Mít là loài cây quen thuộc trong mỗi làng quê Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết đây là loại cây ăn quả mà không hề biết đến giá trị kinh tế của nó. Vậy cây mít là loại cây như thế nào? Gỗ mít có đặc điểm ra sao? Ứng dụng của gỗ mít trong đời sống của con người?….Tấtcả những câu hỏi được các bạn đưa ra sẽ được giải đáp trong bài viết dươi đây. Đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng cho những người muốn sử dụng gỗ mít làm đồ nội thất trong nhà.
1. Cây mít
Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ thực vật Moraceae (họ Dâu Tằm) và ở Việt Nam được xem là cây ăn quả phổ biến trên khắp cả nước. Tuy nhiên, cây mít không phải loại cây xuất xứ từ nước ta mà quê hương của nó là ở Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam. Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philip-pines, Ấn Độ, Bănglađét.
Cây mít là cây cảnh trái, thân gỗ nhỏ và thường được trồng ngoài trời. Bạn có thể trồng mít hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Trong thực tế, người dân thường chọn vị trí trồng mít ở những nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây mít sinh trưởng. Mít không chỉ đơn thuần là cây ăn quả mà nó còn có rất nhiều vai trò trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là những điều cần biết về loại cây này :
– Thân cây mít : Cao từ 10-30 m, vỏ dày màu xám sẫm, phân nhiều cành, tán lá rộng 5-10 m. Các cây mít kích cỡ nhỏ có đường kính gốc từ 10 cm – 20 cm, cây mít trung bình đường kính gốc từ 20 cm đến 30 cm, cây mít lớn đường kính gốc trên 30 cm.
– Cành mít : Thân cây mít được chia thành nhiều cấp cành, cành non có lông và vết vòng lá kèm, chính các cành quyết định kích thước của tán lá. Cây có càng nhiều cành chứng tỏ cây có sự sinh trưởng và phát triển tốt.
– Lá mít: Lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, rộng hay trứng ngược, dài 7 – 15cm, đầu có mũi tù ngắn, mép lá nguyên và ở những cây non thường chia 3 thùy, mặt trên màu lục đậm bóng. Cuống lá dài 1 – 2,5cm. Lá kèm lớn, dính thành mo ôm cành, sớm rụng. Từ xa xưa đến nay, lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật và còn được dùng để gói thuốc lào truyền thống.
– Hoa mít: Mít là cây có hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đơn tính của cả hai giới đều có mặt trên cùng một cây. Các cụm hoa sinh ra trên thân hay các cành chính. Các hoa đực mọc thành bông đuôi sóc. Cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh.Cụm hoa cái hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già.Các hoa cái nhỏ, màu hơi xanh lục mọc thành các cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi, bầu nhụy thượng. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ (quả phức) có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế (quả thật) hợp thành.
– Quả mít : Thông thường mít sẽ ra quả sau 3 năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, rất được qua chuộng trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam.
– Hạt mít: Hạt mít có bên trong quả thật phát triển đầy đủ. Hạt có dạng hình thuôn dài 2-4 cm, rộng 1,5-3 cm. Hạt không có nội nhũ mà chỉ có 2 lá đài. Trong hạt có chứa nhiều dinh dưỡng chủ yếu là chất bộ, có thể dùng như một loại hạt lương thực để nấu ăn trực tiếp hoặc chế biến nhiều các cách khác nhau : mít sấy khô, làm mứt,…. Các món ăn được chế biến từ mít được mọi người ưa chuộng như: gỏi mít, canh mít, hạt mít rang, mít luộc,… Hạt nẩy mầm khỏe và là cách để nhân giống chủ yếu.
Nói chung mít là lọai cây ưa khí hậu nóng và mưa nhiều, rất thích hợp với khí hậu nước ta. Đây là loại cây ít sâu bệnh nên người trồng không phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chăm sóc. Bên cạnh đó cũng không nên bỏ qua ảnh hưởng tốt của mít đến môi trường. Do cây to, cao, sống lâu, chịu hạn, chịu nắng tốt, tán lá dày, xanh quanh năm, bóng râm có giá trị cải thiện môi trường cao đặc biệt ở nông thôn, mùa nắng, giữa các ruộng lúa thiếu bóng cây.
