Giàu mà có đức
Người xưa dạy: tiền là vật ngoại thân. Ai ai cũng biết, ai ai cũng truy cầu. Kẻ tráng niên vì thoả chữ dục; đàn bà đẹp vì vinh hoa; người già vì giải vấn đề cuối đời; kẻ trí vì danh tiếng; quan lại vì làm tốt chức trách, vân vân, vậy nên đều truy cầu nó.
Có người thậm chí vì nó mà tranh đấu, kẻ mạnh dấn thân chỗ hiểm; kẻ nóng tính vì nó mà có thể hành hung; kẻ tật đố vì nó nên tức khí mà chết. Dân giàu là cái đạo của vua quan, hạ mình vì tiền là hạ sách. Giàu mà vô đức sẽ nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức là chỗ mọi người mong mỏi, vậy nên giàu là không thể không tuyên [dương] đức.
Đức là tích từ đời trước; vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra, vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng. Mà muốn được thế ắt phải hiểu việc nhân quả, minh tỏ điều ấy thì có thể tự kiềm chế cái tâm của quan và dân, thiên hạ giàu có mà thái bình.
Lý Hồng Chí27 tháng Giêng, 1995
Rộng lớn1
Pháp Lý của Pháp Luân Đại Pháp đối với tu luyện của bất kỳ ai, kể cả tín ngưỡng tôn giáo, đều có tác dụng chỉ đạo, đây là Lý của vũ trụ, là Chân Pháp2 mà xưa nay chưa từng giảng. Quá khứ không cho phép con người biết được Lý của vũ trụ (Phật Pháp), Ông vượt xa khỏi hết thảy những học thuật và luân lý trong xã hội từ xưa đến nay. Điều được truyền trong tôn giáo trước đây và những gì con người cảm thụ được đều chỉ là vỏ ngoài nông cạn và hiện tượng mà thôi. Còn nội hàm bác đại tinh thâm của Ông là chỉ những người tu luyện tại các tầng thứ chân tu3 khác nhau mới có thể thể ngộ4 và triển hiện ra được, mới có thể thật sự thấy Pháp là gì.
Lý Hồng Chí6 tháng Hai, 1995
Chân tu5
Hỡi các đệ tử chân tu, tôi dạy chư vị là Pháp tu Phật tu Đạo, vậy mà chư vị lại kể khổ với tôi vì những tổn thất về lợi ích nơi người thường, chứ không thấy khổ não vì tâm chấp trước nơi người thường của bản thân vẫn chưa buông bỏ được, đó là tu luyện sao? Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là ‘tử quan’6 dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua, đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường.
Kỳ thực, khi chư vị cảm thấy danh-lợi-tình nơi người thường đang chịu phương hại mà khổ não, thì đã là tâm chấp trước người thường đang chưa buông bỏ được đó. Chư vị hãy nhớ cho kỹ! Tu luyện tự nó không hề khổ, điểm chốt là không buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ.
Chư vị từ thế giới thánh khiết và tốt đẹp không gì sánh nổi rơi rớt tới đây, là vì chư vị tại tầng thứ đó mà có tâm chấp trước. Khi rơi rớt xuống thế giới bên dưới và, nếu so sánh, là dơ bẩn nhất này, chư vị không nhanh chóng tu trở về, lại còn bám cứng những thứ dơ bẩn trong thế giới dơ bẩn ấy mà không buông bỏ, thậm chí thiệt hại một chút đã thống khổ không chịu nổi. Chư vị biết chăng? Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường, hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ, vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể mang theo những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy tiến vào thiên quốc chăng?
Lý Hồng Chí22 tháng Năm, 1995
Minh trí
Khi tôi bảo một số học viên rằng tư tưởng quá khích là khi một chủng nghiệp tư tưởng đang khởi tác dụng; hiện nay rất nhiều học viên coi hết thảy niệm đầu chưa đủ tốt của bản thân lúc bình thường cho rằng là nghiệp tư tưởng; thế không đúng. Bản thân chư vị nếu không còn niệm đầu bất hảo nào cả, thì chư vị tu gì nữa?! Thuần khiết thế thì chư vị chẳng phải là Phật rồi sao? Đó là một loại nhận thức sai lầm. Trong tư tưởng của mình kịch liệt phản ứng ra những niệm đầu dơ bẩn, hoặc lăng mạ Sư phụ, lăng mạ Đại Pháp, lăng mạ người, v.v. bài trừ không đi, trấn áp không chịu, thế thì mới là nghiệp lực tư tưởng. Nhưng cũng có một số là yếu, nhưng khác với niệm đầu tư tưởng bình thường, phải nhất định minh xác.
Lý Hồng Chí23 tháng Năm, 1995
Ngộ
Nhân thế7 hỗn độn, vàng thau lẫn lộn8. Như Lai hạ thế ắt là lặng lẽ. Khi truyền Pháp, ắt có tà môn can nhiễu. Đạo và ma cùng truyền, cùng tại một thế gian; thật thật giả giả, quan trọng ở ‘Ngộ’. Phân biệt ra sao, ắt có ‘thượng sỹ’9. Ai đúng là có duyên có thể ngộ ra, lần lượt liên tiếp đến, nhập Đạo đắc Pháp. Nhận ra chính-tà, đắc chân kinh, thân nhẹ hơn, huệ tăng lên, tâm tròn đầy, lên thuyền Pháp phiêu phiêu10. Lành thay! Hãy nỗ lực tinh tấn, một mạch đến viên mãn.
Những ai khó ngộ trong thế gian hỗn độn, sống vì tiền bạc, chết vì quyền thế, vui buồn chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi11, nhọc nhằn tranh đấu, suốt đời tạo nghiệp. Kẻ ấy mà nghe Pháp này ắt cười chê, mồm phun ra hai chữ ‘mê tín’, trong tâm ắt khó giải khó tin; những kẻ như thế là ‘hạ sỹ’12, khó độ. Nghiệp lớn đến mức bao kín thân họ, phong bế trí của họ, bản tính không còn.
Lý Hồng Chí14 tháng Sáu, 1995
Vì sao không được thấy
Thấy mới tin, không thấy không tin, vậy đó là cái thấy của kẻ ‘hạ sỹ’. Người ở trong mê13, tạo nghiệp nhiều lắm, bản tính bị mê đâu thể nào thấy được. Ngộ trước thấy sau, tu tâm trừ nghiệp, bản tính hễ xuất liền có thể thấy. Ấy vậy vị ‘thượng sỹ’ dù thấy hay không, vẫn dựa vào Ngộ mà viên mãn. Người ta có người thấy có người không thấy14, ấy là tầng thứ định ra thế, căn cơ khiến như thế. Người tu phần đông không thấy là vì có truy cầu nhìn thấy, đó là chấp trước, vậy không bỏ nó đi thì không thấy. Phần đông là do nghiệp lực ngăn trở, hoặc hoàn cảnh không thích hợp, hoặc Pháp tu15 định ra thế, có nhiều nguyên nhân, định riêng từng người. Ai mà thấy, là thấy có chỗ không rõ, không rõ mới có thể ngộ Đạo. Như thân nằm trong cảnh, không gì không rõ, thì người đó đã khai công, không thể tu tiếp, không tồn tại cái ‘ngộ’ đó nữa.
Lý Hồng Chí16 tháng Sáu, 1995
Học Pháp
Những người trí thức khi học Đại Pháp, cần chú ý một vấn đề rất nổi cộm, đó là dùng phương pháp học tập sách vở lý luận nơi người thường để học Đại Pháp, tựa như tuyển chọn những trích dẫn lời của danh nhân mang tính nhắm thẳng rồi đối chiếu với hành động của bản thân mà học theo như thế, đó là có trở ngại đối với sự đề cao của người tu luyện. Còn có người nghe nói Đại Pháp có nội hàm rất thâm sâu, trong đó có những điều rất cao chỉ đạo tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, vậy bèn đào sâu vào từng chữ từng chữ, kết quả không phát hiện được gì. Thói quen ấy là được dưỡng thành16 qua một thời gian lâu học tập lý luận chính trị, cũng là một loại nhân tố ảnh hưởng đến tu luyện, hiểu nhầm Pháp.
Mọi người khi học Pháp, không được ôm giữ cách nghĩ tìm phần có tính nhắm thẳng rằng nhất định phải giải quyết vấn đề để mà học, thực ra, đó cũng là một loại chấp trước biến tướng (không kể lúc có mâu thuẫn cần giải quyết đặc biệt). Nếu muốn học Pháp thật tốt, chỉ có là không ôm giữ bất kể mục đích nào mà học thì mới đúng. Mỗi lần đọc xong một lần cuốn «Chuyển Pháp Luân», minh bạch ra một chút thì chính là đề cao; cho dù chư vị đọc xong một lần chỉ minh bạch ra một vấn đề, đó cũng là chân chính đạt được đề cao rồi.
Kỳ thực, chư vị khi tu luyện, sẽ chính là từng chút một từng chút một mà tu lên trong khi không biết không cảm thấy. Hãy nhớ kỹ: cần ‘vô sở cầu nhi tự đắc’17.
Lý Hồng Chí9 tháng Chín, 1995
Phụ đạo như thế nào
Các nơi có rất nhiều phụ đạo viên có nhận thức rất cao về Đại Pháp, có thể gương mẫu, tổ chức điểm luyện công được rất tốt. Nhưng cũng có phụ đạo viên làm chưa đầy đủ, thể hiện chủ yếu là ở phương pháp công tác. Ví như, để học viên nghe theo phụ đạo viên, mục đích là thuận tiện cho khai triển công tác, ở điểm luyện công đã dùng phương pháp dạng thức mệnh lệnh để tiến hành công tác, thế là không được. Học Pháp là tự nguyện. Nếu người học tự tâm không muốn làm như thế, thì vấn đề gì cũng không giải quyết được, còn xuất hiện mâu thuẫn. Nếu không sửa cho đúng, sẽ tăng cường mâu thuẫn, từ đó phá hoại nghiêm trọng việc học Pháp.
Còn có người quá hơn nữa, vì để mọi người tín phục và phục tùng, thường hay làm những tin đồn, hoặc làm những thứ giật gân để đề cao danh tiếng bản thân, hoặc phô trương tài đặc biệt, như thế đều không được. Phụ đạo viên chúng ta là tự nguyện vì mọi người mà nghĩa vụ phục vụ, không phải là Sư phụ, càng không nên có chủng tâm chấp trước ấy.
Như vậy chúng ta làm công tác phụ đạo thế nào cho tốt? Trước hết cần đặt bản thân là ở trong các học viên, chứ không được có tâm [coi mình] ở trên các học viên. Làm công tác mà có chỗ không rõ, thì hãy khiêm tốn cùng mọi người suy xét với nhau. Làm sai rồi, hãy thành tâm nói với các học viên: “Tôi cũng là người tu luyện như mọi người, trong công tác khó tránh sai sót, việc này tôi làm sai rồi, vậy theo cách đúng mà làm”. Có thành ý mong mọi người cùng nhau làm việc tốt, chư vị thử xem kết quả sẽ thế nào? Không ai sẽ nói chư vị không ra sao cả, trái lại sẽ nhìn nhận rằng chư vị học Pháp được tốt, tấm lòng thoáng đãng. Thực ra có Đại Pháp ở đây, ai ai cũng đang học. Nhất cử nhất động của phụ đạo viên, tốt hay không tốt, các học viên đều sẽ đối chiếu với Đại Pháp mà đo lường, nhìn thấy rất rõ. Hễ có niệm đầu đưa mình lên cao, học viên sẽ nghĩ tâm tính của chư vị có vấn đề, vậy nên, khiêm tốn mới làm việc được tốt. Danh tiếng là nhờ học Pháp được tốt mà dựng lập nên. Một người tu luyện có thể không sai lầm sao?
Lý Hồng Chí10 tháng Chín, 1995
Khung
Vũ trụ mênh mang thế, thiên thể to lớn thế, không phải điều mà con người có thể thăm dò mà biết được
Vật chất vi tế thế, không phải điều con người có thể mò mẫm ra đượcThân thể người vô cùng huyền áo, không phải chút học vấn tầm thường ở bề mặt của nó mà con người vốn biết
Sinh mệnh quá nhiều và phức tạp, vĩnh viễn sẽ là chỗ mê vĩnh hằng của nhân loại
Lý Hồng Chí24 tháng Chín, 1995
Cảnh giới
Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.
Lý Hồng Chí25 tháng Chín, 1995
Thế nào là Không
Thế nào là Không, chấp trước không tồn tại là ‘Không’ thật sự18, chứ không phải không có vật chất, nhưng Thiền tông đã Pháp mạt rồi, không gì để truyền. Loạn Pháp mạt thế19 có những học giả ôm cứng cái lý Không, điên điên khùng khùng, cứ như đã ngộ được cái gốc của triết lý, bản thân tổ Đạt Ma nói rằng chỉ có Pháp sáu đời, sau là không gì để truyền. Sao vẫn không ngộ ra, nếu như nói: đều không cả, vô Pháp, vô Phật, vô hình tượng, vô ngã, vô tồn tại, thì Đạt Ma là vật gì? Vô Pháp, thì cái lý Không của Thiền tông là vật gì? Nếu vô Phật vô hình tượng, thì Thích Ca Mâu Ni là ai? Chư vị vô danh, vô hình, vô ngã, vô tồn, toàn là không cả, thì ăn cơm uống nước để làm gì? Mặc quần áo làm gì? Móc mắt ra thì sao? Chư vị sao còn chấp trước vào thất tình lục dục của người thường. Như Lai giảng Không thực ra là ý rằng không có nhân tâm, vô lậu là chân lý tuyệt đối của cái không. Vũ trụ vốn bằng vật chất mà tồn tại, mà thành, mà trụ, sao có thể ‘Không’ được. Không do Như Lai truyền thì Pháp sống rất ngắn, Lý cũng tuyệt mất không tồn tại, Pháp của La Hán không phải Phật Pháp! Hãy ngộ! Hãy ngộ!
Lý Hồng Chí28 tháng Chín, 1995
Kiên định
Có Sư phụ ở đây thì tín tâm mười phần đầy đủ, không có Sư phụ ở đây thì không có hứng tu, cứ như là vì Sư phụ mà tu, vì hứng thú mà đến, ấy là chỗ yếu rất lớn của kẻ ‘trung sỹ’20. Thích Ca, Jesus, Lão Tử, Khổng Tử đã ra đi hơn hai nghìn năm rồi, nhưng đệ tử của họ xưa nay không cảm thấy rằng không có sư phụ ở đó thì không thể tu. Tu ấy là việc của bản thân mình, không ai làm thay, người làm sư phụ về bề mặt chỉ là bảo cho họ Pháp Lý. Tu tâm đoạn dục, minh huệ bất hoặc21 ấy là trách nhiệm của tự mình. Vì hứng thú mà đến, tâm ắt không vững, nhập thế tục22 liền quên mất cái gốc này. Nếu không giữ vững niệm ấy, cả đời sẽ không được gì. Không biết bao giờ mới lại có cơ duyên, khó lắm thay!
Lý Hồng Chí6 tháng Mười, 1995
Luận thuật của Phật giáo là bộ phận nhỏ yếu23 nhất của Phật Pháp
Hỡi chúng sinh! Chớ dùng Phật giáo để đo lường Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, đó không cách nào đo lường. Vì người ta đã quen việc coi kinh thư của Phật giáo là Pháp. Thực ra Thiên Thể24 quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà. Thái cực của Đạo Gia cũng chỉ là vũ trụ lý giải của tầng thứ nhỏ, đến tầng người thường này đã là không có Pháp thực chất nữa, mà chỉ có chút hiện tượng lẻ tẻ ở biên duyên25 vũ trụ có thể khiến người ta tu luyện mà thôi. Vì người thường là người ở tầng thứ thấp nhất, nên cũng không để con người biết được Phật Pháp chân chính. Nhưng người ta từng nghe thánh nhân giảng: Kính Phật có thể gieo mầm nhân quả cơ duyên tu luyện, người tu luyện trì chú có thể được sinh mệnh cao cấp bảo hộ, giữ gìn giới luật có thể đạt tiêu chuẩn người tu luyện. Xưa nay vẫn luôn có người nghiên cứu những lời mà Giác Giả giảng có phải là Phật Pháp hay không? Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật Pháp. Phật Pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính. Pháp Luân Đại Pháp là lần đầu tiên từ vạn cổ đưa đặc tính của vũ trụ (Phật Pháp) lưu cấp cho con người, tương đương với lưu cấp cho con người một chiếc thang lên trời, vì vậy chư vị lẽ nào có thể dùng những điều trong Phật giáo để đo lường Đại Pháp của vũ trụ?
Lý Hồng Chí8 tháng Mười, 1995
Thế nào là Trí
Những danh nhân, học giả, các loại chuyên gia ở xã hội nhân loại, con người cảm thấy họ rất vĩ đại, thực ra đều rất nhỏ bé, vì họ là người thường. Tri thức của họ cũng chỉ là chút xíu lẻ tẻ của những gì khoa học xã hội người thường hiện đại nhận thức được mà thôi. Vũ trụ to lớn thế, từ hoành quan nhất cho đến vi quan26 nhất, xã hội nhân loại là chính ở trung gian nhất, tầng ngoài nhất, bề mặt nhất. Sinh mệnh cũng là hình thức tồn tại thấp nhất, thế nên nhận thức về vật chất và tinh thần cũng rất nhỏ bé, nông cạn mà lại đáng thương. Nắm vững hết toàn bộ tri thức của nhân loại thì vẫn là một người thường thôi.
Lý Hồng Chí9 tháng Mười, 1995
Không phải là công tác mà là tu luyện
Có thể chiểu theo yêu cầu của tôi về trạm phụ đạo mà làm hay không, đó là một nguyên tắc rất trọng yếu! Là liên quan đến hình thức lưu truyền Pháp trong tương lai. Tại sao không thể buông bỏ thói quen được nuôi dưỡng qua thời gian lâu ở chốn quan trường27? Không được coi trạm phụ đạo như đơn vị hành chính ở xã hội người thường để đối đãi bằng phương pháp công tác và thái độ của nó, nào là ra các văn kiện nào đó, làm các quán triệt hay chấp hành nào đó, đề cao nhận thức nào đó. Người tu luyện Đại Pháp chỉ có thể đề cao tâm tính tu luyện và tầng thứ quả vị. Đôi lúc mở hội họp cũng làm thành lề lối như ở đơn vị công tác của người thường, ví như: nào là quan chức lên phát biểu, nào là lãnh đạo làm tổng kết, giờ đây những thói quen hủ bại và thủ tục quan liêu ở xã hội ấy thì ngay cả quốc gia cũng đang muốn cải cách, vậy đã làm người tu luyện, đã biết rằng mọi phương diện của nhân loại thời kỳ mạt Pháp là không còn tốt nữa, thì tại sao vẫn không buông bỏ lề lối phương pháp công tác vốn quá không thích hợp với tu luyện? Chúng ta tuyệt đối sẽ không làm thành cơ cấu hành chính hoặc cơ quan sự nghiệp ở xã hội.
Trước đây từng có một số người đã nghỉ hưu không có việc gì làm, cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp rất hay, bèn đề xuất rằng muốn ra làm công tác, để lấp vào cảm giác trống rỗng khó chịu do nhàn rỗi mà ra. Tất nhiên không thể được! Pháp Luân Đại Pháp là tu luyện, chứ không phải công tác, hết thảy nhân viên công tác của chúng ta trước hết phải là người thực tu tâm tính cao, mẫu mực trong tu luyện tâm tính, không cần lãnh đạo theo dạng thức người thường.
Lý Hồng Chí12 tháng Mười, 1995
Về hưu rồi mới tu
Một số học viên đã từng nghe giảng trên lớp và căn cơ rất khá, vì công việc bận rộn nên không luyện nữa, đáng tiếc thay! Nếu là người thường bình thường, thì tôi khỏi nhiều lời thế này, tuỳ họ đi thôi, nhưng bộ phận những người này là có hy vọng. Đạo đức nhân loại đang hàng ngày trượt cả nghìn dặm trên dốc lớn, người thường đều đang bị sóng cuốn theo dòng, càng ly xa Đạo càng khó tu trở về. Thực ra tu luyện chính là tu cái tâm người ta, nhất là ở hoàn cảnh đơn vị công tác phức tạp, thì chính là cơ hội tốt đề cao tâm tính, hễ về hưu, thì đó chẳng phải mất đi một hoàn cảnh tốt nhất cho tu luyện sao? Mâu thuẫn nào cũng không có nữa thì còn tu luyện gì đây? Đề cao thế nào? Sinh mệnh đời người là hữu hạn, thông thường chư vị tính toán rất trúng, nhưng chư vị có biết được bản thân mình tương lai thời gian còn lại là kịp không? Mà tu luyện không phải trò đùa con trẻ, so với bất kể việc gì nơi người thường thì đều nghiêm túc hơn, không thể nghĩ là đương nhiên được đâu, hễ đánh mất cơ hội, trong lục đạo ấy luân hồi đến bao giờ mới lại đắc thân người! Cơ duyên chỉ có một lần, mộng ảo chưa buông bỏ được kia một khi qua đi, mới hiểu ra đã đánh mất là điều gì.
Lý Hồng Chí13 tháng Mười, 1995
Pháp Chính28
Người vô đức, thiên tai nhân hoạ. Đất vô đức, vạn vật điêu tàn. Trời vô Đạo, đất nứt trời sập, thương khung29 trống rỗng. Pháp Chính, càn khôn chính, sinh cơ bừng bừng, trời đất ổn, Pháp trường tồn.
Lý Hồng Chí12 tháng Mười Một, 1995
Thánh giả
Người ấy được phú cho thiên mệnh với thế gian và thiên thượng, mang nhiều đức mà có Thiện tâm, ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết, đắc Pháp Lý có thể phá mê, tế thế độ nhân mà công đức tự phong phú.
Lý Hồng Chí17 tháng Mười Một, 1995
Bái Sư
Đại Pháp hồng truyền30, người nghe thấy sẽ tìm, người đắc được sẽ thích, người tu tăng lên hàng ngày, nay không đếm xiết. Nhưng phần nhiều người tự học mang ý niệm ‘bái Sư’, không gặp mặt Sư phụ thì khó tránh khỏi lo lắng về ‘chân truyền’, thực cũng là vì học Pháp không sâu. Tôi truyền rộng31 chính là phổ độ32, người học chính là đệ tử của tôi, không có lề lối lễ quy xưa cũ, bỏ qua bề mặt ngoài mà chỉ nhìn nhân tâm, nếu không thực tu thì bái Sư có tác dụng gì? Người thực tu không chấp vào truy cầu nhưng vẫn tự đắc được, hết thảy công, hết thảy Pháp tất cả đều ở trong sách, bằng đọc Đại Pháp mà tự đắc được cả. Người học tự có biến hoá, đọc đi đọc lại sẽ tự ở trong Đạo. Sư phụ ắt có Pháp thân lặng lẽ phù hộ, duy trì thường hằng, ngày kia ắt thành chính quả.
Lý Hồng Chí8 tháng Chạp, 1995
Minh thị33
Hiện nay có một vấn đề rất nổi cộm, đó là một số học viên khi nguyên thần ly thể34, nhìn thấy và tiếp xúc được một tầng không gian nào đó, cảm thấy quá mỹ hảo, hết thảy đều tồn tại một cách chân thật, bèn không nghĩ quay trở về, kết quả tạo thành thân xác thịt bị tử vong, lưu lại ở cảnh giới đó mà không về nữa. Tuy nhiên đều chưa xuất khỏi tam giới, trước đây tôi từng giảng vấn đề này rồi, trong tu luyện là không được lưu luyến bất kể tầng nào, tu xong toàn bộ quá trình của chư vị thì mới viên mãn, do đó mọi người khi nguyên thần xuất ra nhìn thấy nơi đâu dù tốt đẹp đến mấy cũng phải trở về.
Chúng ta còn có một số học viên có một loại nhận thức sai lầm, cho rằng hễ luyện Pháp Luân Đại Pháp là đã được bảo hiểm rồi, thân xác thịt sẽ không chết nữa. Chúng ta là công pháp tính mệnh song tu, người tu luyện có thể vừa tu vừa kéo dài sinh mệnh của mình, nhưng có những người không đủ tinh tấn khi tu luyện tại thế gian pháp, mãi cứ loanh quanh trong một tầng thứ, sau rất nhiều nỗ lực mà đề cao lên một tầng thứ, kết quả lại loanh quanh trong tầng thứ ấy. Tu luyện là nghiêm túc, như thế rất khó bảo đảm rằng những năm tháng đã định ấy sẽ không đến lúc hết thọ mệnh. Tuy nhiên tu luyện ngoài thế gian pháp thì sẽ không tồn tại vấn đề ấy nữa, còn tình huống nội trong thế gian pháp thì phức tạp hơn.
Lý Hồng Chí21 tháng Chạp, 1995
Tu vì ai
Hễ có người lợi dụng công cụ tuyên truyền để phê bình khí công, trong học viên liền có một nhóm dao động và không luyện nữa, cứ như thể những người lợi dụng công cụ tuyên truyền kia còn cao minh hơn cả Phật Pháp, cứ như thể luyện là vì người khác vậy. Còn có người khi đối mặt với áp lực liền sợ quá không luyện nữa, những người loại ấy có thể thành chính quả chăng? Vào lúc then chốt liệu có thể sẽ đem cả Phật bán luôn hay không? Tâm sợ hãi chẳng phải chấp trước sao? Tu luyện chính là sóng lớn cuốn cát đi, còn lại mới là vàng ròng.
Thật ra, trong xã hội nhân loại từ xưa đến nay luôn tồn tại một Lý, gọi là ‘tương sinh tương khắc’, thế nên có tốt thì có xấu, có chính thì có tà, có Thiện thì có ác, có người thì có quỷ, có Phật thì có ma. Xã hội nhân loại lại càng như thế, có chính thì có phản, có ủng hộ thì có phản đối, có tin thì có không tin, có người tốt thì có người xấu, có công tâm thì có tư tâm, có vì người mà xả thân thì cũng có vì mình mà chẳng từ thủ đoạn, đó là Lý của quá khứ. Do đó một cá nhân, một tập thể, cho đến như cả một quốc gia muốn hoàn thành một việc tốt nào đó, thế thì sẽ có trở ngại với mức độ lớn nhỏ ngang hàng, sau khi thành công rồi mới cảm thấy đạt được là không dễ gì, mới trân quý, sự phát triển của nhân loại quá khứ vẫn luôn như vậy (Lý tương sinh tương khắc sau này sẽ thay đổi).
