Quay trở lại khoảng 300 triệu năm trước, loài chuồn chuồn là một trong những loài côn trùng đầu tiên sống trên hành tinh này. Quá trình tiến hóa đã giúp chúng hoàn thiện kỹ năng bay, săn mồi và trở nên thật đáng kinh ngạc với vẻ ngoài bắt mắt, hấp dẫn. Tuy nhiên ít ai biết rằng chuồn chuồn còn là kẻ săn mồi hung dữ, chúng có bộ hàm dưới rất sắc nhọn, góc nhìn khoảng 360 độ và có thể bay ngược về phía sau. Dưới đây là 7 sự thật sẽ thay đổi cách nhìn nhận của bạn về loài con côn trùng độc đáo, cổ xưa này:
Chuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trung
Chuồn chuồn là nỗi khiếp sợ nếu bạn là một con muỗi, muỗi vằn hoặc những loài bọ nhỏ bé khác. Chúng không chỉ đơn giản là đuổi theo con mồi. Thay vào đó, chúng chặn con mồi giữa không trung bằng các cuộc phục kích trên không. Chuồn chuồn có thể đánh giá tốc độ và quỹ đạo của con mồi rồi điều chỉnh hướng bay của chúng và sau đó chặn đứng chúng. Do có những kỹ năng điêu luyện như vậy nên trong các cuộc săn mồi của chuồn chuồn thì tỷ lệ thành công là 95%.
Báo New York Times báo cáo:
Một nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng hệ thống thần kinh của chuồn chuồn có thể tập trung và định vị rõ ràng 1 mục tiêu mặc dù con mồi đó đang bay giữa đàn đang chuyển động của chúng với số lượng lớn. Điều này giống như việc bạn vào một nhà hàng ồn ào nhưng vẫn có thể tập trung nói và nghe được những câu chuyện từ những người bạn. Các nhà nghiên cứu cũng xác định được một loại mạch chủ gồm 16 tế bào thần kinh kết nối với bộ não của chuồn chuồn và động cơ bay trong lồng ngực. Với sự trợ giúp của khối dây thần kinh đó, chuồn chuồn có thể theo dõi mục tiêu đang di chuyển, tính toán một quỹ đạo để đánh chặn chúng và điều chỉnh tinh vi đường đi khi cần thiết. Theo quy luật, cuộc đi săn nào cũng có những thiếu sót cho đến khi nó kết thúc.
Về cơ bản, người ta thường liên tưởng đến “máy bay chiến đấu tàng hình” khi nhắc đến khả năng săn mồi một cách nhanh chóng, hiệu quả và thông minh của chuồn chuồn.
2. Chuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọn
Với chiến lược săn mồi ấn tượng, nhưng khả năng xé toạc con mồi của chuồn chuồn mới thực sự nâng năng lực ăn mồi sống của chúng lên một cấp độ khác. Chuồn chuồn và chuồn chuồn kim đều thuộc họ Chuồn Chuồn, có nghĩa là “những kẻ có răng.” Lý do của tên gọi này bởi vì hàm dưới của chúng có răng. Khi săn mồi, chuồn chuồn chộp lấy con mồi bằng chân, xé toạc cánh bằng hàm răng sắc nhọn để chúng không thể trốn thoát, rồi sau đó xẻ chúng ra từng mảnh mà không cần phải hạ cánh xuống đất.
3. Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ
Có rất ít loài trong vương quốc động vật có thể bắt kịp khả năng bay ngoạn mục của chuồn chuồn. Chúng có hai đôi cánh với phần cơ bắp ở ngực để có thể làm việc một cách độc lập. Điều này cho phép chúng thay đổi góc của mỗi đôi cánh và thể hiện sự linh hoạt cao trong không trung.
Chuồn chuồn có thể bay theo bất kỳ hướng nào bao gồm cả bay ngang và bay lùi, và cũng có thể bay lơ lửng ở một chỗ duy nhất trong vòng một phút hoặc hơn. Khả năng tuyệt vời này là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một kẻ “sát thủ trên không” – chúng có thể di chuyển xung quanh con mồi từ bất kỳ hướng nào mà không hề gây nghi ngờ.
Chúng không chỉ lanh lợi mà còn rất nhanh nhẹn khi một số loài chuồn chuồn có thể đạt tốc độ tối đa 18 dặm một giờ (30km/h). Chúng cũng nổi tiếng với sự khéo léo và bền bỉ của mình. Một số loài được gọi là kẻ gan dạ toàn cầu – Chuồn chuồn ngô, vì chúng có thể bay qua đại dương trong quá trình di chuyển với quãng đường lên tới 11.000 dặm(>17.000 km) và đạt danh hiệu loài côn trùng di cư dài nhất thế giới.
Với tốc độ, khoảng cách và tính linh hoạt khi săn mồi, chuồn chuồn là một trong những động vật phi thường nhất trên hành tinh.
4. Đầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắt
Nếu bạn nhìn vào đầu của con chuồn chuồn, bạn có thể nhận thấy một điều rất đặc biệt. Hay nói cách khác, có hơn 30.000 thứ đặc biệt. Khu vực đầu của chuồn chuồn chủ yếu là khu tổng hợp mắt khổng lồ của chúng chứa 30.000 khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh lại mang thông tin về môi trường xung quanh chúng. Chuồn chuồn có tầm nhìn 360 độ và chỉ với một điểm mù đằng sau chúng. Tầm nhìn phi thường này là một trong những lý do tại sao chúng có thể dễ dàng quan sát một con mồi đơn lẻ trong một đám côn trùng và đi sau chúng để tránh va chạm với những đám côn trùng khác.