2. Gỗ mít
Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV trong bảng phân loại nhóm gỗ Việt Nam.
Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu có màu sẫm đỏ rất phù hợp để làm bàn thờ. Vì gỗ mít có mùi thơm nhẹ,hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, vân gỗ không nhiều nhưng thớ và chất gỗ rất mịn, mật độ mạch trong gỗ sớm cao hơn gỗ muộn, nhu mô trong mạch dễ trông thấy nên rất thích hợp để dùng làm bàn thờ.
Gỗ mít là một loại gỗ tốt, đem đến giá trị kinh tế cao cho con người :
– Dễ tìm, phổ biến : Gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có. Thậm chí, có nhà trồng theo vườn diện tích lớn vừa để thu quả, vừa lấy gỗ. Thời xưa, chỉ những gia đình có chức sắc, quyền quý giàu có mới có thể sử dụng được các đồ thờ bằng gỗ mít. Nên loại gỗ này biểu tượng cho sự giàu sang, sang trọng và phú quý của nhà giàu ( Nhà ngói cây mít ).
– Gỗ Mít rất bền với thời gian, có một đặc điểm khá hay là tâm gỗ mít được trồng tại Việt Nam thường có tâm gỗ rất nhỏ so với các loại gỗ tốt khác, hiện nay trên thị trường có gỗ Mít Lào được nhập khẩu qua thực tế thấy gỗ có tâm to hơn và chất gỗ không đẹp bằng gỗ Mít được trồng tại Việt Nam.
– Cây gỗ mít trồng tại Việt Nam thường lớn lên cây không thẳng hay bị cong và có tiết diện nhỏ hơn các lớn trồng tại rừng khác (gỗ Lim, Chò, vv…).
3. Ứng dụng của gỗ mít trong cuộc sống của con người
Gỗ mít được dùng khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, gỗ mít lại không được biết đến nhiều như các loại gỗ tự nhiên khác : gỗ óc chó, gỗ sồi,…Dưới đây là một vài ứng dụng cơ bản của gỗ mít :
– Gỗ mít được dùng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).
– Mốt làm bàn ghế bằng gốc cây cổ thụ thịnh hành, mít nhà thuộc vào danh mục truy lùng. Có bộ bàn ghế làm bằng gỗ mít trong nhà thì tựa bảo bối. Dân ta thường quan niệm rằng màu vàng là màu của sự vương giả, sang trọng nên chơi bàn ghế bằng gỗ mít là rất hợp mốt. Nhưng có điều gỗ mít phải bảo quản một cách cẩn thận, nếu lâu ngày mà bị ánh nắng chiếu vào sẽ lập tức bị nứt nẻ.
– Gỗ mít thường được sử dụng rộng rãi trong việc tạc tượng Phật nói riêng và tượng thờ nói chung. Nguyên nhân là vì loại gỗ này chống mối mọt và không chịu nhiều tác động của nước, lại dễ kiếm và không đắt như các loài gỗ quý khác.
– Gỗ mít còn được dùng rất nhiều trong việc làm bàn thờ nhất là thời xưa. Theo quan niệm thì bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.
Qua bài viết trên, nội thất An Hưng đã giúp khách hàng biết thêm về những kiến thức cần thiết của gỗ mít. Hiện nay, gỗ mít không còn quá phổ biến trong việc thiết kế đồ nội thất nhưng nó vẫn có một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người Việt Nam.
Gỗ óc chó
Gỗ sồi
Gỗ hương
Gỗ căm xe
Gỗ lim
Gỗ sao
Gỗ cẩm
Gỗ trắc
Gỗ cao su
Gỗ tràm
Hồng đào
Gỗ thủy tùng
Gỗ ca te
Gỗ ngọc am
Gỗ trai đỏ
Gỗ kim giao
Gỗ samu
Gỗ muống đen
Gỗ trầm hương
Gỗ xoan đào
Gỗ thông
Gỗ gụ
Gỗ sưa
Cây keo
Gỗ xà cừ
Gỗ ngọc am
Gỗ thủy tùng
Gỗ hồng đào
Gỗ giáng hương
Gỗ bằng lăng
Gỗ sơn huyết
Gỗ xá xị
Gỗ kiền kiền
Gỗ anh đào
Gỗ bách xanh
Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu Gỗ nghiến Gỗ Lũa Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer