Sau khi tiêm vaccine phòng bệnh, các phản ứng như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, hơi đau đầu có thể xảy ra. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc không biết tiêm phòng xong có được tắm không. Cùng giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây!
Lợi ích của việc tiêm phòng đầy đủ
Trước khi giải đáp thắc mắc “tiêm phòng xong có được tắm không?”, hãy cùng đi vào tìm hiểu lợi ích của việc tiêm phòng đầy đủ. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch được cho là biện pháp hiệu quả nhất để có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm vaccine phòng bệnh giúp cơ thể bạn tạo ra các kháng thể tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh mà không cần phải mắc bệnh. Những lợi ích của tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch có thể kể đến bao gồm:
Giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm
Tiêm phòng đầy đủ giúp hệ miễn dịch có thể tạo ra “tấm khiên” bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, đối với trẻ em, do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh: bại liệt, sởi, ho gà, uốn ván, viêm màng não, viêm não Nhật Bản,… Bởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên nếu chẳng may bị bệnh, trẻ có thể bị ảnh hưởng nặng nề cả về sức khỏe, tính mạng và cuộc sống sau này.
Giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng
Khi được tiêm phòng đầy đủ, cơ thể sẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và người xung quanh. Tiêm vaccine phòng bệnh cũng là biện pháp quan trọng để tạo miễn dịch cộng đồng mà người dân không cần phải mắc bệnh.
Ví dụ gần nhất là việc tiêm vaccine phòng virus Corona trên cả nước đã giúp Việt Nam về cơ bản có thể kiểm soát dịch Covid – 19 một cách toàn diện. Hiện nay, Bộ Y tế nhận định Covid 19 không còn là tình trạng khẩn cấp.
Tiết kiệm chi phí điều trị
Chi phí tiêm phòng thường thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị bệnh. Việc tiêm phòng đầy đủ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và từ đó giảm chi phí điều trị, giảm thiểu tình trạng phải nhập viện và giảm bớt chi phí phòng bệnh.
Bảo vệ sức khỏe trong tương lai
Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bạn trong tương lai và giảm nguy cơ biến chứng khi mắc bệnh nguy hiểm. Theo thống kê, có khoảng 85% người đã từng tiêm phòng có thể kháng lại các bệnh mà họ đã từng tiêm trước đó, trong khi con số này ở những người chưa tiêm còn chưa tới 10%. Ngoài ra, việc tiêm phòng vaccine còn có thể làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và giảm tỷ lệ tử vong một cách tối đa.
Nhận thức được tầm qua trọng của việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách tiêm chủng toàn dân với chương trình tiêm chủng mở rộng để có thể bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên số lượng vaccine có trong chương trình này còn bị giới hạn, vì thế bạn có thể lựa chọn tiêm thêm các mũi vaccine dịch vụ khác theo đúng lịch trình.
Lưu ý trước khi tiêm vaccine
Để đảm bảo việc tiêm phòng vaccine diễn ra tốt nhất và tránh tối đa những phản ứng nghiêm trọng, trước khi tiêm bạn cần lưu ý những điều sau:
- Thông báo với bác sĩ về bệnh sử: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào trước đây, bạn nên thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm phòng. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang mắc các bệnh lý mãn tính có liên quan đến tim mạch, giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu thì việc khám sàng lọc trước tiêm là vô cùng cần thiết.
- Uống đủ nước và không sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn trước khi tiêm
- Mặc trang phục thoải mái và phù hợp. Tốt nhất bạn nên mặc áo cộc tay để tránh những rắc rối khi tiêm
- Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm vaccine.
Những lưu ý trên có thể khác nhau đối với từng loại vaccine cụ thể. Do đó, bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ của mình trước khi tiêm vaccine. Liên hệ hotline 0949 416 006 hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký tiêm chủng trọn gói.
