toàn đối với đa số người bệnh tiểu đường như sau: Đường huyết lúc đói là 90-130mg/dl; đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl; đường huyết trước khi ngủ là 110mg/dl.
Vì vậy, khi người bệnh tiểu đường muốn cấy ghép răng Implant thì sau khi xét nghiệm đáp ứng được các chỉ tiêu trên thì sẽ có thể cấy ghép và kết quả giống như người bình thường.
Lưu ý trước và sau khi cấy ghép răng Implant cho người bị bệnh tiểu đường
Đối với những người bình thường nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng, khi muốn cấy ghép răng thì cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu muốn cấy ghép răng, bạn nên chọn trung tâm nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên khoa lành nghề và các thiết bị y tế tiên tiến để giúp kiểm soát tốt quá trình điều trị.
- Cần nghỉ ngơi, thư giãn để tâm trạng thoải mái trước và sau khi ghép răng
- Sau khi cấy ghép răng, nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng.
- Tái khám định kỳ để bác sĩ phát hiện và đưa ra những cách giải quyết kịp thời.
Liên hệ ngay với Nha Khoa Việt Nha để được tư vấn miễn phí
Hotline: 1900 0141 – 0838 808 818 – 0707 808 818
Website: nhakhoavietnha.com
Fanpage: Nha khoa Việt Nha
Hệ thống chi nhánh:
- Văn Phòng: 01 Đồng Xoài, F.13, Q.Tân Bình – 0838 808 818 (phím 2)
- Việt Nha Q7: 184 Lê Văn Lương, P.Tân Hưng, Q.7 – 028 6272 5352 (phím 7)
- NK Smile Life CN Phú Nhuận: 51 Trần Kế Xương, F.7, Q.PN – 08 8806 1189
- Việt Nha Di Linh: 1044 Hùng Vương, TT. Di Linh, Lâm Đồng – 026 3650 8897 (phím 9)
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – 7: 8h00 – 20h00 ( Toàn hệ thống )
- Chủ nhật: 8h00 – 12h00 ( Chi Nhánh Tân Bình )
Nha Khoa Việt Nha – Đồng Hành Cùng Nụ Cười Bạn.