Từ một phương diện khác mà nói, tu luyện là siêu việt khỏi người thường, ai cũng vậy thôi, họ phê bình khí công thế thì chẳng phải là nhận thức của người thường là gì? Họ có tư cách phủ định Phật Pháp và tu luyện không? Một tổ chức nào đó của nhân loại có thể siêu việt hơn cả Thần Phật không? Người phê bình khí công có năng lực chỉ huy Phật hay không? Họ nói rằng Phật không tốt, thì Phật liền không tốt nữa chăng? Họ nói rằng không có Phật, thì Phật liền không tồn tại nữa chăng? Pháp nạn trong thời “Đại Cách mạng Văn hoá” là biến hoá của Thiên tượng tạo thành, còn chư Phật Đạo Thần thảy đều hành sự thuận theo Thiên Ý. Pháp nạn là nạn của con người, nạn của tôn giáo, chứ không phải nạn của Phật.
Nguyên nhân lớn nhất của việc tôn giáo bị phá hoại ấy là nhân tâm không còn tốt tạo thành, người bái Phật không phải vì để tu Phật, mà vì để cầu Phật, bảo hộ cho phát tài, tiêu tai, sinh con trai, cuộc sống làm sao cho tự tại. Ai ai cũng tạo rất nhiều nghiệp trong đời trước, làm sao có thể tự tại đây? Lẽ nào có thể làm điều xấu mà vẫn không hoàn trả nghiệp? Ma thấy nhân tâm bất chính bèn lần lượt xuất động gây hoạ loạn thế gian; Thần Phật thấy nhân tâm bất chính cũng lần lượt rời chức vị bỏ chùa mà đi. Trong chùa đã bị những người cầu tài cầu lợi mang theo đến rất nhiều cáo chồn quỷ rắn, chùa chiền như thế thì còn có thể không bị đập sao? Tội là ở con người thế gian. Phật không hề giáng tội xuống con người bởi vì con người đều nằm trong hiểu biết ngu dốt, đã đang tự hại chính họ rồi, ngoài ra còn tạo rất nhiều nghiệp cho chính mình, và không lâu nữa đại kiếp sẽ đợi họ, nào cần trừng trị gì nữa? Trên thực tế con người làm điều xấu thì về sau vào một lúc nào đó sẽ gặp phải báo ứng, chỉ là con người không ngộ ra, không tin, khi xảy ra chuyện thì lại cho đó là ngẫu nhiên.
Dẫu là ai hay dẫu là lực lượng xã hội nào, hễ bảo chư vị không được tu, thì chư vị không tu nữa, thế thì chư vị tu vì họ sao? Họ có đưa chính quả cho chư vị không? Tâm lý dựa vào họ liệu có phải mê tín chăng? Thực ra đó mới là ngu muội. Vả lại chúng ta không phải là khí công mà là tu luyện Phật Pháp! Bất kể áp lực nào đó chẳng phải đều là khảo nghiệm rằng về gốc rễ có thể kiên định vào Phật Pháp hay không? Về gốc rễ mà không kiên định vào Pháp, thì không còn gì để nói nữa.
Lý Hồng Chí21 tháng Chạp, 1995
Thuật ngữ trong Phật Pháp
Có những học viên trước từng là cư sỹ trong Phật giáo, có ấn tượng rất sâu sắc đối với các thuật ngữ trong Kinh Phật, đến khi những học viên đó thấy trong lời của tôi có những thuật ngữ giống hệt như trong Phật giáo, bèn nhìn nhận là cũng có cùng ý nghĩa giống như thuật ngữ trong Phật giáo. Thực ra không hoàn toàn giống nhau, có một số thuật ngữ của Phật giáo nơi người Hán là từ vựng của tiếng Hán, chứ không phải từ ngữ chỉ chuyên là của Phật giáo.
Điểm chốt là những học viên này cứ mãi không buông bỏ những điều trong Phật giáo, nguyên nhân là không ý thức được rằng ấn tượng của Phật giáo vẫn đang khởi tác dụng trong tư tưởng, nhận thức không đầy đủ về ‘bất nhị pháp môn’. Kỳ thực loại nhận thức là giống hệt nhau ấy chẳng phải đang can nhiễu sao? Nếu giải lệch lạc những lời tôi giảng, thế thì chư vị chẳng phải tu sang Phật giáo rồi ư?
Lý Hồng Chí21 tháng Chạp, 1995
Tu nội mà an ngoại
Người không trọng đức, thì thiên hạ đại loạn bất trị, ai ai cũng coi nhau như địch thì sống mà không hạnh phúc, sống mà không hạnh phúc ắt sẽ không sợ sống chết, Lão Tử nói: Dân không sợ chết, thì doạ chết được sao? Vậy sẽ là uy hiếp cực lớn. Thiên hạ thái bình là điều dân mong nguyện, bấy giờ nếu pháp luật sinh ra quá nhiều để cầu ổn định, thì ắt trái lại mà thành vụng về. Nếu muốn giải mối lo ấy, thì ắt phải khắp thiên hạ tu đức thì mới trị được tận gốc, quan chức nếu không ích kỷ thì quốc gia mới không hủ hoá, dân nếu lấy tu thân dưỡng đức là trọng, thì chính quyền và dân sẽ tự câu thúc cái tâm mình, thế mới có toàn quốc an định, lòng dân cùng hướng, giang sơn yên ổn, mà hiểm hoạ ngoại bang cũng tự e dè, thiên hạ thái bình, ấy là việc của thánh nhân.
Lý Hồng Chí5 tháng Giêng, 1996
Trừ bỏ chấp trước hơn nữa
Này các đệ tử! Sư phụ mang tâm lo lắng mà không biết làm sao! Vì sao chư vị không buông bỏ được tâm người thường? Vẫn không muốn tiến tiếp dù một bước? Các học viên chúng ta, kể cả nhân viên công tác, ngay cả là vì công tác Đại Pháp, thì chư vị vẫn đố kỵ với nhau, chư vị có thể như thế mà thành Phật không? Tôi muốn quản lý lơi lỏng chính là vì chư vị không buông được người thường, từ đó thấy bất bình trong tâm khi công tác. Đại Pháp là của toàn vũ trụ, chứ không của bất kể một cá nhân nhỏ bé nào, công tác dẫu ai làm thì đều là hồng truyền Đại Pháp, có gì mà việc này người này làm người kia làm, loại tâm ấy của chư vị không bỏ đi thì lẽ nào muốn mang theo lên thiên quốc để cạnh tranh với chư Phật? Không ai có thể bao trọn lấy hết Đại Pháp, hãy vứt bỏ tâm lý bất bình ấy đi! Khi mà trong tâm chư vị có gì đó không vượt qua được thì đó chẳng phải do tâm chấp trước tạo thành? Các đệ tử chúng ta không được tự cho rằng mình không ở trong đó! Tôi mong rằng chư vị đều nghĩ một chút về mình, bởi vì chư vị đều là người tu luyện, chỉ có tôi, Lý Hồng Chí, là ngoại trừ. Mọi người thử nghĩ xem, vì sao tôi truyền Pháp lớn nhường này vào thời mạt kiếp, nếu tôi giảng ra chân tướng thì tôi đang là truyền tà pháp, bởi vì thế thì người học Pháp nhất định là vì điều ấy mà đến học Pháp, ấy là ‘hữu cầu’ mà học Pháp. Độ nhân ấy duy chỉ cầu điều ngay chính thì mới có thể trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, đã đều biết rằng tâm chấp trước mà không bỏ thì tu không thành, vậy sao không dám buông bỏ tiếp hơn nữa, tiến thêm một bước nữa? Thực ra tôi truyền Đại Pháp ắt có nguyên nhân khó nói, một khi chân tướng hiển hiện ra, thì hối hận đã muộn rồi. Tôi nhìn thấy tâm một số người, nhưng tôi không thể nói thẳng với chư vị, Sư phụ hễ nói thì chư vị sẽ nhớ mãi điều nói về chư vị, từ đó chấp trước suốt đời. Tôi hy vọng không huỷ rớt một đệ tử nào. Độ nhân chính là rất khó, ngộ càng khó hơn, đặc biệt là mỗi cá nhân đều cần tự đặt mình vào đó để ngộ ra, đã đều biết Đại Pháp là tốt, thì sao vẫn không buông bỏ được?
Lý Hồng Chí6 tháng Giêng, 1996
Chứng thực
Phật Pháp có thể độ nhân, nhưng không phải vì để độ nhân mới sinh ra Phật Pháp. Phật Pháp có thể vén mở chỗ mê về vũ trụ, sinh mệnh, và khoa học, có thể khiến nhân loại đi trở lại trên con đường khoa học đúng đắn, nhưng Phật Pháp không phải vì để chỉ đạo khoa học của nhân loại mà được tạo ra.
Phật Pháp là đặc tính của vũ trụ, là nhân tố tạo nên vật chất bản nguyên, là nguyên nhân của vũ trụ được sinh ra.
Như vậy tương lai có rất nhiều những học giả chuyên gia sẽ được khai trí trong Phật Pháp, họ sẽ thành những người đi đầu mở đường của các môn học về các phương diện. Nhưng Phật Pháp không phải vì để khiến chư vị thành tiên phong mà cấp trí huệ cho chư vị, mà vì chư vị là người tu luyện nên mới đắc được, cũng có nghĩa là, chư vị trước tiên phải là người tu luyện rồi sau mới là chuyên gia. Như vậy là một người tu luyện cần dùng hết thảy điều kiện có lợi, hồng truyền Đại Pháp, chứng thực Đại Pháp là đúng đắn, là khoa học chân chính chứ không phải là thuyết giáo và duy tâm, ấy là điều mà mỗi người tu luyện lấy làm trách nhiệm của mình. Nếu không có Phật Pháp vĩ đại này thì sẽ không có hết thảy, kể cả từ hồng quan nhất cho đến vi quan nhất trong vũ trụ, cũng như hết thảy tri thức của xã hội người thường.
Lý Hồng Chí8 tháng Giêng, 1996
Người tu tự ở trong ấy
Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan35; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.
Lý Hồng Chí14 tháng Giêng, 1996
Thế nào là Nhẫn
Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.
Lý Hồng Chí21 tháng Giêng, 1996
Thế nào là mê tín
Người Trung Quốc hiện đại quả thực có người hễ nói đến hai chữ ‘mê tín’ này thì sợ đến biến sắc, vì rất nhiều người đem tất cả những gì họ không tin gộp chung thành ‘mê tín’. Thực ra hai chữ ‘mê tín’ ấy đã bị choàng lên một lớp ngoài của phe cực “tả” vào thời “Đại Cách mạng Văn hoá”, và là từ ngữ có sức phá hoại mạnh mẽ nhất lúc bấy giờ nhắm vào văn hoá dân tộc, là cái mũ đáng sợ nhất [khi bị chụp vào], cho nên đã trở thành lời đầu lưỡi vô trách nhiệm nhất của những kẻ đầu não giản đơn nhưng rất ngoan cố. Thậm chí cả những kẻ tự xưng là cái gọi là ‘người theo chủ nghĩa duy vật’, họ coi tất cả những gì bên ngoài tri thức của họ, hoặc khoa học chưa nhận thức đến được đều nói thành là ‘mê tín’. Cứ theo lý luận ấy mà nhận thức sự vật, thì nhân loại sẽ không tiến bộ nữa, khoa học cũng sẽ không phát triển nữa, vì phát triển hoặc phát hiện mới của khoa học đều là những gì trước đây người ta chưa nhận thức được, như thế những người đó chẳng phải tự mình duy tâm rồi? Người ta hễ tin cái gì, thì bản thân họ chẳng phải đã mê muội rồi? Thế thì những người tin vào khoa học hiện đại và y học hiện đại chẳng phải cũng mê tín hết cả? Người ta hễ sùng bái thần tượng của mình thì chẳng phải cũng là mê tín? Kỳ thực, hai chữ mê tín ấy là một thuật ngữ rất phổ thông. Hễ người ta tin một cách say mê vào điều gì đó, kể cả là chân lý, thì là mê tín rồi, không có nghĩa châm biếm, chỉ vì những kẻ có dụng tâm khác kia dùng nó vì muốn đả kích người khác, [nên nó bị] choàng thêm một tầng nội hàm với cái gọi là ‘phong kiến’, trở thành một lời thoại làm nhiễu động lòng người và có mang lực tranh đấu, kích động những kẻ không có đầu não kia vào hùa theo.
Thực ra bản thân cái gọi là hai chữ ‘mê tín’ ấy không nên bị lợi dụng như thế, nội hàm bị cưỡng chế thêm vào ấy cũng không tồn tại. Hai chữ mê tín ấy không phải là điều xấu, quân nhân không mê tín vào kỷ luật thì không có sức chiến đấu; học sinh không mê tín vào trường học và giáo viên thì không đắc được tri thức; trẻ em không mê tín vào người trưởng bối của mình thì không cách nào dạy dỗ được; con người không mê tín vào sự nghiệp của bản thân thì không sao làm tốt công tác được; nhân loại không có tín ngưỡng thì không có quy phạm đạo đức, thế thì nhân tâm sẽ không có Thiện niệm, mà sẽ bị tà niệm chiếm cứ. Nhân loại bấy giờ đạo đức sẽ mau chóng rớt xuống, dưới tác dụng của tà niệm sẽ khiến ai ai cũng thành kẻ địch. Chỉ vì thoả mãn lòng dục bản thân mà không điều ác nào không làm. Mà những kẻ xấu choàng lên hai chữ mê tín thêm một nội hàm với phản-nghĩa ấy, đành rằng đạt được mục đích của bản thân họ, nhưng rất có thể đã phá hoại nhân loại từ bản tính con người rồi.
Lý Hồng Chí22 tháng Giêng, 1996chỉnh sửa 29 tháng Tám, 1996
Nghiệp bệnh
Về những học viên mới khi bắt đầu học công, và những học viên tu lâu mà thân thể được điều chỉnh rồi, vì sao trong tu luyện xuất hiện việc thân thể không thoải mái, giống như mắc bệnh nặng? Hơn nữa qua một đoạn thời gian lại xuất hiện một lần? Khi giảng Pháp tôi đã bảo chư vị rằng đều là đang tiêu nghiệp, tiêu bỏ nghiệp lực mà chư vị trải qua bao đời đã nợ, đồng thời cũng là đề cao ngộ tính cá nhân, ngoài ra cũng là đang khảo nghiệm học viên có kiên định vào Đại Pháp không, cho đến tận khi tới tu luyện xuất thế gian pháp, đó là giảng một cách khái quát.
Kỳ thực trải bao đời mà người ta cũng không biết được là đã bao nhiêu đời rồi, mà mỗi đời thì người ta lại nợ rất nhiều nghiệp lực, khi trăm tuổi lâm chung rồi chuyển sinh, một bộ phận nghiệp lực sẽ ép nhập vào trong vi quan ở trong thân thể, khi chuyển sinh, thì trong thân xác thịt vật chất mới ấy là không có nghiệp bệnh (nhưng có nghiệp rất lớn thì là ngoại lệ), như thế những gì được ép nhập vào từ đời trước sẽ chạy trở ra, chạy ra đến thân xác thịt bề mặt thì là mắc bệnh, nhưng lúc phát bệnh thông thường đều sẽ có sự kích phát của một điều kiện bên ngoài ở thế giới vật chất bề mặt. Như thế là nó phù hợp với quy luật khách quan của thế giới vật chất bề mặt chúng ta, nghĩa là phù hợp với Lý của thế gian này, vậy nên người thường sẽ không từ đâu biết được chân tướng bệnh là đến từ nguồn gốc nào, tức là mê mà không ngộ. Nhưng con người hễ mắc bệnh liền uống thuốc hoặc dùng biện pháp điều trị y học các loại, như thế về thực chất chính là đưa cái bệnh ấy ép nhập vào trong thân thể, vậy là nghiệp bệnh lưu lại do đời trước làm điều xấu chưa trả nợ xong, mà đời này lại làm những việc bất hảo gây hại cho người khác, từ đó sẽ có nghiệp lực mới xuất hiện, mắc các loại bệnh. Nhưng người ta uống thuốc hoặc dùng các loại phương pháp điều trị y học khác, lại đưa bệnh ép nhập vào trong thân thể, phẫu thuật chỉ có thể cắt bỏ phần thịt ở không gian vật chất bề mặt thôi, chứ hoàn toàn không động đến nghiệp bệnh ở không gian khác, kỹ thuật y học hiện đại hoàn toàn không động đến đó được, hễ lại phát bệnh thì lại điều trị, trăm tuổi lâm chung rồi lại chuyển sinh, có bệnh nghiệp thì lại ép nhập vào trong thân thể, lặp lại tuần hoàn như thế, đời này nối đời kia không biết có bao nhiêu nghiệp bệnh lưu ở bên trong thân thể, thế nên tôi nói rằng con người hiện nay đều là đến đây với nghiệp cuộn quanh nghiệp, ngoài nghiệp bệnh ra còn có các nghiệp lực khác. Do đó trong cuộc đời người ta sẽ có khổ có nạn, có thị phi, chỉ muốn cầu hạnh phúc mà không hoàn trả nghiệp thì có thể được không? Con người cho đến thời nay nghiệp lớn đến mức ở đâu lúc nào cũng bao trùm trong nghiệp, ở đâu lúc nào cũng có chuyện không vừa ý, hễ ra khỏi cửa liền có việc bất hảo đón đợi chư vị. Nhưng người ta khi có mâu thuẫn thì không nhẫn, không biết đó là hoàn trả nghiệp đã nợ từ trước, ‘ngươi với ta bất hảo, thì ta đối lại với ngươi càng tệ hơn’, nghiệp chưa trả thì đã tạo nghiệp lực mới, khiến đạo đức xã hội trượt dốc hàng ngày, ai ai cũng coi nhau như địch, cũng có rất nhiều người nghĩ nhưng không thông, rằng con người hiện tại sao lại như thế? Xã hội hiện tại sao là như thế? Nhân loại rớt xuống tiếp như thế nữa thì sẽ nguy hiểm cực kỳ!
Như thế người tu luyện chúng ta, trừ phần nghiệp tôi đã tiêu trừ cho chư vị ra, thì tự mình còn phải hoàn trả một phần, do đó thân thể sẽ không thoải mái, cảm giác như có bệnh, tu luyện chính là thanh lý cho chư vị từ bản nguyên của sinh mệnh con người. Tựa như vòng tuổi của cây, mỗi tầng đều có nghiệp bệnh, như vậy cần phải thanh lý thân thể cho chư vị từ trung tâm nhất, nhưng nếu đưa tất cả toàn bộ lập tức đẩy hết ra thì người ta sẽ chịu không nổi, sẽ nguy hiểm đến sinh mệnh. Do đó chỉ có thể là cách một đoạn thời gian đẩy một hai cái ra, như thế thì người ta có thể qua được, trong quá trình khó chịu ấy mà hoàn trả nghiệp, nhưng đó chỉ là một chút dư lưu lại để tự thân chư vị chịu đựng sau khi tôi đã tiêu nghiệp cho chư vị. Mãi cho đến khi tu luyện tới hình thức cao nhất của thế gian pháp, trạng thái tịnh bạch thể thì mới đẩy hết toàn bộ ra, nhưng cũng có người mà nghiệp bệnh rất ít, và tình huống đặc biệt khác. Tu luyện xuất thế gian pháp chính là tu luyện thân thể La Hán thuần tịnh nhất, là không có nghiệp bệnh nữa, nhưng tu luyện ngoài thế gian pháp mà chưa viên mãn thì vẫn đang tu lên tầng thứ cao hơn, như vậy họ vẫn còn có khổ có nạn, những sự việc để đề cao tầng thứ, nhưng đều là mâu thuẫn về tâm tính liên quan giữa người với người và giữa người với sự việc, trừ bỏ tâm chấp trước hơn nữa, chứ không có nghiệp bệnh trên thân thể nữa.
Việc tiêu trừ nghiệp bệnh như thế là không ai có thể tuỳ tiện làm cho người thường, đối với người thường mà không tu luyện thì hoàn toàn không thể, chỉ có thể dựa vào điều trị y học, tuỳ tiện làm thế cho người thường chính là phá hoại Thiên Lý, nghĩa là có thể làm điều xấu mà không cần hoàn trả nghiệp, mắc nợ mà không trả, như thế tuyệt đối là không được, Thiên Lý không dung36! Tức là khí công thông thường mà trị bệnh, cùng đồng như là ép nhập vào trong thân thể, khi một người nghiệp lực quá lớn, mà là người còn làm việc xấu, thế thì họ sẽ đối mặt với sự tiêu huỷ, khi tử vong sẽ hình thần toàn diệt, triệt để không tồn tại nữa. Các Đại Giác Giả trị bệnh cho người là có thể triệt để tiêu bỏ căn nguyên nghiệp lực của bệnh, nhưng đều là làm có mục đích cả, chủ yếu là vì độ nhân.
Lý Hồng Chí10 tháng Ba, 1996
Người tu cần tránh37
Chấp trước vào danh, sẽ hữu vi tà pháp38, nếu danh nổi ở thế gian ắt khẩu thiện tâm ma39, mê hoặc người ta và làm loạn Pháp.
Chấp trước vào tiền, sẽ cầu tài giả tu, hoại giáo, hoại Pháp40, uổng phí trăm năm đời người chứ không tu Phật.
Chấp trước vào sắc, ắt không khác chi kẻ ác, miệng niệm kinh văn mà tặc nhãn đảo quanh41, quá xa rời Đạo, ấy là người thường tà ác.
Chấp trước vào tình thân quyến, ắt sẽ vì thế mà luỵ, mà dày vò, mà ma42, tơ vương tình cảm mà nhiễu cả một đời, tuổi đời qua đi, thì hối hận đã muộn rồi.
Lý Hồng Chí15 tháng Tư, 1996
Viên dung
(1)
Con người trong các hoàn cảnh công tác khác nhau, tồn tại các vấn đề sát sinh khác nhau. Sự cân bằng các sinh mệnh cũng tồn tại các hình thức biểu hiện khác nhau, làm người tu luyện thì trước hết cần buông hết tất cả chấp trước, phù hợp với trạng thái xã hội người thường, cũng là duy hộ một tầng biểu hiện này của Pháp. Sự nghiệp của nhân loại nếu đều không ai làm, thế thì tầng Pháp này sẽ không tồn tại.
(2)
Sinh mệnh trong Pháp sẽ tự nhiên tồn vong, vũ trụ có thành-trụ-hoại, con người có sinh-lão-bệnh-tử, sự cân bằng các sinh mệnh cũng đồng như thế có tồn tại sự tồn vong phi tự nhiên. Trong Nhẫn có xả, mà xả tận lại là Pháp Lý cao hơn của vô lậu43.
Lý Hồng Chí19 tháng Tư, 1996
Vô Lậu
Trong Nhẫn có xả, có thể xả là thăng hoa của tu luyện. Pháp có các tầng thứ khác nhau, người tu luyện nhận thức về Pháp cũng là nhận thức ở tầng mà bản thân mình tu đến, sự khác nhau của từng người tu luyện trong lý giải về Pháp là sự khác nhau của tầng thứ sở tại của từng người tu luyện.
Đối với người tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, Pháp đối với họ là cũng tồn tại yêu cầu của các tầng thứ khác nhau. Xả là thể hiện của không chấp trước vào tâm người thường, nếu là người thật sự có thể thản nhiên mà xả, tâm bất động, thì thực tế là đã ở tầng đó rồi. Nhưng tu luyện chính là để đề cao, chư vị đã có thể xả chấp trước này, thế thì sao không xả bỏ luôn bản thân việc sợ chấp trước đó? Xả nó vô lậu ấy chẳng phải là xả cao hơn nữa là gì? Chẳng qua người tu luyện hoặc người thường nếu làm không nổi ngay cả cái xả cơ bản kia, mà cũng bàn luận cái Lý này, thì đó là vì tâm chấp trước không buông bỏ nên tìm cớ rồi thành loạn Pháp mà thôi.
Lý Hồng Chí26 tháng Tư, 1996
Tu luyện và công tác
Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, trừ những ai chuyên tu trong chùa ra, tuyệt đại đa số là tu luyện tại xã hội người thường, thông qua học và luyện Đại Pháp, mọi người đều có thể coi danh, lợi thật nhẹ. Nhưng do lý giải về Pháp không sâu, từ đó đã xuất hiện một vấn đề: một số học viên cá biệt đã không làm công tác ở xã hội người thường nữa, được đề bạt làm lãnh đạo thì cũng không làm, tạo thành rất nhiều can nhiễu không cần thiết đến công tác và cuộc sống, trực tiếp ảnh hưởng đến tu luyện; cũng có một số vốn đang làm kinh doanh, cảm thấy đã coi tiền tài rất là nhẹ rồi, đồng thời cảm thấy kinh doanh sẽ gây tổn hại người khác, ảnh hưởng đến tu luyện của mình, bèn cũng thôi không làm nữa.
Kỳ thực nội hàm của Đại Pháp rất thâm sâu, vứt bỏ tâm người thường không phải là nói rằng vứt bỏ công tác của người thường; buông bỏ danh lợi không phải là thoát ly xã hội người thường. Tôi đề xuất lần nữa: ai tu luyện trong xã hội người thường đều phải phù hợp trạng thái xã hội người thường.
Từ một phương diện khác mà xét, công tác lãnh đạo ở người thường nếu như đều là do những người có thể buông bỏ danh lợi cá nhân như chúng ta đứng ra làm, thế có phải sẽ mang đến rất nhiều chỗ tốt cho nhân dân hay không? Nếu đó là kẻ lòng tham rất nặng thì sẽ mang đến điều gì cho xã hội? Người làm kinh doanh nếu là người tu Đại Pháp, thì đạo đức phong thái xã hội sẽ như thế nào?
Đại Pháp của vũ trụ (Phật Pháp) là quán thông và hoàn chỉnh suốt từ tầng cao nhất cho đến thấp nhất, nên biết rằng xã hội người thường cũng là một tầng Pháp cấu thành đó! Ai ai cũng học Đại Pháp, rồi đều không làm công tác xã hội nữa, thế thì xã hội người thường sẽ không tồn tại, một tầng Pháp này sẽ không tồn tại. Xã hội người thường cũng là thể hiện của Phật Pháp ở tầng thấp nhất, cũng là Phật Pháp với hình thức tồn tại của các sinh mệnh và vật chất trong tầng này.
Lý Hồng Chí26 tháng Tư, 1996
Điều chỉnh
Hiện nay các nơi đều coi điều mà Hội Nghiên cứu đề xuất:
Tinh đọc Đại PhápChân tu tâm tínhKhổ luyện động tác……v.v
Như là Pháp hoặc như là lời do tôi giảng để mà lưu truyền và học. Thực ra đó không phải là lời của tôi, cũng không có nội hàm thâm sâu hơn, càng không phải là Pháp. Ý của ‘tinh đọc’ là khác rất lớn so với yêu cầu của tôi đối với học Pháp. Thực ra liên quan về ‘đọc sách’ thì trong bài “Học Pháp” viết ngày 9 tháng Chín, 1995 tôi đã giảng rất minh xác rồi, hơn nữa ý ‘tinh đọc’ gây can nhiễu nghiêm trọng đến “học Pháp”, từ nay trở đi nhất định phải chú ý tính nghiêm trọng của vấn đề này. Tôi đã giảng bài học giáo huấn và nguyên nhân Phật giáo thất truyền ở Ấn Độ, từ nay trở đi nếu không chú ý là sẽ bắt đầu loạn Pháp. Hãy chú ý: khi vấn đề xuất hiện thì không cần tìm trách nhiệm, hãy nhìn vào tự mình làm như thế nào. Cũng không cần truy ra ai đã viết, hãy nhận bài giáo huấn này, từ nay hãy chú ý.
