Gần đây có bạn đọc gửi email nói về việc chiếc laptop HP bốn năm tuổi của mình sau khi nâng cấp Windows 7 sang Windows 10 bằng cách tham gia chương trình đề nghị nâng cấp miễn phí từ Microsoft. Và sau khi quá trình nâng cấp kết thúc, bạn đọc này đã tiến hành tự cài đặt các trình driver tương ứng từ trang web hỗ trợ của HP.
Trong khi hệ điều hành Windows 10 hoạt động không có bất kỳ vấn đề nào thì một lỗi khá khó hiểu về Wi-Fi đã xảy ra, đó là việc Windows 10 không lưu lại mật khẩu Wi-Fi đã đăng nhập trước đó, mặc dù người dùng đã đánh dấu vào tùy chọn Connect automatically. Do đó, cứ mỗi lần khởi động lại laptop và kết nối Wi-Fi, bạn đọc phải thực hiện thao tác nhập lại mật khẩu.
Sau khi tìm hiểu vấn đề, bài viết này sẽ cung cấp đến bạn đọc 2 giải pháp để giải quyết vấn đề Windows 10 không lưu lại mật khẩu Wi-Fi như sau, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Giải pháp 1
Nhấn chuột vào biểu tượng mạng ở taskbar và nhấn vào tùy chọn Network settings.
Ứng dụng Settings sẽ tự khởi động và truy cập vào nhóm tùy chọn Network & Internet. Bạn hãy nhấn vào tùy chọn Wi-Fi, rồi nhấn Manage Wi-Fi settings.
Trong Manage Wi-Fi settings, bạn hãy cuộn chuột đến cuối trang. Sau đó nhấn vào tên mạng Wi-Fi đang có vấn đề và chọn Forget.
Bây giờ bạn hãy quay trở lại desktop, sau đó nhấn vào biểu tượng mạng và nhấn vào tên Wi-Fi mình cần kết nối. Nhập mật khẩu và đánh dấu vào tùy chọn Connect automatically.
Cuối cùng, sau khi kết nối xong, bạn hãy khởi động lại máy tính và thử kết nối lại lần nữa. Bây giờ Windows 10 đã có thể nhận diện và tự động kết nối vào mạng mà không yêu cầu nhập mật khẩu nữa. Trường hợp nếu vấn đề chưa được giải quyết, chúng ta hãy sang giải pháp kế tiếp.
Giải pháp 2
Lưu ý: Trước khi thực hiện các bước ở giải pháp thứ 2 này, bạn cần phải tạo điểm sao lưu phục hồi để tránh các vấn đề xảy ra. Bên cạnh đó bạn cũng nên tải về gói driver kết nối mạng không dây của laptop để có thể dùng đến khi cần.
Bắt đầu, bạn hãy nhấn tổ hợp phím WIN R để gọi hộp thoại RUN và nhập vào lệnh “Devmgmt.msc”, sau đó nhấn ENTER để thực thi câu lệnh.
Hộp thoại Device Manager xuất hiện, bạn hãy tìm đến nhóm Network Adapters. Sau đó nhấn phải chuột vào tên wireless adapter hiện tại của laptop và chọn Uninstall.
Hộp thoại xác nhận tháo gỡ sẽ xuất hiện, bạn hãy nhấn OK để đồng ý.
Quá trình Uninstall sẽ được diễn ra.
Sau khi Uninstall xong, bạn hãy truy cập vào Action > Scan for hardware changes để Windows tiến hành quét và nhận diện các thành phần phần cứng hiện tại.
Khi đó thiết bị Wi-Fi của laptop sẽ được Windows 10 nhận diện lại và nó sẽ hoạt động lại bình thường.
Khá đơn giản phải không? Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.