Nho là loại quả rất được ưu chuộng trên thị trường bởi giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thanh ngọt. Về cơ bản, việc trồng nho không khó. Tuy nhiên, để nho cho ra quả đúng thời điểm, năng suất cao thì lại là một vấn đề. Trong bài viết dưới đây, Agmin sẽ giúp bà con nắm rõ cách trồng và chăm sóc cây nho để thu được vụ mùa thành công cả về chất và lượng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho sai quả, trĩu cành
1. Khí hậu trồng nho
Nho phát triển tốt trong mùa hè, khí hậu khô ráo, nhiều nắng và không mưa. Từ tháng 11 cho đến tháng 2, cây nho đi vào giai đoạn ngủ đông (gọi là giấc Đông Miên).
Nho có thể chịu được độ lạnh âm 20 độ C và nóng đến 45 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ lý tưởng là từ 25-30 độ C. Thời tiết khô ráo trong giai đoạn cây ra hoa và nuôi quả là điều kiện cần thiết để quả đạt chất lượng cao.
Vào mùa mưa, những giống nho chín muộn rất dễ bị nứt quả, mất vị ngọt và thậm chí là mất mùa. Ngoài ra, môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh.
2. Điều kiện đất trồng nho
Với bộ rễ khỏe, nho có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, nho sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở đất pha cát, thoát nước tốt, nhiều chất hữu cơ và tương đối màu mỡ. Tránh trồng nho ở nơi nhiều đất sét, thoát nước kém, nhiều vôi và nồng độ muối cao.
So với nhiều loại cây ăn quả khác, cây nho chịu mặn và kiềm tương đối tốt. Độ pH của đất phù hợp nhất là từ 6,5 đến 8,5.
3. Các giống nho được trồng phổ biến ở Việt Nam
– Giống nho xanh Ninh Thuận – NH48.
– Giống nho đỏ Ninh Thuận.
– Giống nho ngón tay đỏ – NH01-152.
– Giống nho Hạ Đen.
– Giống nho keo (Nho 126)
– Giống nho ngón tay đen
– Giống nho thân gỗ
4. Thời điểm trồng nho
– Mùa gieo trồng nho thường diễn ra từ tháng 10 đến tháng 1. Hoặc nho có thể được trồng từ tháng 6 đến tháng 7, khi gió mùa đến muộn. Điều quan trọng là bà con nên tránh trồng nho vào mùa mưa, vì đây là thời điểm cây non rất dễ bị nấm bệnh tấn công.
– Đào các luống trồng theo hướng Bắc-Nam, với chiều rộng từ 60cm và chiều sâu từ 75cm.
– Bà con cần bón vào các luống một lượng phân chuồng, phân hữu cơ, hỗn hợp hữu cơ 5:10:5, phân supe lân đơn, phân sinh học, bánh neem,… để bổ sung dinh dưỡng cho đất.
– Để đáp ứng số lượng trồng từ 2.000-5.000 cây/ha, mỗi hàng cần cách nhau từ 2-3m và mỗi cây cách nhau khoảng 1-1,5m.
Nho phát triển tốt trong mùa hè, khí hậu khô ráo, nhiều nắng và không mưa.
5. Nhân giống nho
– Nho chỉ được nhân giống bằng các phương pháp vô tính như: giâm cành, chiết và ghép. Trong đó, giâm cành từ những cành đã hóa gỗ cứng (của mùa vụ trước) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì dễ thực hiện và mau ra quả. Ngoài ra, cành giâm thân mềm từ hạt cũng được sử dụng khá nhiều.
– Để thúc cành giâm từ thân gỗ ra rễ nhanh và đồng đều, bà con có thể xử lý bằng chất kích rễ IBA có nồng độ 1.000ppm.
– Tùy theo mỗi giống nho, chồi ghép được ghép vào các gốc đã được trồng ngoài ruộng.