Chúng không chỉ có một tầm nhìn đặc biệt mà còn có thể nhìn thế giới bằng những màu sắc mà chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được. Theo Nhà khoa học mới:
Con người có thị lực ba màu, nghĩa là những màu sắc mà chúng ta thấy là sự kết hợp của màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây. Điều này là do ba loại protein nhạy cảm với ánh sáng trong mắt chúng ta, được gọi là opsins. Chúng ta không đơn độc: vì ngoài ra còn có thị lực hai màu và bốn màu tồn tại chủ yếu trong thế giới động vật, từ động vật có vú đến chim và các loài côn trùng. Một nghiên cứu về 12 loài chuồn chuồn đã phát hiện ra rằng mỗi loài có dưới 11 loại opsins, và một số loài lớn hơn thì có 30 loại opsins khác nhau.
5. Chuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nước
Chuồn chuồn đẻ trứng trong nước, và khi ấu trùng nở, chúng sống dưới nước trong vòng hai năm. Trên thực tế, tùy thuộc vào độ cao và phạm vi sinh sống, một số loài có thể ở trong trạng thái ấu trùng đến sáu năm. Chúng sẽ lột da lên đến 17 lần cho đến khi phát triển và sẵn sàng bơi lên bề mặt nước và biến thành những con chuồn chuồn mà chúng ta thấy trên không trung.
Chúng đặc biệt thích nghi với cuộc sống dưới nước ở giai đoạn này với khả năng săn mồi và tốc độ cực nhanh. Chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm các loại ấu trùng côn trùng, nòng nọc và cá! Và đôi khi chúng cũng ăn những con ấu trùng chuồn chuồn khác. Những anh chàng này cũng là những kẻ săn mồi cực mạnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giai đoạn ấu trùng trong video dưới đây:
https://www.facebook.com/CenterforBioDiv/videos/10154265105315460/
6. Một số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặn
Nhà côn trùng học Chris Goforth viết: “Có rất ít côn trùng sống trong đại dương. Một số ý tưởng đã đưa ra lí do tại sao … nhưng một trong những lý do rõ ràng là nước biển rất mặn và một số côn trùng không thể sống sót trong môi trường đó. Điều này có vẻ không phải là vấn đề đối với loài chuồn chuồn. Một số loài như chuồn chuồn ven biển (Erythrodiplax berenicei) có thể thành công trong việc sinh con đẻ cái trong môi trường nước mặn hơn gấp nhiều lần so với nước biển. “
Thật vậy, chuồn chuồn ven biển là một loài đặc trưng bởi môi trường sống của nó bao gồm đầm lầy muối, rừng ngập mặn và hồ nước muối.
7. Bạn có thể ghé thăm nơi trú ẩn của chuồn chuồn trên khắp thế giới
Chuồn chuồn cần được bảo vệ khỏi những nguy hiểm mà con người tạo ra, từ sự ô nhiễm đến việc mất dần môi trường sống. May thay, có rất nhiều khu bảo tồn trên khắp thế giới.
Vương quốc Anh đã có khu bảo tồn chuồng chuồn đầu tiên mang tên Trung tâm Chuồn chuồn vào năm 2009.
Theo Guardian, “Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Wicken Fen ở Cambridgeshire, trung tâm mới này với hy vọng sẽ làm thay đổi sự suy giảm của 42 loài được tìm ở Anh quốc. Các nhà bảo tồn đang đổ lỗi sự suy giảm này là do việc mất dần các khu đầm lầy, thuốc trừ sâu và tác hại của chúng lên các khu đất nông nghiệp. “
Những người yêu thích chuồn chuồn có thể ghé thăm một khu bảo tồn ở phía Tây nam Hoa Kỳ. Khu ao bảo tồn chuồn chuồn Sanctuary ở Albuquerque, New Mexico, là khu ao bảo tồn đầu tiên của quốc gia này và là nơi có nhiều loài chuồn chuồn đa dạng nhất.
Trên khắp Thái Bình Dương, những người yêu thích chuồn chuồn có thể tận mắt quan sát loài sinh vật này trong nhiều khu bảo tồn động vật hoang dã ở Nhật Bản. Chúng được tạo ra để đảm bảo môi trường sống của con chuồn chuồn cũng như sự đa dạng của loài vật này.
Chuồn chuồn thực hiện nhiệm vụ rất thú vị đó là giúp con người kiểm soát số lượng côn trùng, đặc biệt là những con vật gây hại cho chúng ta nhất chẳng hạn như muỗi và ruồi. Chúng cũng truyền cảm hứng cho chúng ta để tạo ra những công nghệ mới dựa trên kỹ năng bay và tầm nhìn đáng kinh ngạc của chúng. Việc nhỏ nhất mà con người chúng ta có thể là là hỗ trợ việc bảo tồn môi trường sống của chuồn chuồn để chúng có thể tiếp tục tồn tại trong 300 triệu năm nữa.