Lý Hồng Chí28 tháng Tư, 1996
Kim cương
Muốn để Đại Pháp muôn đời không đổi, xem ra còn tồn tại một vấn đề: chính là luôn có học viên như thế này, do tâm hiển thị và tâm lý thích làm thứ khác người gây tác dụng, nên hễ có thời cơ liền làm ra những việc can nhiễu đến Đại Pháp, đôi lúc nghiêm trọng phi thường. Ví như thời gian gần đây, luôn có người nói là tôi tự mình dạy riêng động tác và yếu lĩnh cho học viên nào đó (thực ra là khi học viên này hỏi tôi, tôi chỉnh lại động tác, thế thôi), qua đó phủ định những động tác mà mấy năm qua tôi đi các nơi truyền công, trong tình huống mà bản thân tôi vẫn còn ở đây, băng hình luyện công vẫn còn có đó, mà công nhiên tiến hành việc thay đổi động tác Đại Pháp; dạy học viên rằng đừng làm theo băng hình luyện công, mà phải làm theo họ, nói ra nào là Sư phụ có công cao và không như các học viên v.v., dạy học viên trước hết phải căn cứ vào tình huống của bản thân mà làm, rồi sau đó từ từ biến đổi44 v.v.
Tôi dạy công là một lần dạy hết, mục đích chính là vì e rằng học viên sẽ sửa loạn, cơ chế một khi đã hình thành là hoàn toàn không thể sửa nữa. Nhìn ngoài thì sự việc dường như không lớn, nhưng thực ra đó là bắt đầu nghiêm trọng loạn Pháp. Còn có người coi phần động tác quá độ như là động tác đơn độc, bảo học viên cùng chuẩn hoá lại mà làm, đó là thích những thứ khác người. Hiện nay, ở các nơi đã tạo thành ảnh hưởng rất lớn. Hỡi các đệ tử! Băng hình luyện công của tôi đều có ở đó, vì sao lại dễ bị dắt đi như thế?! Đại Pháp là Đại Pháp của vũ trụ nghiêm túc, dẫu làm loạn chỉ một chút, thì tội ấy lớn đến nhường nào. Làm một người tu luyện thì hãy tu một cách đường đường chính chính, để mắt đến việc lớn. Động tác của từng cá nhân đều giống nhau như đúc không sai tí nào liệu có thể được chăng? Đừng đặt tâm vào những việc nhỏ bé ấy. Động tác là một loại hình thức để viên mãn, nên tất nhiên là trọng yếu; nhưng đừng dùi vào sừng bò, hãy đặt công phu nhiều hơn vào tâm tính. Kỳ thực can nhiễu đối với Đại Pháp, phần nhiều là từ tự nội bộ chúng ta, nhân tố ngoại lai chỉ có thể loạn một số người cá biệt, không thể làm cải biến Pháp. Vô luận là loạn Pháp chúng ta vào thời hiện nay hay vào tương lai, đó đều chỉ có thể là từ nội bộ đệ tử, hãy hết sức chú ý! Pháp chúng ta là bất động như kim cương45. Bất kể ai với cái cớ nào, nguyên do gì, tình huống ra sao, đều không được thay đổi dù chỉ một chút động tác mà chúng ta dùng để viên mãn, nếu không thì bất kể động cơ là tốt hay xấu, đều là loạn Pháp.
Lý Hồng Chí11 tháng Năm, 1996
Đừng phát biểu bừa bãi
Gần đây có một lối nói, khi mọi người hồng truyền Đại Pháp, dẫn được một số người có duyên đến đắc Pháp, và bước trên con đường tu luyện, vì thế bèn nói là chính mình đã độ người đó rồi, nói: ‘hôm nay tôi độ được mấy người, bạn đã độ được mấy người v.v.’ Kỳ thực ấy là Pháp đã độ nhân, làm việc ấy là chỉ có Sư phụ, chư vị chỉ là dẫn dắt người có duyên đến đắc Pháp, còn có thể thật sự độ được không thì còn phải xem người ấy có thể tu viên mãn hay không thì mới định ra được. Nhất định phải nhớ kỹ: dẫu cố ý hay là vô ý mà nói phóng đại thế thì cả Phật cũng giật mình, đừng tạo chướng ngại cho tu luyện của chính mình, cần phải tu khẩu về phương diện này, mong mọi người đều minh bạch.
Lý Hồng Chí21 tháng Năm, 1996
Cảnh tỉnh
Thời gian thực tu với người học Đại Pháp là hữu hạn, rất nhiều học viên đã biết tranh thủ thời gian, tinh tấn không ngừng, nhưng có một phần các học viên không biết quý tiếc thời gian, để tâm vào những chỗ không cần thiết. Từ khi cuốn sách Đại Pháp «Chuyển Pháp Luân» được ấn bản và đưa ra, liền có rất nhiều học viên đối chiếu giữa sách và băng thu âm Pháp mà tôi giảng, và nói rằng Hội Nghiên cứu đã sửa lời Sư phụ; còn có một số học viên nói rằng cuốn sách này là có ai đó viết giúp, từ đó mà phá hoại Đại Pháp. Bây giờ tôi nói với mọi người, Đại Pháp là của tôi, Lý Hồng Chí, truyền để độ chư vị, là từ miệng của tôi, Lý Hồng Chí, giảng ra, hơn nữa khi tôi giảng Pháp không hề dùng bản thảo và tư liệu nào cả, chỉ có một tờ giấy ghi từng ngày cần giảng gì cho học viên, trên đó ghi đơn giản lắm, chỉ có mấy vấn đề mà người khác có xem cũng không hiểu mà thôi. Mỗi lần tôi giảng Pháp đều là đứng tại các góc độ khác nhau, lại còn nhìn xem năng lực tiếp thu của học viên mà giảng, do đó mỗi lần giảng Pháp, cùng một vấn đề thì tôi dùng các góc độ khác nhau mà giảng, ngoài ra bộ Pháp này là đặc tính của vũ trụ, là thể hiện chân thực của Phật Pháp vĩ đại, là tôi sau khi tu luyện khai ngộ rồi, nhớ ra những gì bản thân tôi có từ tiên thiên, rồi lại dùng ngôn ngữ người thường để giảng Pháp xuất ra, truyền cho từ chư vị đến tận thiên thượng, Pháp Chính Càn Khôn. Vì để người học thuận tiện trong tu luyện, tôi đã chỉ định học viên đưa nội dung bài giảng của tôi từ lời nguyên gốc trong băng thu âm mà chép ra không sửa dù một điểm, sau đó giao cho tôi tiến hành chỉnh sửa, học viên chỉ bất quá là đưa những gì tôi đã chỉnh sửa xong chép ra, hoặc dùng máy tính để soạn chữ, tiện cho tôi chỉnh sửa tiếp nữa mà thôi, còn nói về cuốn «Chuyển Pháp Luân», đích thân tôi đã chỉnh sửa ba lần sau đó định lại thành bản đưa đi in xuất bản.
Nội hàm của bộ Đại Pháp này thì người khác không hề động đến một nét bút, ai có thể động đến chứ? Chỗ khác với băng thu âm là có ba nguyên nhân: Một, tôi từ nhiều lần giảng Pháp mà hợp nhất lại tu sửa, để thuận tiện cho tu luyện. Hai, khi giảng Pháp thì tôi căn cứ theo năng lực tiếp thu khác nhau của học viên cũng như theo tình huống và hoàn cảnh đương thời mà giảng, vậy thì chỉnh lý thành sách ắt phải biến đổi về kết cấu ngôn ngữ. Ba, [khác biệt giữa] lời thoại và văn viết có thể khiến người tu hiểu sai khi học tập, nên cần điều chỉnh, nhưng vẫn bảo lưu trạng thái và khẩu ngữ của tôi lúc giảng Pháp. Cuốn «Chuyển Pháp Luân (quyển hai)» và «Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải» cũng đồng dạng như thế hoàn toàn là do đích thân tôi tu sửa rồi xuất bản, cuốn «Chuyển Pháp Luân (quyển hai)» là tôi dùng phương pháp tư duy ở các tầng thứ khác nhau mà viết ra, do đó có người cảm thấy lối văn không có giống, có chỗ không giải được, những điều ấy nguyên không phải là những thứ của người thường mà! Kỳ thực «quyển hai» là để lưu cho người đời sau để có thể hiểu được mức độ bại hoại của nhân loại bây giờ, từ đó lưu lại cho con người một bài học sâu sắc về lịch sử. Còn «Pháp Luân Công» và gồm cả (bản hiệu chỉnh), đó chỉ là điều trong quá trình mà lúc ban đầu đã lấy phương thức khí công để người ta nhận thức.
Loạn Pháp có nhiều loại hình thức, trong đó phá hoại một cách vô ý từ nội bộ học viên là khó nhận ra nhất, mạt Pháp của Thích giáo46 chính là bắt đầu như thế, bài học giáo huấn này rất sâu sắc.
Các đệ tử cần nhớ kỹ, tất cả kinh sách của Pháp Luân Đại Pháp đều là Pháp mà tôi giảng ra, đều là tôi đích thân tu sửa chỉnh lý, sau đó bất kể ai cũng không được từ băng thu âm lời Pháp mà tôi giảng để viết thành tư liệu văn bản chỉnh lý, vô luận là dùng cớ gì thì đều là loạn Pháp, kể cả cái gọi là ‘đối chiếu chỗ khác nhau giữa lời giảng và văn viết’, v.v.
Hết thảy những biến hoá của Thiên Thể và phát triển của nhân loại đều không ngẫu nhiên, nhân loại đi đâu về đâu là an bài của lịch sử, là do thiên tượng dẫn động thì bên dưới mới xuất hiện, tương lai toàn thế giới sẽ có nhiều người hơn nữa học Đại Pháp, điều này không phải là người ta nhất thời nhiệt huyết muốn là liền có thể làm được. Sự việc lớn nhường này lẽ nào không có an bài về các phương diện trong lịch sử? Kỳ thực hết thảy những gì tôi làm, đều từ hằng vô số năm trước đã được an bài hết cả rồi, gồm cả những ai đắc Pháp trong đó cũng không hề ngẫu nhiên, nhưng biểu hiện lại tương đồng như hình thức trong người thường. Thực ra những điều mà những sư phụ của tôi tại thế gian hôm nay truyền cho tôi, cũng là những gì ở những đời trước tôi đã hữu ý để họ đắc được, đợi khi duyên phận đến, an bài họ quay trở lại truyền cho tôi, từ đó khải ngộ47 toàn bộ Pháp của tôi. Do đó tôi bảo chư vị rằng, bộ Pháp này không chỉ tầng nhân loại này đang học, mà tầng cao hơn nữa đều đang học, bởi vì một phạm vi rất to lớn của Thiên Thể đã lệch khỏi đặc tính vũ trụ nên mới Chính Pháp, nhân loại không là gì cả trong vũ trụ mênh mông này, trái đất cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ, con người muốn được sinh mệnh cao cấp coi trọng, thì phải tu! Cũng trở thành sinh mệnh cao cấp!
Lý Hồng Chí27 tháng Năm, 1996
Pháp định
Hai năm qua các học viên xuất hiện một số vấn đề trong tu luyện, tôi cũng luôn quan sát tình huống tu luyện của các học viên, để kịp thời chỉnh lại cho chính những vấn đề xuất hiện, tôi thường viết một cách có mục đích một số bài viết ngắn (mà học viên gọi là ‘kinh văn’), chỉ đạo mọi người tu luyện, mục đích là lưu một con đường ổn định, lành mạnh và chính xác để tu luyện Đại Pháp cho người sau, muôn vạn đời sau48 đều cần chiểu theo con đường này do đích thân tôi lưu lại cho mọi người mà tu thì mới có thể viên mãn.
Tuy nhiên gần đây ở một điểm luyện công tại Hồng Kông tôi thấy một bộ tài liệu, là từ nơi khác truyền vào. Trong đó có hai bài không phải là bài viết ngắn mà tôi định công bố, đó là cố ý phá hoại Đại Pháp một cách nghiêm trọng! Ngay cả từ băng thu âm mà tự ý soạn ra cũng là không đúng! Trong bài “Cảnh tỉnh” tôi đã rất minh xác ra rồi, không cho phép bất kỳ ai với bất kỳ cớ gì từ băng thu âm lời tôi giảng mà soạn thành tài liệu văn bản, hễ làm thì là phá hoại Pháp, đồng thời tôi nhấn mạnh nhiều lần rằng không được khi mà tôi giảng thì chư vị làm những ghi chép cá nhân rồi sau đưa ra truyền, tại sao chư vị vẫn làm như thế? Tâm nào khởi tác dụng khiến cho viết ra! Nói cho mọi người rằng, trừ những cuốn sách của tôi chính thức xuất bản và những bài viết ngắn có đề ngày tháng mà tôi ký do Hội Nghiên cứu phát đi các nơi, thì những gì tự ý soạn ra đều là loạn Pháp. Tu là việc của bản thân chư vị, cầu những gì là chư vị tự quyết định, người thường đều có ma tính và Phật tính, tư tưởng hễ không đúng đắn thì ma tính sẽ khởi tác dụng. Tôi bảo chư vị lần nữa, người ngoài vĩnh viễn không phá hoại Pháp đươc đâu, phá hoại Pháp là chỉ có thể là nội bộ học viên. Hãy nhớ kỹ!
Tôi, Lý Hồng Chí, mỗi bước đi đều vì lưu truyền Đại Pháp cho đời sau mà định ra một hình thức bất biến bất phá, Pháp lớn như thế này không phải là việc nhất thời sôi động rồi hết, vạn thế vĩnh viễn đều không thể xuất một chút sai lệch. ‘Tự tôi duy hộ Đại Pháp’ cũng giống như thế, sẽ vĩnh viễn là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, bởi vì Ông là của chúng sinh vũ trụ, trong đó gồm cả chư vị.
Lý Hồng Chí11 tháng Sáu, 1996
Tu luyện và phụ trách
Tinh tấn thực tu là để sớm ngày viên mãn, một người tu luyện chính là một người trừ bỏ tâm chấp trước của người thường, này các đệ tử, chư vị cần minh bạch rõ là tự mình đang làm gì!
Vì các trạm và tổng trạm phụ đạo các nơi cũng như Học Hội, để có trách nhiệm với Đại Pháp, có quyền thay đổi phụ đạo viên cũng như trưởng của phân trạm, do dó có những lúc sẽ căn cứ theo các tình huống khác nhau mà thay thế người phụ trách. Bởi vì người phụ trách trước hết là người tu luyện, là đến để tu luyện, chứ không phải đến để làm người dẫn đầu, cho nên phải có thể lên có thể xuống, làm người phụ trách là để tu luyện, nhưng không làm người phụ trách cũng đồng dạng tu luyện thôi, nếu như người bị thay thế mà trong tâm không bỏ qua, thế chẳng phải tâm chấp trước đang khởi tác dụng ư? Đó chẳng phải một cơ hội tốt để bỏ cái tâm ấy? Vì thế, vẫn là tâm ấy chưa buông xuống, thì thuyết minh rằng thay thế là đúng, bản thân chấp trước vào ‘làm người phụ trách’ thì mục đích tu luyện là bất thuần, do đó tôi cảnh tỉnh các đệ tử! Chư vị không thể không vứt bỏ chấp trước đó mà vẫn viên mãn được đâu.
Lý Hồng Chí12 tháng Sáu, 1996
Xử lý kinh văn chép tay
Hiện nay người học Đại Pháp càng ngày càng đông, mỗi tuần đều dường như tăng gấp đôi, vì sách của nhà xuất bản cấp không đủ, cung không đủ cầu, nên ở một số nơi hoặc vùng nông thôn là không mua được sách. Có học viên hỏi tôi, sách Đại Pháp mà chép tay thì xử lý thế nào. Tôi bảo mọi người rằng, tạm thời có thể lấy «Chuyển Pháp Luân» hoặc kinh văn khác do chư vị chép tay trong khi học tập Đại Pháp, đưa cho những ai đến nông thôn truyền công truyền Pháp để đưa cho nông dân, đồng thời có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế của họ. Như vậy cũng yêu cầu là bản chép tay của học viên là chữ phải ngay ngắn, sao cho nông dân văn hoá không cao cũng đọc mà hiểu được, ngoài ra, bản chép tay cũng có được uy lực của Pháp giống như ấn bản.
Lý Hồng Chí26 tháng Sáu, 1996
Pháp hội
Các đệ tử trao đổi với nhau về cảm thụ và tâm đắc thể hội trong tu luyện là điều rất cần thiết, miễn là không phải cố ý khoe khoang bản thân, thì cùng nhau tinh tấn, cộng đồng đề cao là không thành vấn đề. Để thúc đẩy việc hồng truyền Đại Pháp, các nơi đều cử hành một số hội giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện, từ hình thức và nội dung mà xét thì đều rất tốt, rất lành mạnh. Nhưng bài phát biểu của học viên nhất định phải được trạm phụ đạo thẩm định, không được xuất hiện các vấn đề chính trị không liên quan gì đến tu luyện cũng như các vấn đề có dẫn hướng không chính xác về tu luyện và xã hội, đồng thời cũng cần tránh những thứ phù phiếm phô trương rỗng tuếch mà người ta đã hình thành trong lối học tập lý luận ở xã hội người thường, không được với tâm lý hiển thị biểu hiện tự ngã mà tổ chức như các bài báo cáo rồi tuyên giảng.
Những hội giao lưu tâm đắc tu luyện với quy mô lớn được đứng ra tổ chức bởi tổng trạm cấp tỉnh, cấp thị là không được làm thành hình thức cỡ toàn quốc49, hình thức toàn quốc cho đến thế giới là do Tổng Hội đứng ra làm. Cũng không được làm quá thường xuyên, mỗi năm một lần là được rồi, (không kể tình huống đặc biệt). Không được sa đà vào hình thức hoặc cạnh tranh, cần làm thành Pháp hội trang nghiêm thật sự có thể xúc tiến việc tu luyện.
Lý Hồng Chí26 tháng Sáu, 1996
Thư gửi tổng trạm Đại Pháp Thạch Gia Trang
Gửi tổng trạm Đại Pháp Thạch Gia Trang:
Liên quan đến việc hội giao lưu tâm đắc của chư vị bị cản trở, tôi đã biết, có ba nguyên nhân, chư vị cũng chắc chắn tổng kết được bài học cho lần này. Kỳ thực lần này trực tiếp rung động đến Bắc Kinh, cũng như đến hoạt động Đại Pháp toàn quốc, đối với hoạt động bình thường từ nay trở đi của Đại Pháp cũng có tác dụng tiêu cực nhất định. Tôi nghĩ rằng chư vị cũng chắc chắn nhận thức ra, từ nay trở đi sẽ làm tốt hơn.
Còn có liên quan đến hội thảo mà một cá nhân học viên triệu tập, tôi nói thêm một chút, [hội thảo ấy] có cá biệt một số tình huống học viên có công năng là có mục đích vì để chứng thực tính khoa học của Đại Pháp từ phương diện khoa học, sao cho giới khoa học kỹ thuật và giới học thuật có thể nhận thức Đại Pháp. Chứ không phải để cho những người đó tuyên giảng giữa các học viên, nếu làm thế, thì không có chỗ gì tốt, chỉ có thể khiến những học viên mới hoặc đệ tử không học Pháp một cách thiết thực khởi tâm chấp trước, còn những đệ tử học được tốt không cần nghe bài phát biểu ấy vẫn sẽ kiên tu Đại Pháp cũng như thế.
Còn có một điểm trọng yếu hơn, tôi truyền Pháp hai năm, cho các đệ tử hai năm thực tu, trong hai năm thực tu của các đệ tử ấy, tôi không để bất kỳ hoạt động nào không liên quan đến thực tu làm can nhiễu đến quá trình đề cao học viên vốn đã được an bài từng bước từng bước một cách có thứ tự rồi. Nếu như bài phát biểu không phải là để chứng thực tính khoa học của Đại Pháp cho giới khoa học và học thuật, mà là để nói cho các đệ tử đúng vào lúc thời gian tu luyện rất hữu hạn này, thì chư vị thử nghĩ xem còn có gì can nhiễu lớn hơn nữa đến học viên không? Để khỏi can nhiễu đến học viên, ngay cả tôi cũng không gặp mặt học viên, các học viên hễ gặp tôi, thì ít nhất là mấy ngày tâm không định lại được, như thế sẽ gây rối loạn thứ tự mà Pháp thân của tôi đã an bài cho học viên. Việc này tôi đã nói cho Hội Nghiên cứu rồi, có thể chưa có giảng rõ ràng cho học viên ấy, sự việc đã qua rồi mọi người không cần tìm trách nhiệm, tôi nghĩ rằng chủ yếu vì chư vị chưa nhận thức đến mà thôi. Tuy nhiên từ nay trở đi cần phải chú ý, hết thảy những gì chúng ta làm hôm nay đều là đặt định cơ sở lưu truyền Đại Pháp cho muôn vàn thế hệ về sau, truyền lại một hình thức tu luyện hoàn hảo, chính xác, không lầm lỗi! Hôm nay tôi chỉ ra việc này không phải để phê bình, mà là tu sửa cho chính lại hình thức tu luyện, lưu cấp cho hậu nhân.
Lý Hồng Chí26 tháng Sáu, 1996
Chính tính
Thuận theo thực tu thâm sâu trong Đại Pháp, có nhiều đệ tử lần lượt khai ngộ và tiệm ngộ, sẽ nhìn thấy được cảnh tượng mỹ diệu chân thực, tráng lệ và thù thắng ở không gian khác. Đệ tử trong quá trình khai ngộ cảm động không thôi, gọi Pháp thân của tôi là Sư phụ thứ hai, hoặc nhìn nhận Pháp thân của tôi là Sư phụ độc lập chân chính, đó là nhận thức sai lầm. Pháp thân chính là biểu hiện hình tượng trí huệ vô xứ bất tại50 của tôi, chứ không phải là thể sinh mệnh độc lập. Còn có đệ tử cũng gọi Pháp Luân là “Sư phụ Pháp Luân”, như thế là lầm lẫn lớn quá rồi, Pháp Luân cũng là một loại hình thức biểu hiện của đặc điểm Pháp lực của tôi và trí huệ Đại Pháp, kỳ diệu khôn tả, Pháp Luân là thể hiện Pháp tính của hết thảy vật chất từ hồng quan đến vi quan, cũng không phải là thể sinh mệnh độc lập.
Các đệ tử hãy nhớ kỹ, không được khi thấy Pháp thân của tôi và Pháp Luân thực hiện những việc thật to lớn, thật huyền diệu và thù thắng cho chư vị, bèn dùng tâm người thường mà nhận thức, mà khen ngợi Pháp thân của tôi và Pháp Luân, loại tâm này là biểu hiện của hỗn tạp giữa ngộ tính và tâm tính quá kém. Kỳ thực hết thảy hình thức biểu hiện đều là thể hiện cụ thể của tôi dùng Pháp lực hồng đại để Chính Pháp và độ nhân.
Lý Hồng Chí2 tháng Bảy, 1996
Nói sơ về Thiện
Thiện là biểu hiện của đặc tính vũ trụ tại các tầng thứ khác nhau và các không gian khác nhau, cũng là bản tính cơ bản của các Đại Giác Giả. Do đó, người tu luyện nhất định phải tu Thiện, đồng hoá đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Thiên thể mênh mông này là nhờ đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ mà thành, truyền xuất của Đại Pháp chính là Ông tái hiện ra đặc tính lịch sử tiên thiên cho các sinh mệnh vũ trụ. Đại Pháp là viên dung, ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn mà tách ra, thì đều có đầy đủ đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn như nhau, bởi vì vật chất là do vật chất vi quan tổ hợp thành, mà vật chất vi quan lại là do vật chất vi quan hơn tổ hợp thành, mãi cho đến cùng tận. Như thế Chân cũng là Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành, Thiện cũng là Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành, Nhẫn cũng như thế là Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành. Đạo gia tu Chân chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn, mà Phật gia tu Thiện chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn sao, kỳ thực chỉ là hình thức bề mặt khác nhau mà thôi.
Vậy nếu nói riêng về Thiện, Thiện phản ánh vào xã hội nhân loại, một số người thường chấp mê vào xã hội người thường, sẽ đặt câu hỏi xã hội của người thường, nói: Nếu người ta đều học Đại Pháp, đều giảng Thiện, thế thì ngoại lai xâm lấn, phát động chiến tranh đánh chúng ta thì làm sao? Kỳ thực trong «Chuyển Pháp Luân» tôi đã giảng rồi, sự phát triển của xã hội nhân loại là biến hoá của Thiên Tượng dẫn động mà xuất hiện, như vậy chiến tranh của nhân loại là ngẫu nhiên tồn tại chăng? Nơi đâu nghiệp lực lớn, nơi mà nhân tâm bại hoại thì sẽ bất ổn định. Nếu một dân tộc thật sự thiện lương, thì nghiệp nhất định sẽ nhỏ thôi, cũng chắc chắn không xuất hiện chiến tranh, vì nguyên tắc của Đại Pháp không cho phép, đặc tính vũ trụ đang khống chế hết thảy. Người ta cũng không cần phải lo lắng rằng dân tộc lương thiện sẽ bị xâm lược, đặc tính của vũ trụ —Đại Pháp là thâm nhập51 khắp chỉnh thể Thiên Thể— từ hồng quan đến vi quan không đâu không hiện hữu52. Hôm nay tôi truyền Đại Pháp cũng không phải chỉ truyền cho người phương Đông, mà đồng thời cũng truyền cho người phương Tây, những người thiện lương nơi họ cũng nên được đắc độ, tất cả những dân tộc nào nên được tiến nhập sang kỷ nguyên mới của lịch sử, đều sẽ đắc Pháp, chỉnh thể đề cao, không phải là vấn đề của một dân tộc đâu, tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại cũng sẽ quay lên trở về bản tính của nhân loại.
Lý Hồng Chí20 tháng Bảy, 1996
Chú giải bài ‘Chính tính’
Sau khi tôi nói “Pháp thân và Pháp Luân không phải là thể sinh mệnh độc lập”, có học viên hỏi rằng trong «Chuyển Pháp Luân» giảng “Ý thức của Pháp thân, tư tưởng của Pháp thân chịu sự khống chế của chủ thể. Nhưng bản thân Pháp thân cũng là một sinh mệnh cá thể hoàn chỉnh, độc lập, hết sức thực tại”, thế có mâu thuẫn không? Tôi thấy đây là vì chư vị lý giải Pháp chưa được tốt. ‘Pháp thân’ là không thể được nhận thức như một khái niệm về sinh mệnh hoàn toàn độc lập, vì họ chính là biểu hiện như ý về Pháp lực và trí huệ của hình tượng và tư tưởng của chủ tôn, có năng lực làm hết thảy sự việc một cách độc lập chiểu theo ý muốn của chủ tôn. Do đó học viên chỉ chú ý đoạn câu sau, mà không chú ý đoạn câu trước, “Ý thức của Pháp thân, tư tưởng của Pháp thân chịu sự khống chế của chủ thể”, vậy nên vừa có hình tượng hoàn chỉnh độc lập của chủ tôn, cũng vừa có đặc điểm tính cách của chủ tôn, cũng vừa có thể hoàn thành một cách độc lập hết thảy những việc mà chủ tôn muốn. Còn một sinh mệnh thông thường là không có ai khống chế cả. Khi người ta nhìn thấy Pháp thân, thì lại là thấy một sinh mệnh cá thể độc lập hết sức thực tại, kỳ thực, nói thẳng ra Pháp thân của tôi chính là tôi.
Lý Hồng Chí21 tháng Bảy, 1996
Phật tính và ma tính
Ở rất cao và rất vi quan nơi vũ trụ tồn tại hai chủng vật chất khác nhau, đó cũng là đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn tối cao của vũ trụ, thể hiện ra thành hình thức tồn tại của hai chủng vật chất ở một tầng thứ không gian nhất định của vũ trụ. Xuyên suốt từ đó trở xuống, từ vi quan đến hồng quan cho đến một không gian nhất định. Càng xuống dưới thì hai loại vật chất tính chất này, thuận theo trạng thái biểu hiện của Pháp tại các tầng thứ khác nhau, mà biểu hiện càng khác nhau, khác biệt càng lớn. Từ đó mà sinh ra điều mà Đạo gia gọi là Lý ‘âm dương và thái cực’. Xuống tiếp nữa, hai chủng vật chất tính chất khác nhau này càng ngày càng phát sinh đối lập, như vậy hình thành Lý ‘tương sinh tương khắc’.
Có tương sinh tương khắc thì cũng biểu hiện ra Thiện và ác, chính và tà, tốt và xấu. Như thế sinh mệnh bèn biểu hiện ra có Phật thì có ma, có người thì có quỷ. Ở xã hội người thường thì càng nổi rõ hơn và phức tạp hơn, có người tốt thì có người xấu, có người vì mọi người thì có người chỉ vì mình, có người với tấm lòng rộng mở thì có người với tâm địa hẹp hòi. Đối với tu luyện mà nói, có tin thì có không tin, có người có thể ngộ thì có người không ngộ, có ủng hộ thì có phản đối. Đây chính là xã hội nhân loại. Nếu đều có thể tu, đều có thể ngộ, đều tin hết, thì xã hội nhân loại sẽ biến thành xã hội Thần. Xã hội nhân loại chính là xã hội nhân loại, không tồn tại nữa cũng không được, xã hội nhân loại sẽ vĩnh viễn tồn tại không ngừng. Do đó có người phản đối cũng là bình thường thôi, trái lại, không có người phản đối, đó mới là không bình thường. Không có quỷ, thì con người làm sao mà chuyển sinh thành người, không có sự tồn tại của ma thì tu cũng không thành Phật được, không có cay đắng thì cũng không thể tồn tại ngọt bùi.
Chính vì sự tồn tại của Lý ‘tương sinh tương khắc’, người ta muốn làm xong việc gì thì sẽ có khó nạn, thông qua nỗ lực kiên trì, khắc phục khó khăn, từ đó làm xong việc cần làm, chư vị mới cảm thấy đắc được nó không dễ, chư vị mới thấy trân quý những gì đắc được, con người mới thấy hạnh phúc. Nếu không, không có Lý tương sinh tương khắc, mọi sự hễ làm là thành, chư vị sẽ thấy cuộc sống vô vị, không có cảm giác hạnh phúc, không có vui sướng khi thắng lợi.
Bất kể loại vật chất và sinh mệnh nào trong vũ trụ đều là từ lạp tử vi quan tổ hợp thành một tầng lạp tử lớn hơn, từ đó tổ hợp thành vật thể bề mặt. Trong phạm vi quán xuyến của hai chủng vật chất tính chất khác nhau này, hết thảy vật chất, hết thảy sinh mệnh đều là giống nhau có tồn tại hai dạng tính, ví như thép rất cứng rắn, nhưng chôn xuống đất thì sẽ bị rỉ mà tiêu đi, còn đồ gốm sứ khi bị chôn dưới đất sẽ không bị ô-xy hoá mà hỏng, nhưng chúng giòn và dễ vỡ. Con người cũng như thế, con người có Phật tính và cũng đồng thời có tồn tại ma tính. Người ta làm các việc khi không có quy phạm và ước chế câu thúc của đạo đức thì là ma tính, còn tu Phật chính là trừ bỏ ma tính của chư vị, bồi bổ Phật tính của chư vị.
Phật tính của con người là Thiện, biểu hiện từ bi, làm các việc thì trước tiên nghĩ cho người khác, có thể nhẫn chịu thống khổ. Ma tính của con người là ác, biểu hiện sát sinh, trộm cướp, tự tư, tà niệm, khuấy đảo thị phi, phiến động đồn đại, tật đố, độc ác, phát cuồng, lười biếng, loạn luân, v.v.
Hai chủng vật chất tính chất khác nhau đó ở một tầng thứ nhất định trong vũ trụ, thuận theo đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ với những thể hiện khác nhau ở các tầng thứ khác nhau, thì cũng đồng thời có các hình thức biểu hiện khác nhau ở các tầng thứ khác nhau. Càng xuống dưới thì tính đối lập càng nổi rõ, từ đó có phân biệt tốt xấu, cái Thiện càng Thiện hơn, cái ác càng ác hơn. Hai dạng tính của cùng một vật thể cũng sẽ phức tạp biến đổi nhiều. Đó chính là Phật giảng rằng vạn vật đều có Phật tính, kỳ thực cũng có ma tính.
Tuy nhiên vũ trụ là lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm đặc tính, xã hội người thường cũng thế. Hai chủng vật chất mà tôi nói ấy chẳng qua chỉ là hai chủng vật chất, trong vô số những gì tồn tại từ trên xuống dưới, từ vi quan đến hồng quan, cho đến tận xã hội nhân loại, mà phản ánh ở các sinh mệnh và vật chất là có thể thành hai dạng tính. Còn cấu thành các sinh mệnh và vật chất, từ trên xuống dưới cho đến tận xã hội nhân loại, là do vô số các chủng các dạng vật chất từ vi quan đến hồng quan cấu thành.
Nhân loại nếu không tuân thủ quy phạm đạo đức của con người, thì xã hội sẽ đại loạn bất trị, thiên tai nhân hoạ. Người tu luyện mà không tu bỏ ma tính đi, thì công ắt sẽ đại loạn và chẳng đắc được gì, hoặc nhập sang ma đạo.
Lý Hồng Chí26 tháng Tám, 1996
Phơi bày rõ
Hiện nay một lô lớn các học viên viên mãn hoặc sắp viên mãn rồi, con người tu thành viên mãn, đây là sự kiện nghiêm túc làm sao, thế gian không có gì thù thắng hơn, tráng lệ hơn, vĩ đại hơn. Đã là như thế, vậy trong quá trình tu luyện, ắt phải yêu cầu nghiêm khắc mỗi từng người tu luyện, hơn nữa đề cao mỗi tầng thứ đều cần phải đạt tiêu chuẩn một cách hết sức thiết thực. Từ tình huống chỉnh thể mà xét, đệ tử tu luyện của Đại Pháp là hợp cách, nhưng cũng có một số người mang theo các dạng các loại tâm chấp trước chưa bỏ được mà lẫn vào theo, bề mặt cũng là nói Đại Pháp hảo, nhưng thực tế là không tu, đặc biệt là theo khí thế chung, khi đều nói Đại Pháp là tốt, từ thượng tầng xã hội cho đến bàn dân trăm họ đều nói ‘tốt’, một số chính phủ cũng nói ‘tốt’, thì mọi người đều theo đó mà nói ‘tốt’, thế thì đâu là chân tâm? Đâu là thuận theo người khác? Đâu là miệng thì nói ‘tốt’, mà thực chất là phá hoại? Nếu chúng ta đưa hình thế của xã hội nhân loại thay đổi một chút, khi mà khí thế chung kia quay ngược lại, thì hãy xem ai vẫn nói Đại Pháp là tốt, ai có tâm thái thay đổi, như thế chẳng phải lập tức biểu hiện rõ ràng ra hết cả sao?
Từ sau sự kiện «Quang Minh nhật báo», cho đến tận hôm nay, các đệ tử Đại Pháp ai ai cũng đều đóng một vai diễn, có người kiên định thực tu; có người vì danh dự Đại Pháp, đã viết thư nói thẳng lòng mình đệ trình lên trên; có người [bày tỏ] bất bình vì báo cáo không có trách nhiệm kia; nhưng cũng có người trong hình thế gian nan ấy, không hướng nội tu, mà gây chia rẽ, làm cho hình thế trước mắt trở nên phức tạp hơn; cũng có người sợ danh lợi bản thân bị tổn hại mà không tu nữa; cũng có người không lo cho sự an định của Đại Pháp mà cứ tung truyền những tin tức đồn đại không thật, khiến gia tăng nhân tố làm loạn Pháp; cũng có người phụ trách ở một số nơi, đã dùng thói quen không mang tính lương thiện khi nhìn xét các động thái xã hội, được dưỡng thành qua nhiều năm đấu tranh chính trị, để phân tích hình thế Đại Pháp, đưa các vấn đề riêng cô lập của các nơi ghép lại, rồi nhận thức ra rằng nào là xã hội có hướng biến động rồi, và còn cố ý truyền đạt đến các học viên, đành rằng nguyên nhân có nhiều loại, nhưng còn gì phá hoại Đại Pháp nghiêm trọng hơn thế nữa? Thậm chí có những người, còn mang theo ma tính mà biên tạo các việc đồn đại, cứ như thể e rằng còn chưa đủ loạn.
Đại Pháp là của vũ trụ, xuyên suốt cho đến xã hội người thường. Pháp to lớn nhường ấy một khi truyền xuất lai, hết thảy của hết thảy mọi thứ liệu có thể không được an bài? Việc phát sinh ấy chẳng phải là khảo nghiệm tâm tính đệ tử Đại Pháp? Tu là gì? Người này bảo tốt, người kia bảo tốt, mọi người đều bảo tốt, thế thì có thể nhìn ra nhân tâm hay không? Chính là phải vào lúc then chốt mới thấy được nhân tâm như thế nào, có một số tâm mà không bỏ thì sẽ dám đem cả Phật đi bán, đây có phải vấn đề nhỏ hay không? Có người sợ, sợ điều gì? Hỡi các đệ tử! Chư vị chẳng phải từng nghe tôi giảng, khi một người tu thành La Hán, trong tâm nảy sinh một niệm lo sợ thì liền rớt xuống phải không? Bất kể tâm nào của người thường đều phải trừ bỏ đi! Có đệ tử bảo rằng “Sợ gì chứ, đầu dẫu bị chặt rớt xuống thì thân này vẫn ngồi đả toạ nơi đây”, [đem ra] so sánh, tu được thế nào thì nhìn một cái là hiểu rõ ngay. Tất nhiên một số người phụ trách vì sự an toàn của Đại Pháp mà lo lắng, đó là chuyện khác.
Chúng tôi chính là để một số đệ tử nào tu chưa tinh tấn có thể thấy được thiếu sót của mình, để những ai chỉ lẫn vào theo nay được biểu hiện ra, để những thứ biến tướng phá hoại được hiển lộ ra, để những đệ tử chân tu viên mãn.
Lý Hồng Chí28 tháng Tám, 1996
Tu luyện không phải là chính trị
Có một số học viên bất mãn với xã hội và chính trị, ôm giữ mãi tâm chấp trước mạnh mẽ ấy mà không buông, từ đó đã học Đại Pháp chúng ta, và thậm chí còn vọng tưởng lợi dụng Đại Pháp chúng ta để tham dự chính trị, đó là tâm lý và hành vi dơ bẩn nhất khinh nhờn53 Phật, khinh nhờn Pháp. Nếu không bỏ tâm ấy, thì tuyệt đối sẽ không viên mãn.
Tôi nhấn mạnh nhiều lần khi giảng bài rằng, hình thức của xã hội người thường, dẫu đó là xã hội và chính trị như thế nào, đều có định số, là Trời định. Người tu luyện không quản việc của nhân gian, càng không được tham dự vào đấu tranh chính trị. Xã hội đối với chúng ta như thế nào, đó chẳng phải đang khảo nghiệm cái tâm người tu luyện sao? Không thể nói rằng chúng ta bị dẫn lôi vào làm chính trị.
Hình thức tu luyện Đại Pháp của chúng ta chính là như thế, không nhập vào theo bất kể thế lực chính trị nào trong hay ngoài nước. Những người có thế lực kia không phải là người tu luyện, cho nên tuyệt đối không thể đảm nhiệm bất kể danh dự gì hoặc làm người phụ trách thực chất trong Đại Pháp chúng ta.
