Trẻ bị bỏng bôi mỡ trăn có được không?
Mỡ trăn được biết đến với công dụng làm đẹp da, triệt lông hay làm dịu các vết côn trùng cắn, được rất nhiều thế hệ truyền tai nhau để sử dụng. Ngoài ra mỡ trăn còn được áp dụng giúp làm dịu các vết bỏng, hạn chế tình trạng sưng viêm hay phồng rộp tại vết bỏng giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Tuy nhiên, theo như khuyến cáo chính thức của Viện bỏng quốc gia chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được công dụng của việc bôi mỡ trăn trị bỏng. Vì thế không nên tùy ý sử dụng mỡ trăn cho các vết bỏng ở trẻ để hạn chế các nguyên nhân gây hại.
Theo đó, nếu bạn vẫn muốn bôi mỡ trăn khi bị bỏng cho trẻ thì bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau:
-
Chỉ được phép bôi mỡ trăn vào vết bỏng nhẹ ngoài da hay các vết bỏng cấp độ I.
-
Không sử dụng mỡ trăn cho các vết thương hở miệng để tránh nhiễm trùng
-
Tuyệt đối không bôi mỡ trăn lên các vết bỏng nặng có diện tích lớn và tổn thương sâu.
Mỡ trăn là mỡ động vật vì thế chúng rất dễ gây nhiễm trùng và hoại tử đối với các vết bỏng hở. Có rất nhiều ca bị bỏng trở nên nguy hiểm và nhiễm nặng khi tự ý sử dụng mỡ trăn hay một số mẹo dân gian để chữa gây ảnh hưởng tới tính mạng. Nhất là đối với làn da mỏng manh của trẻ em càng dễ nguy hiểm. Vì thế tốt nhất không nên sử dụng mỡ trăn để chữa bỏng mà hãy sử dụng các phương pháp được y học khuyến cáo.
Hướng dẫn bôi mỡ trăn trị bỏng cho trẻ đúng cách
Khi biết được câu trả lời trẻ bị bỏng bôi mỡ trăn thì có thể thấy, nếu vết thương bỏng nhẹ thì bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng mỡ trăn để bôi cho trẻ. Tuy nhiên, để giúp sử dụng mỡ trăn trị bóng đúng cách mọi người cần tuân thủ hướng dẫn sau đây:
Đánh giá kỹ tình trạng vết bỏng của trẻ
Mặc dù tác dụng dưỡng da của mỡ trăn khá tốt, nhưng nếu sử dụng không đúng cách rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng vết bỏng. Vậy nên, trước khi bôi mỡ trăn trực tiếp lên vết bỏng, bố mẹ cần kiểm tra xung quanh vết bỏng của trẻ, nếu vết vỏng không bị hở thì mới có thể dùng mỡ trăn.
Ngược lại, bôi mỡ trăn vào vết thương hở có được không? Thì với những vết bỏng sâu, bị hở, diện tích tổng thưởng trên da khá lớn thì tuyệt đối không được dùng mỡ trăn. Thay vào đó cần sơ cứu vết bỏng rồi mang đến ngay cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.
Lựa chọn loại mỡ trăn chất lượng, an toàn
Vì tiếp xúc trực tiếp lên làn da mỏng manh của trẻ, bố mẹ nên lựa chọn mua mỡ trăn tại những kênh bán hàng uy tín, chính hãng hay tại các bệnh viện, cửa hàng thuốc.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên chú ý đến màu sắc của mỡ trăn trước khi dùng cho trẻ. Nếu mỡ trăng có màu trắng đục, không có tạp chất khác thì mới đảm bảo, còn nếu có màu sắc bất thường thì rất có thể mỡ trăn đã bị biến chất không dùng được nữa. Tránh sử dụng những loại mỡ trăn này vì rất dễ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Hướng dẫn cách bôi mỡ trăn trị bỏng cho trẻ
Sau khi kiểm tra và thấy tình trạng vết bỏng của bé nhẹ, bạn có thể dùng mỡ trăn và thực hiện thao tác trị bỏng như sau:
- Bước 1: Nhẹ nhàng lấy bông gạc hoặc khăn sạch thấm khô vết bỏng.
- Bước 2: Lấy một lượng nhỏ mỡ trăn bôi trực tiếp lên vết bỏng. Lúc này vết bỏng sẽ dịu ngay và hạn chế sưng đau.
- Bước 3: Thực hiện việc bôi mỡ trăn lên vết bỏng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi vết thương bong vảy và lên da non.
Lưu ý: Sau khi bôi mỡ trăn lên vết bỏng của trẻ, nên băng vết bỏng lại với gạc sạch để hạn chế bụi bẩn bám vào. Cũng như cần làm sạch vết thương với nước trước khi dùng mỡ trăn.
XÂY DỰNG NỀN TẢNG TOÁN HỌC VỮNG CHẮC CHO TRẺ TỪ NHỎ VỚI ĐA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC, CHI PHÍ CỰC RẺ CHƯA ĐẾN 2K/NGÀY CÙNG MONKEY MATH.
Cách chữa bỏng cho trẻ đúng cách
Với câu trả lời trẻ bị bỏng bôi mỡ trăn trên thì trong trường hợp không may trẻ bị bỏng nhưng không sử dụng được mỡ trăn, hay không có sẵn mỡ trăn ở nhà thì các cách sơ cứu khẩn cấp và chăm sóc sau đây sẽ hỗ trợ giúp giảm bớt tổn thương và nhanh lành hơn nhé.
Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị bỏng đúng cách
-
Khi trẻ nhỏ bị bỏng cần nhanh chóng cách ly trẻ ra khỏi các tác nhân gây bỏng như dập tắt lửa đang cháy trên quần áo, ngắt điện…Sau đó cởi bỏ quần áo (đang bị cháy hoặc bị thấm nước nóng, dầu hay các dung dịch hóa chất).
-
Hạ nhiệt vùng bỏng bằng cách cho phần bị bỏng ngâm vào chậu nước hoặc cho vết thương dưới vòi nước chảy từ 10 – 15 phút để làm giảm đau, giảm chảy máu, giảm độ sâu tổn thương.
-
Tuyệt đối không dùng đá lạnh để hạ nhiệt vết bỏng vì có thể gây hạ thân nhiệt đột ngột và tổn thương do đông cứng, ảnh hưởng đến vết thương.
-
Trong trường hợp bé bị bỏng nặng, vết bỏng lớn và sâu, ở những vị trí quan trọng như đầu, cổ, khớp bàn tay, bàn chân, mông.. cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị.
Chăm sóc vết bỏng cho trẻ như thế nào?
Chăm sóc vết bỏng cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh lành, hạn chế nguy cơ tăng nặng.
-
Sử dụng băng gạc để che vết thương lại tránh nhiễm trùng giúp giữ ẩm và cố định vết thương. Tuy nhiên không nên băng quá chặt khiến gây áp lực lên vùng bỏng. Sử dụng loại băng gạc chuyên dụng ít sợi cotton để đảm bảo an toàn.
-
Với các vết bỏng nhẹ ở độ 1 hoặc bỏng độ 2 nhưng vết bỏng nhỏ dưới 3 cm ở các khu vực như tay, chân thì có thể tự chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, tuyệt đối không bôi lòng trắng trứng, bơ, thuốc mỡ bôi da, mỡ trăn…vào các vết thương hở; không phá vỡ các bọng nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
-
Khi các bỏng nước vỡ cần phải rửa vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% rồi băng lại bằng gạc vô trùng, tuyệt đối không để vết thương bị nhiễm khuẩn.
-
Theo dõi vết bỏng thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng (vết bỏng sưng tấy, đau, chảy dịch vàng, mủ), nếu xuất hiện nhiễm trùng thì cần nhập viện điều trị ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng cho bé bị bỏng nhanh lành vết thương
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp các bé tăng cường sức đề kháng, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết giúp nhanh chóng hồi phục, tái tạo mô và làm giảm nguy cơ để lại sẹo. Các loại dưỡng chất cần bổ sung thêm cho bé:
Chất đạm (protein)
Tăng cường protein giúp cơ thể có thể tái tạo nhanh các mô liên kết, giúp làm đầy vết thương. Khi thiếu hụt lượng đạm cần thiết sẽ làm cho làn da chậm lành vết thương và nguy cơ hình thành sẹo cũng cao hơn.
Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa, cá…Ngoài ra, có thể sử dụng các loại đạm có nguồn gốc thực vật cũng rất có lợi cho bệnh nhân bỏng, đạm có nhiều trong đậu tương, các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạnh nhân,…
Vitamin A
Vitamin A là loại vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương, hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo bỏng. Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A dồi dào nên bổ sung cho bé là các loại rau có lá màu xanh sẫm như cải xoong, rau bina…hoặc các loại trái cây tươi thuộc họ cam quýt và chế phẩm từ bơ sữa.
Vitamin C
Ngoài vitamin A thì vitamin C cũng hỗ trợ lành vết bỏng hiệu quả. Loại vitamin này giúp tổng hợp collagen, chống lại quá trình oxy hóa giúp ngăn ngừa sẹo, lành vết bỏng nhanh chóng.
Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng thứ phát do nó cũng tham gia quá trình sản sinh tế bào bạch cầu. Bổ sung vitamin C bằng cách bổ sung các loại trái cây như cam, quýt, quả có vị chua…vào thực đơn mỗi ngày.
Kẽm
Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo tế bào. Bổ sung kẽm từ các loại thức ăn như hải sản, tôm, cua, ốc, hàu, ngao…giúp nhanh chóng làm đầy vết thương, đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nguy cơ để lại sẹo
Một số thực phẩm nên tránh khi trẻ bị bỏng
Nên tránh các loại thực phẩm như sau để đảm bảo không ảnh hưởng đến vết bỏng.
-
Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn vặt có chứa nhiều đường, dầu mỡ bởi chúng gây hao hụt vitamin và chất khoáng mà cơ thể đang tích lũy quá trình liền vết thương, tái tạo mô mềm.
-
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê… Chúng ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin, chất khoáng và gây rối loạn nước và chất điện giải và còn gây căng thẳng, mất ngủ, suy nhược ở người bệnh
-
Không sử dụng đồ ăn cay nóng, chúng khiến cơ thể có nguy cơ bị kích ứng, làm chậm quá trình hồi phục đồng thời ảnh hưởng đến vết thương.
Qua bài viết trên có thể thấy, việc trẻ bị bỏng bôi mỡ trăn để nhanh lành là quan niệm không có căn cứ. Ngoài mỡ trăn còn có một số phương pháp khác như dùng kem đánh răng, đắp lá nam,…đây là những quan niệm sai lầm và đã khiến rất nhiều ca bị bỏng trở nên nghiêm trọng. Chăm sóc vết bỏng bằng cách làm sạch bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn, bôi thuốc theo chỉ định và kiêng khem hợp lý là biện pháp an toàn và ổn định nhất. Hãy cất các đồ vật hay hóa chất có nguy cơ gây bỏng thật kỹ để đảm bảo an toàn cho bé nhé.