6. Tần suất tưới nước cho nho
Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau, nhu cầu về nước tưới của cây nho cũng sẽ khác nhau.
– Sau khi bón phân và cắt cành, nho cần được tưới nước ngay lập tức. Trong giai đoạn cây nuôi quả, 5-7 ngày thì tưới 1 lần.
– Để nâng cao chất lượng của quả chín, nước được giữ lại ít nhất 8-10 ngày trước khi thu hoạch.
– Vào mùa hè, cây cần được tưới tiêu hàng tuần kể từ khi cắt cành. Vào mùa mưa, 10-12 ngày thì tưới 1 lần cho đến khi cắt cành vào mùa đông, tùy thuộc vào độ ẩm của đất.
– Bà con có thể áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt để hạn chế tình trạng úng cục bộ, giúp tiết kiệm nước cũng như lượng phân bón.
7. Làm giàn cho dây nho
Làm giàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong canh tác cây nho. Giàn leo giúp cho tán cây nho phát triển tốt hơn cũng như giúp cho việc thu hoạch chùm quả sau này dễ dàng hơn. Giàn lưới qua đầu, giàn chữ T, giàn Kniffin, giàn cọc gỗ là một số thiết kế giàn nho phổ biến nhất hiện nay.
7.1. Làm giàn lưới qua đầu
Đây là thiết kế giàn nho được đa số các chủ vườn lựa chọn, giúp cho dây leo có khoảng không gian rộng lớn để phát triển tán lá và đậu quả.
Thiết kế giàn lưới qua đầu.
7.2. Làm giàn Kniffin
Ưu điểm của kiểu giàn này là ít tốn kém, tuy nhiên bù lại thì năng suất đạt được không cao.
Thiết kế giàn Kniffin.
7.3. Làm giàn chữ T
Thiết kế giàn hình chữ T giúp cây đạt sản lượng cao và có nhiều không gian để cắt tỉa cành già cỗi.
Thiết kế giàn chữ T.
7.4. Làm giàn leo cọc gỗ
Bà con sẽ cắm các cọc gỗ có chiều dài từ 90-120cm để làm giá đỡ cho mỗi gốc nho. Thiết kế giàn nho này đem lại lợi ích về chi phí, tạo điều kiện cho chồi phát triển tốt và ra quả to hơn.
Thiết kế giàn leo cọc gỗ.
8. Kỹ thuật cắt tỉa nho
Cắt tỉa cành, chồi, lá và các bộ phận sinh dưỡng khác của nho là việc cần thiết để tiết kiệm chất dinh dưỡng, giúp cây duy trì sức sống, tối ưu năng suất và phẩm chất quả. Nếu không cắt cành, cây nho vẫn có thể nẩy một số ít mầm, nhưng không thể đậu quả nhiều.
Tỉa cành được thực hiện sau khi cây đậu quả. Lúc này, bà con chỉ nên giữ lại 1-4 chồi gốc. Bên cạnh đó, bà con cần tránh tỉa nho vào thời kỳ quả đã lớn, đã chín hoặc khi thời tiết mưa gió nhiều. Bà con có thể cắt tỉa cành vào những khoảng thời gian từ tháng 12-1, từ tháng 9-10.
Ngoài ra, bước vào thời kỳ ngủ đông, nếu không được cắt tỉa, các cành nho sẽ có hiện tượng chảy nhựa, mất dần sức sống, mùa sau cho năng suất thấp, tệ hơn là cây nho sẽ chết.
Cắt tỉa cành, chồi, lá và các bộ phận sinh dưỡng khác của nho là việc cần thiết để tiết kiệm chất dinh dưỡng, giúp cây duy trì sức sống.
9. Bón phân cho cây nho
Sau đây, Agmin xin gợi ý đến bà con lượng phân bón cần thiết dành cho từng giống nho.
Giống nho
Ni-tơ (kg/ha)
P2O5 (kg/ha)
K2O (kg/ha)
Thompson không hạt
-
444-1100
-
666-1000
-
300
-
1332
-
500-888
-
500
-
1332
-
666-800
-
1000
Himrod/Gulabi
-
444-1100
-
1332
-
1332
Perlette
-
365-600
-
500
-
435
-
300-550
-
500
-
305
-
182-1200
-
1000
-
785
Anab-e-Shahi
-
600
-
240
-
120
Cheema Sahebi
-
165
–
–
Bên cạnh NPK, các chất dinh dưỡng vi lượng cũng rất cần thiết cho nho để cây có thể đạt tối đa năng suất và tăng sức đề kháng chống lại nấm bệnh, vì vậy Agmin mời bà con tham khảo thêm Giải pháp dinh dưỡng dành riêng cho cây nho theo từng giai đoạn Trước khi ra hoa – Nuôi quả – Thu hoạch – Sau thu hoạch.
10. Kiểm soát sâu hại trên cây nho
10.1. Bọ trĩ
Đặc điểm gây hại:
– Sâu non và sâu trưởng thành gây hại cây nho bằng cách chích hút nhựa tế bào trong lá, để lại vô số đốm nhỏ màu bạc.
– Lá cuộn lại, hoa và quả bị hư hại.
– Quả chín sần sùi, chuyển thành màu nâu, kém phẩm vị nên bán mất giá.
Cách kiểm soát:
– Nhổ cỏ dại, thu gom tàn dư thực vật từ mùa vụ trước, vệ sinh vườn nho sạch sẽ, thông thoáng.
– Cày xới sâu vào mùa hè sau đợt cắt tỉa tháng 4 hoặc phơi ải đất để diệt mầm bệnh bằng ánh nắng mặt trời.
10.2. Rệp sáp bột hồng
Đặc điểm gây hại:
– Rệp sáp ăn lá và ngọn chồi, đồng thời tiết ra “mật ngọt” thu hút nấm bồ hóng và kiến đến ký sinh trên lá, thân và chùm quả.- Chùm quả đã bị nhiễm sáp của rệp thì không thể bán được.
Cách kiểm soát:
– Tỉa bỏ những bộ phận đã bị rệp sáp tấn công.
– Tiêu hủy cỏ dại và rác thải thực vật để rệp không còn nơi trú ẩn.
– Tìm và tiêu diệt tổ kiến.
10.3. Rầy ăn lá nho
Đặc điểm gây hại:
– Rầy đục lá, ăn chất diệp lục.
– Lá và quả xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng sau khi bị rầy tấn công. Sau đó, lá hóa nâu và cuối cùng rơi rụng.
– Khả năng quang hợp của cây bị giảm sút, mất sức sống.
Cách kiểm soát:
– Tỉa bỏ lá gốc hoặc các chồi nách trong thời kỳ ra quả sẽ giúp cắt giảm 30-50% số lượng rầy trong mùa cao điểm.
– Tránh loại bỏ quá nhiều lá khi trồng nho ở vùng khí hậu nóng vì như vậy có thể khiến quả bị cháy nắng.
– Kiểm soát sự phát triển của tán để hạn chế rệp sinh sôi.
10.4. Nhện đỏ
Đặc điểm gây hại:
– Nhện đỏ di chuyển nhanh và nhả 1 lớp tơ mỏng ở mặt dưới lá.
– Chúng ăn biểu bì, chích hút mô dịch của lá cây. Lá cây bị nhện phá hoại chuyển dần sang vàng, mặt trên lốm đốm loang lổ, sau cùng héo khô và chết.
Cách kiểm soát:
– Thường xuyên dọn sạch vườn nho, thu gom và tiêu hủy cỏ dại, tàn dư sau cắt tỉa để loại bỏ môi trường sống của nhện đỏ.
>>> Xem thêm: Cách phòng trừ một số côn trùng gây hại cây nho.
11. Kiểm soát bệnh hại trên nho
11.1. Bệnh thán thư
Triệu chứng:
– Xuất hiện các đốm bệnh màu nâu hoặc đen trên thân, lá non, hoa và quả của cây nho.