Những phản ứng sau khi tiêm vaccine
Những phản ứng thông thường
Cũng như các loại thuốc khác, sau khi tiêm vaccine cơ thể bạn có thể xuất hiện một vài phản ứng nhẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang nhanh chóng tạo ra các kháng thể để chống lại các tác nhân gây hại. Những phản ứng thường gặp nhất bao gồm:
- Sưng đỏ, hơi nóng và đau ở chỗ tiêm
- Sốt nhẹ, đau đầu
- Đau cơ
- Khó chịu hoặc buồn nôn
- …
Bạn không cần quá lo lắng nếu gặp các dấu hiệu trên bởi những phản ứng này sẽ tự biến mất sau vài ngày. Bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm nhẹ nhàng lên vùng da mới tiêm hoặc uống paracetamol để giảm sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Những phản ứng bất thường
Những phản ứng bất thường sau khi tiem vaccine có thể bao gồm:
- Phản ứng dị ứng nặng: Triệu chứng có thể bao gồm ngứa, phát ban, khó thở và huyết áp thấp.
- Viêm não: Triệu chứng bao gồm đau đầu nghiêm trọng, nôn mửa, khó khăn khi nhìn, co giật và mất cảm giác.
- Viêm cơ tim: Triệu chứng bao gồm đau thắt ngực, khó thở và mệt mỏi.
Những phản ứng kể trên thường này tương đối hiếm gặp và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên nếu bạn gặp phản ứng dị ứng nặng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Tiêm phòng xong có được tắm không?
Tiêm phòng xong có được tắm không là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những cha mẹ có con nhỏ. Một số phản ứng sau khi tiêm như sốt, nóng người và đau cơ có thể là nguyên nhân khiến người không dám tắm. Tâm lý sợ vết tiêm bị ảnh hưởng dẫn đến nhiễm trùng cũng làm dấy lên nghi ngại tiêm phòng xong có được tắm không. Thực tế, các chuyên gia vẫn khuyên mọi người nên giữ vệ sinh cá nhân một cách sạch sẽ sau khi tiêm bởi hành động này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, những phản ứng phụ sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày.
Tuy không cấm tắm sau tiêm phòng nhưng để đảm bảo an toàn một cách tối đa, bạn nên tắm bằng nước ấm. Việc tắm bằng nước ấm sau khi tiêm vaccine giúp cơ thể được thư giãn hơn và phàn nào đó giúp giảm tình trạng đau mỏi cơ do hoạt động của hệ miễn dịch.
“Tiêm phòng xong có được tắm không?” bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Không chà sát mạnh lên vùng dạ mới tiêm vì có thể làm xước da và gây nhiễm trùng
- Không ngâm mình quá lâu, lau người và sấy tóc thật khô sau khi tắm
- Không tắm khi đang sốt trên 38.5 độ
Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý theo dõi khoảng 1 – 2 tiếng sau tiêm rồi mới cho bé đi tắm trong trường hợp bé không có các phản ứng nghiêm trọng. Đặc biệt cần lưu ý tắm cho bé ở chỗ kín đáo và tránh gió.
Cần làm gì để chăm sóc sức khỏe sau tiêm phòng
Bên cạnh câu hỏi tiêm phòng xong có được tắm không thì rất nhiều người quan tâm việc chăm sóc sức khỏe sau tiêm phòng. Các chuyên gia khuyến cáo sau khi tiêm phòng, bạn cần chăm sóc sức khỏe của mình để đảm bảo hiệu quả của việc tiêm phòng và giảm thiểu các phản ứng phụ có thể xảy ra
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi tiêm phòng, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 24 giờ để giảm thiểu các phản ứng phụ có thể xảy ra
- Uống đủ nước và bổ sung hoa quả có chứa nhiều vitamin C để giúp cơ thể luôn thấy thoải mái và tạo điều kiện để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn
- Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, nên ăn đủ bữa với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn hoặc ăn súp/ cháo để dễ tiêu hơn.
- Theo dõi các triệu chứng như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau đớn, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm. Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc tiêm phòng xong có được tắm không. Bạn nên thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ và chuyên gia y tế, nên tiêm phòng ở những địa chỉ uy tín, chất lượng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0949416006 – 0947616006 – 0911858616
Tell: (84-24) 3927 5568 ext *3036 – *3388 – *2244
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc