Nếu như sứ giả mùa xuân ở miền Bắc là hoa đào thì ở miền Nam đó là hoa mai vàng. Nó từ lâu đã trở thành biểu tượng của ngày Tết xua đuổi tà khí và chào đón năm mới nhiều may mắn và hạnh phúc.
Thế nhưng kỹ thuật trồng mai vàng, cách nhân giống và trồng mai vàng không hẳn là ai cũng biết. Hiện nay mai vàng đang được nhân giống bằng cách chiết cành, giâm cành, ghép,.. Nhưng cách phổ biến nhất và đạt hiệu quả nhất đó là chiết cành mai vàng.
Hãy cùng Niên Giám tìm hiểu kĩ thuật chiết mai vàng nhé.
Tổng quan về cây mai vàng
Để chiết mai vàng một cách hiệu quả nhất chúng ta hãy tìm hiểu tổng quan về mai vàng, cũng như các đặc tính sinh trưởng của chúng nhé.
Mai vàng có danh pháp khoa học là Ochna integerrima. Chúng được cho là có nguồn gốc từ các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc. Hiện nay chúng sinh trưởng chủ yếu ở nơi có khí hậu nhiệt đới.
Mai vàng là một cây nhỏ cao trung bình từ 2m tới 7 m, có thân gỗ. Nó là một loài cây cảnh ưa thích đất màu mỡ, đất thịt pha cát. Tương tự khế, cây rụng lá một phần hoặc có thể là toàn bộ lá vào cuối mùa đông. Những chiếc lá mới khi mới xuất hiện có màu đồng.
Hoa mai vàng nở những bông hoa khoảng 2 -3 cm với năm hoặc bảy cánh. Như cái tên đã nói lên màu sắc hoa, chúng có màu vàng và nhị hoa thông thường sẽ có màu cam. Chúng thường nở vào đầu tháng Giêng vào đúng dịp Tết nguyên Đán của nước ta nên rất được săn đón.
Tuy nhiên mai vàng là loài tương đối khó trồng. Trồng từ hạt sẽ mất ít nhất 2 năm trở nên để chúng có thể nở hoa. Nhưng trồng từ cành chiết nếu chăm sóc tốt thì cây có thể nở hoa sau khoảng 1 năm.
Thời điểm chiết cành mai vàng
Tương tự nhiều loài cây ăn quả khác như xoài, bơ, khế, thì thời điểm chiết cành mai vàng tốt nhất là cuối xuân đầu hè. Đây là thời điểm cây vừa kết thúc đợt chơi hoa bắt đầu một mùa sinh trưởng mới.
Thời điểm này, khí hậu cũng ấm áp và mưa bắt đầu nhiều hơn kích thích rễ cây ra rễ nhanh hơn. Không nên chiết cành vào mùa thu vì cây cần khá nhiều thời gian để ra rễ. Do đó nếu chiết mùa này có thể bạn sẽ phải trồng cây con vào mùa đông, đây là thời điểm cây sẽ kém phát triển.
Mặc dù mùa đông ở miền Nam khí hậu không lạnh như miền Bắc nhưng mùa này mai vàng cũng kém phát triển. Thời điểm này chúng đang chuẩn bị tích tụ chất dinh dưỡng để nở hoa, do đó bạn cũng không nên chiết cành vào thời điểm này.
Cách chiết cành mai vàng
Để chiết mai vàng, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như dao sắc, kéo, cưa. Ngoài ra một số nguyên liệu cần thiết để chiết cây đó là đất, ni lông và dây dù hoặc dây lạt.
Nếu có điều kiện bạn nên khử trùng các dụng cụ tác động lên cây như dao, kéo, cưa bằng cồn trước khi chiết cành. Điều này sẽ giúp cây giảm thiểu khả năng nhiễm các bệnh đặc biệt như là nhiễm nấm, vi khuẩn.
Nếu không có cồn bạn có thể rửa bằng nước sạch và phơi nắng. Hãy đảm bảo rằng các dụng cụ khi cắt cành mai nên sạch sẽ và không có nguồn bệnh.
Chọn cây
Mai vàng hiện nay có một số loại như mai xẻ, mai núi, mai liễu, mai chùm ngửi,… Nhìn chung các loại mai vàng tương đối chăm sóc. Nhưng các loại mai vàng yêu cầu chăm có tương đối giống nhau do đó bạn có thể chọn bất cứ loại tùy theo sở thích của bạn.
Cây mai vàng tốt nhất để thực hiện chiết cành là những cây mai có lá sum xuê và xanh thẫm, đang trong giai đoạn phát triển. Không nên chiết những cây có dấu hiệu vàng lá, kém phát triển.
Thông thường, bạn nên chiết những cây đã có hoa để đảm bảo đúng loại bạn muốn chiết. Ngoài ra không nên chiết các cây còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây mẹ. Tốt nhất nên chiết các cây trồng từ cây con đã có độ tuổi từ 4 năm trở nên.
Chọn cành chiết
Hiện nay người nông dân có hai chọn hai loại cành chiết là cành vượt và cành ngang. Nhưng nhìn chung yêu cầu chung của các cành chiết là xanh tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh. Nên là các cành bánh tẻ không quá non cũng như không quá già.
Kĩ thuật chiết với hai loại cành trên tương đối giống nhau. Đối với cành vượt thông thường sẽ là các cành có kích thước tương đối lớn mọc thắng. Người ta thường tiến hành chiết các cành này vừa nhằm nhân giống vừa giúp giảm chiều cao của cây.
Với các cành ngang, người nông dân thông thường chiết các cành này đồng thời giúp tỉa cây mai vàng cũng như tạo các dáng và thế đứng cho cây. Các cành ngang thường có đặc điểm là cành nhỏ hơn cành vượt và có nhiều nhánh hơn.
Khoanh và lột vỏ
Sau khi xác định được các cành chiết tại những cây mẹ đạt tiêu chuẩn thì chúng ta sẽ tiến hành khoanh và lột vỏ. Bạn cần làm thông thoáng vị trí chiết cành bằng cách dùng kéo loại bỏ bớt cành kẹ, cành già cỗi kém phát triển.
Lột vỏ
Với mỗi loại cành thì việc khoanh và lột vỏ sẽ hơi khác. Nó tùy thuộc chủ yếu vào kích thước cành chiết. Đối với cành vượt thông thường, các nông dân kinh nghiệm sẽ tiến hành khoanh hai đường tròn xung quanh cành cách nhau khoảng 10 cm.
Trong khi với những cành ngang kích thước tương đối nhỏ thì khoảng cách giữa hai đường khoanh sẽ chỉ khoảng 2 cm tới 3 cm. Sau đó sẽ tiến hành tạo một đường rạch giữa hai vết khoanh và lột toàn bộ vỏ.
Xử lý sau lột vỏ
Bạn có thể dùng dao cạo nhẹ chỗ vừa bóc vỏ. Do nguyên tắc của chiết cành là làm gián đoạn dòng vật chất vận chuyển từ lá ngọn xuống rễ và kích thích sự ra rễ tại vị trí khoanh và lột vỏ.
Tuy nhiên không nên cạo quá sâu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Việc xác định cạo như thế nào có thể sẽ khó khăn với một số người. Do đó có một cách khác là bạn có thể dùng khăn khô lau sạch vết vừa lột vỏ.
Sau khoảng 1h tới 2h khi vết cắt khô lại bạn có thể tiến hành bó bầu luôn. Nhưng do mai vàng phát triển tương đối chậm do đó các chuyên gia khuyên bạn nên để cành mai vàng khoảng vài ngày khi mép cắt hơi sùi lên rồi mới tiến hành bó bầu.
Nếu bạn có để cây vài ngày trước khi bó bầu thì có thể quấn ni lông vào chỗ vết cắt để tránh cây bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng bông gòn thấm một ít thuốc kích rễ có bán sẵn trên thị trường để bôi vào vết cắt. Điều này sẽ kích thích cây ra rễ nhanh và tốt hơn.
Bó bầu
Đất để bó cành mai tốt nhất là đất giàu dinh dưỡng và giàu chất xơ. Bạn có thể dùng các loại đất thịt hoặc đất hơi bùn rồi trộn thêm xơ dừa, rơm nhỏ, mùn và một chút phân hữu cơ.