– Kết quả là khiến lá giảm diện tích quang hợp, hoa không thể đậu quả, cuống lá và gân lá nứt nẻ, lá bị xoắn và biến dạng.
– Quả bị úng nâu, mất mùa.
Cách kiểm soát:
– Tỉa bỏ những cành, lá, quả bị nhiễm bệnh. Sau đó thiêu hủy hoặc chôn tàn dư xuống đất, không nên tái sử dụng làm phân trộn.
– Dịch bệnh hoành hành mạnh nhất vào tháng 10, 11. Bà con nên phun thuốc bảo vệ các cành non và chồi mới trong thời gian này.
>>> Xem thêm: Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư.
11.2. Bệnh sương mai
Triệu chứng:
– Lá non xuất hiện những đốm màu vàng ở mặt trên và những mảng màu trắng ở mặt dưới.
– Lá quang hợp kém, hóa nâu và không thể duy trì sự phát triển của chùm.
– Cuối cùng toàn bộ cụm khô héo và hoại tử.
Cách kiểm soát:
– Thực hiện cắt tỉa sau tuần thứ 2 của tháng 10.
– Trường hợp phải phun thuốc diệt nấm toàn thân cây thì bà con không nên phun quá 2-3 lần.
>>> Xem thêm: Bệnh sương mai và những điều cần lưu ý.
11.3. Bệnh phấn trắng
Triệu chứng:
– Nấm bệnh bao phủ và tạo thành 1 lớp giống như bột màu trắng ở mặt dưới của lá, chồi non và quả chưa chín.
– Lá bệnh trở nên nhợt nhạt và cong lại; chồi non yếu ớt, không phát triển; hoa không đậu quả; quả non èo uột; quả chín nhiễm trùng và rơi rụng.
Cách kiểm soát:
– Phun thuốc diệt nấm với tần suất phù hợp để tránh làm cháy vỏ quả.
>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh phấn trắng.
12. Làm cỏ vườn nho
– Sử dụng máy cắt cỏ để diệt trừ cỏ dại mọc lan ra giữa các hàng. Nhổ cỏ ở mỗi hàng.
– Thỉnh thoảng có thể sử dụng glyphosate 2 kg/ha hoặc paraquat 7,5 kg/ha để xử lý cỏ dại trong những vườn nho trưởng thành.
13. Thời điểm thu hoạch nho
– Thời gian thu hoạch nho thường bắt đầu 30-70 ngày sau khi cây ra quả, vào thời điểm quả mọng đổi màu từ xanh lá sang vàng (đối với giống trắng) hoặc đỏ tím (đối với giống đỏ).
– Trong giai đoạn này, nho thường có sự gia tăng lượng đường và giảm axit bên trong.
– Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cũng như phân bón mà năng suất trung bình của các giống không hạt dao động từ 20-30 tấn/ha/năm; từ 40-50 tấn/ha/năm đối với các giống gieo hạt.
Nho thường được thu hoạch sau 30-70 ngày ra quả.
14. Bảo quản nho sau thu hoạch
14.1. Phân loại nho
Trước khi đóng gói, bà con hãy phân loại nho theo kích thước quả, màu sắc và độ đồng đều của chúng.
14.2. Làm mát nho
Quả mọng phải được cất trữ ở nhiệt độ dưới 5 độ C trong tủ lạnh hoặc phòng lạnh trong vòng 6 giờ sau khi hái để giảm thiểu sự mất nhiệt và độ ẩm.
14.3. Bảo quản nho trong kho
Phun quả mọng bằng thuốc diệt nấm như Captan, Aureofungin, v.v… để có thể kéo dài thời gian bảo quản từ 5-7 ngày. Điều kiện bảo quản tốt nhất là 0 độ C và độ ẩm tương đối 92-96%.
Biên tập bởi Agmin.vn