Sau khi có hỗn hợp đất bạn cần tạo ẩm bằng cách trộn chúng với nước. Bạn có thể trộn thêm ít thuốc kích rễ vào hỗn hợp đất này. Tuy nhiên đất không nên nhão quá sẽ gây khó khăn trong việc tạo bầu và bó bầu.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách nắn một nắm đất trên tay, nếu đất giữ nguyên hình dáng không vỡ hay không chảy xuống thì đạt yêu cầu. Nếu đất bị vỡ hay chảy bạn cần thêm đất hoặc thêm nước phù hợp.
Hỗn hợp giàu dinh dưỡng này sau đó có thể tiến hành tạo bầu. Kích thuốc bầu sẽ phụ thuộc vào loại cành cũng như kích thước cành chiết. Thông thường với cành ngang thì đường kích của bầu sẽ chỉ cần khoảng 10 tới 15cm.
Trong khi các cành vượt bầu sẽ cần to hơn với đường kính vào cỡ khoảng 25cm tới 35cm. Số lượng bầu nên dư khoảng 1 tới 2 bầu so với cành chiết. Sau đó tiến hành bó bầu vào cây. Để bầu đất sao cho chỗ khoanh và lột vỏ ở giữa và tiến hành tạo tròn bao quanh.
Buộc ni lông và cố định
Bước cuối cùng trong chiết cành đó là buộc ni lông. Các tấm ni lông nên được chuẩn bị trước với kích thước tùy thuộc bầu đất. Kích thuốc cần đảm bảo bao kín cả bầu đất và có chỗ để buộc dây.
Ni lông dùng cũng nên là loại ni lông trong để tiện cho việc quan sát bầu cây trong suất quá trình chiết. Các loại ni lông có màu, ni lông đen sẽ gây cản trở cho việc xác định thời điểm tốt nhất để trồng cây con.
Bọc ni lông kín toàn bộ bầu đất. Sau đó dùng dây lạt hoặc dây dù buộc chặt hai đầu. Tuy nhiên đầu trên bạn có thể buộc lỏng hơn để chăm sóc trong quá trình chiết. Nhưng dây buộc phía dưới gần gốc hơn thì nhất định phải bược chăt.
Việc buộc chặt sẽ giúp bầu cây ổn định và không bị di chuyển sau này. Đặc biệt là những điều kiện thời tiết bất lợi như những ngày mưa gió nhiều sẽ rất dễ làm lệch vị trí bầu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra rễ.
Lưu ý trong khi chiết cành mai vàng
Mai vàng cần tương đối nhiều thời gian để ra rễ. Thông thường sẽ mất khoảng 5 tới 6 tháng mới có thể trồng cành chiết. Do đó bạn không nên nóng lòng mở ra chúng quá sớm ra xem.
Tuy nhiên với những ngày mưa nhiều, bạn cần chú ý xem bầu cây có bị ứng nước không. Nếu có nước đọng hãy tạo những lỗ nhỏ để nước có thể chảy ra. Những ngày nằng nhiều không có mưa bạn có thể cung cấp thêm nước cho bầu cây.
Trồng cành chiết mai vàng
Khi nhìn thấy các rễ mai vàng đã mọc sum xuê và màu của chúng chuyển từ trắng trong sang màu vàng nhạt là có thể đem trồng. Bạn dùng kéo sắc hoặc cưa cắt dứt khoát và nhanh chóng ngay dưới bầu cây.
Sau đó bạn nên tỉa bớt các cành kẹ để cây con tập trung tốt hơn. Bạn cũng nên nhẹ nhàng gỡ bỏ lớp ni lông và có thể gỡ bớt đất bầu và tiến hành trồng vào vườn ươm.
Cây mai vàng con thường có sức chịu đựng chưa tốt như mai trưởng thành do đó bạn nên cung cấp nước và phân bón thường xuyên hơn. Có thể định kì bón thêm kích rễ cho tới khi cây mai trưởng thành thêm vài lớp lá mới.
Cách chiết cành mai không hề khó. Tuy nhiên nó có thể khiến bạn lúng túng nếu như không có những kiến thức nhất định. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.
Theo: Biển Lặng