Hỡi các đệ tử, chư vị phải nhớ kỹ chúng ta là chân tu! Là buông bỏ danh-lợi-tình của người thường, chế độ của xã hội là thế nào thì có quan hệ gì đến tu luyện của chư vị? Tu đến chấp trước không còn dù một lậu54 thì mới có thể viên mãn chứ! Một người tu luyện, ngoài việc làm tốt công tác chức trách của mình, thì không hề có hứng thú gì đến chính trị và chính quyền, nếu không thì tuyệt đối không phải đệ tử của tôi.
Chúng ta có thể khiến người tu luyện đắc Pháp thành chính quả, cũng có thể khiến nhân tâm xã hội hướng Thiện, là có chỗ tốt cho sự an định của xã hội nhân loại. Nhưng Đại Pháp không phải được truyền vì xã hội nhân loại, mà là vì để chư vị tu luyện có thể viên mãn.
Lý Hồng Chí3 tháng Chín, 1996
Người phụ trách cũng là người tu luyện
Trạm trưởng các nơi của chúng ta đều có thể công tác vì Đại Pháp không nề hà gì, nhưng cũng có rất nhiều trạm trưởng là không làm tốt quan hệ giữa những trạm trưởng với nhau, tạo thành công tác không phối hợp, gây ra tổn thất rất lớn cho hình tượng của Đại Pháp trong tâm và mắt của người ta. Có người nói với tôi rằng phải chăng vì năng lực công tác không đủ, tôi nói rằng đó là cách nói của người thường. Nguyên nhân then chốt là những trạm trưởng và phó trạm trưởng các vị cũng là người tu luyện, cũng có tâm chấp trước còn chưa vứt bỏ, cần một hoàn cảnh để vứt bỏ tâm của chư vị. Ấy vậy mà khi xuất hiện mâu thuẫn giữa những trạm trưởng, thì chư vị thường lấy “công tác không phù hợp”, v.v., lấy công tác Đại Pháp làm cái cớ, để đẩy mâu thuẫn ra, chứ không biết khéo dùng cơ hội đó mà hướng nội tìm, mà đề cao lên. Tâm của chư vị không bị vứt bỏ, không đề cao lên, vậy thì lần sau mâu thuẫn lại đến, điều ấy thật sự can nhiễu đến công tác Đại Pháp. Chư vị biết chăng? Mâu thuẫn giữa những trạm trưởng các vị là tôi an bài chư vị đề cao lên, vậy mà chư vị dùng công tác Đại Pháp để che đậy điều chư vị phải đề cao lên, chứ không đạt được cái tâm đề cao lên. Mà khi mâu thuẫn lớn rồi, khi không vượt quan được, chư vị trong tư tưởng lại kể khổ với tôi, chư vị có biết lúc đó tôi nghĩ gì không? Không phải chư vị làm trạm trưởng và vì công tác Đại Pháp, mà chư vị không cần đề cao tâm tính vẫn có thể viên mãn đâu. Các học viên đều có thể từ trong bất kỳ mâu thuẫn nào mà nhận thức ra đó là để đề cao tâm tính, các trạm trưởng vì sao không thể? Mâu thuẫn tới rồi, vì để chư vị đề cao lên, nên không đụng chạm đến tâm của chư vị thì cũng không được, công tác Đại Pháp cũng là cơ hội tốt cho đề cao tâm tính chư vị!
Vì sao tôi viết riêng một bài này cho chư vị, là vì nhất cử nhất động, từng lời nói hành vi của chư vị đều trực tiếp ảnh hưởng đến học viên. Chư vị tu được tốt, sẽ khiến ở địa phương ấy Pháp hồng dương55 được tốt, và các học viên sẽ tu được tốt hơn, nếu không sẽ là làm bại hoại Pháp. Vì chư vị là tinh anh của Đại Pháp trong một tầng người thường, tôi không thể chỉ để chư vị làm công tác mà không để chư vị viên mãn.
Lý Hồng Chí3 tháng Chín, 1996
Thế nào là tu luyện
Nói đến tu luyện, rất nhiều người cảm thấy như luyện một số động tác, ngồi đả toạ, học một chút chú ngữ, vậy là tu luyện rồi, là có thể thành Thần, thành Phật, đắc Đạo rồi. Kỳ thực đó không phải là tu luyện, mà là luyện kỹ năng của thế gian mà thôi.
Còn trong tôn giáo rất chú trọng ‘tu’, gọi là ‘tu hành’, như thế lại là sang một cực đoan khác. Người xuất gia nỗ lực tụng niệm kinh sách, coi việc nắm vững được bao nhiêu kinh sách là phương pháp để viên mãn. Thực ra Phật Thích Ca Mâu Ni, Jesus, kể cả Lão Tử nữa, khi còn tại thế, thì hoàn toàn không có kinh sách, chỉ có ‘thực tu’, còn lời thoại mà những tôn sư giảng xuất ra là lời nói chỉ đạo tu luyện. Con người sau này nhớ lại những lời họ giảng mà viết thành sách, gọi là ‘kinh sách’, rồi dần dần nghiên cứu ra Phật học, Pháp học. Không còn như thời những tôn sư còn tại thế, vốn thực tu một cách chân chính, lấy Pháp mà họ giảng làm chỉ đạo cho thực tu, mà là coi việc học tập kinh điển và học vấn tôn giáo thành như tu luyện.
Đó là bài học giáo huấn của lịch sử. Đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp phải nhớ kỹ, tuyệt đối không được chỉ coi Pháp như là nghiên cứu học vấn của người thường hoặc của người xuất gia, chứ không thực tu. Vì sao tôi bảo chư vị học, đọc niệm, và nhớ «Chuyển Pháp Luân»? Mục đích là chỉ đạo chư vị tu luyện! Còn với những ai chỉ luyện động tác chứ không học Pháp, hoàn toàn không phải đệ tử Đại Pháp. Chỉ có học Pháp tu tâm, thêm vào đó phương tiện viên mãn là luyện công nữa, thật sự thay đổi chính mình từ căn bản, tâm tính đang đề cao, tầng thứ đang đề cao, đó mới là tu luyện chân chính.
Lý Hồng Chí6 tháng Chín, 1996
Đại Pháp vĩnh viễn thuần khiết như kim cương
Tôn giáo và chính trị là không thể hợp nhất, người đứng đầu của họ ắt phải dụng tâm vào thế gian tục sự56. Miệng nói vì nhân tâm hướng Thiện, quay về tịnh độ, mà tâm ắt là tà ác giả thiện, điều truy cầu ắt là danh và lợi, quyền lực là cái mà người thế gian cầu, danh là trở ngại lớn mạnh khiến không thể viên mãn, lâu dần thì người đó ắt sẽ thành đầu sỏ của tà giáo. Vì mục đích của tôn giáo là dạy người hướng Thiện, cuối cùng trở về thế giới thiên quốc, nên Pháp Lý được giảng ra nhất định phải cao hơn Lý của xã hội người thường. Nếu đem dùng vào chính trị của thế gian, thì chính là làm bại hoại Thiên Pháp một cách nghiêm trọng nhất, Thần Phật lẽ nào có thể vì tâm chấp trước của người thường dẫn động mà tham dự vào đấu tranh dơ bẩn về chính trị và quyền lực của xã hội người thường? Đó là những gì do con người bị ma tính dẫn động mà [làm] thôi. Tôn giáo loại ấy nhất định sẽ bị chính phủ lợi dụng để tham gia bạo lực hoặc phát động chiến tranh tôn giáo, từ đó trở thành tà giáo, làm hại nhân loại.
“Tôn giáo toàn dân” cũng là không được, một là, dễ sửa đổi giáo nghĩa của tôn giáo, hình thành lý luận của xã hội người thường. Hai là, dễ trở thành công cụ của chính trị, làm bại hoại hình tượng Phật Pháp. Ba là, người đứng đầu sẽ thành ‘chính khách’, đưa tôn giáo vào mạt pháp, từ đó hình thành tà giáo.
Pháp Luân Đại Pháp không phải là tôn giáo, nhưng người tương lai sẽ nhận thức đó là tôn giáo, mục đích truyền cho thế nhân là để tu luyện, chứ không phải để làm tôn giáo. Người học Đại Pháp có thể rất là nhiều, nhưng không thể biến quốc dân đều thành giáo dân, ai ai cũng đều tham gia hoạt động tu luyện thống nhất. Tu luyện Đại Pháp vĩnh viễn là tự do, không thể ép buộc lôi kéo bất kỳ ai tham gia tu luyện.
Trong lịch sử tương lai, ở thời kỳ nào cũng tuyệt đối không được để bất kỳ chính trị nào lợi dụng, Đại Pháp có thể khiến nhân tâm hướng Thiện, từ đó khiến xã hội an định, nhưng Đại Pháp tuyệt đối không phải được truyền vì để duy hộ những gì của xã hội người thường. Các đệ tử hãy nhớ kỹ, bất kể tương lai có áp lực của chính trị hay quyền lực lớn mạnh đến đâu, cũng không được để quyền thế chính trị lợi dụng.
Vĩnh viễn không tham dự chính trị, không can thiệp quốc sự57, hãy chân tu hướng Thiện, bảo trì sự thuần khiết bất biến của Đại Pháp, như kim cương không thể phá58, trường tồn mãi mãi59.
Lý Hồng Chí7 tháng Chín, 1996
Nhận thức tiếp nữa
Vấn đề Phật tính và ma tính, tôi đã giảng rất minh bạch lắm rồi. Thực ra, những quan mà chư vị vượt qua, chính là để trừ bỏ ma tính của chư vị! Nhưng chư vị hết lần này lần khác dùng các loại cớ hoặc dùng Đại Pháp để che đậy đi, tâm tính không đạt được đề cao, bỏ lỡ cơ hội hết lần này lần khác.
Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.
Thật sự có thể đề cao lên như thế, thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất.
Lý Hồng Chí9 tháng Chín, 1996
Lời cảnh tỉnh
Tôi truyền Đại Pháp đã bốn năm rồi, có một bộ phận học viên mà tâm tính, cảnh giới đề cao rất chậm, vẫn còn loanh quanh ở nhận thức tôi và Đại Pháp bằng cảm thụ, toàn là từ sự biến hoá trên thân thể và thể hiện của công năng mà có một loại cảm ơn mang đức đối với tôi, đó là nhận thức của người thường. Chư vị không muốn cải biến trạng thái của con người, từ lý tính mà thăng hoa nhận thức chân chính về Đại Pháp, thì chư vị sẽ mất cơ hội. Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn. Không thể là tôi cứ mãi tiêu nghiệp cho chư vị, còn chư vị không đề cao một cách chân chính trong Pháp, nhảy thoát khỏi nhận thức của con người và quan niệm của con người. Phương thức suy xét, nhận thức, cảm kích của chư vị về tôi và Đại Pháp đều là biểu hiện tư duy người thường. Nhưng điều tôi dạy chư vị chính là vượt thoát khỏi người thường cơ mà! Hãy từ lý tính mà nhận thức Đại Pháp một cách chân chính.
Trong tu luyện chư vị không phải là do chính mình đề cao một cách hết sức thực tại một cách chân chính, từ đó khiến bên trong phát sinh biến hoá lớn mạnh về bản chất, mà là dựa vào lực lượng của tôi, mượn nhân tố lớn mạnh bên ngoài, như thế vĩnh viễn không cải biến bản chất con người của chư vị chuyển biến thành Phật tính được. Nếu chư vị ai ai cũng có thể từ nội tâm nhận thức Pháp, ấy mới là thể hiện của Pháp uy lực vô biên —Phật Pháp lớn mạnh tái hiện ở nhân gian!
Lý Hồng Chí10 tháng Chín, 1996
Không thể trộm Đại Pháp
Hỡi các đệ tử! Tôi vẫn giảng nhiều lần rằng Đại Pháp truyền cho con người đã là từ bi lớn nhất đối với con người rồi. Đây là việc hàng ức vạn năm xưa nay chưa từng có! Nhưng có một số người không biết trân quý, còn có người muốn thay đổi Pháp hoặc động tác để thành thứ của họ, hoặc thứ nào đó thuộc về dân tộc họ hoặc quốc gia họ, hãy thử nghĩ xem! Chư vị cảm thấy rất tốt ấy là vì bản thân chấp trước vào lợi ích, hoặc vì muốn dân tộc chư vị như thế nào đó, v.v., đó là nhận thức của người thường. Nếu là đối đãi với điều nào đó của xã hội người thường thì cũng khả dĩ thôi, nhưng đây không phải là điều nào đó của người thường! Không phải được truyền ra vì để dân tộc chư vị thế này thế khác. Đây là Đại Pháp của vũ trụ, là căn bản của Phật Pháp! Truyền cho con người là để con người được đắc độ, vậy mà chư vị cải biến một Pháp lớn nhường ấy sao……? Động đến dẫu chỉ một điểm cũng đã là tội tày trời rồi. Chư vị nhất quyết không được vì chấp trước vào xã hội người thường thế nào đó mà dấy động tà niệm! Nguy hiểm cùng cực!
Chư vị biết chăng? Mấy năm qua có học viên đột nhiên tử vong, trong đó có một số là vì đã làm như thế nên mới thành như vậy. Chư vị không được nghĩ rằng Sư phụ sẽ như thế nào đó với chư vị. Phải biết rằng có vô số tầng thứ chư Thần hộ Pháp, mà chức trách của họ chính là hộ Pháp! Ngoài ra ma cũng sẽ không bỏ qua chư vị đâu! Vì nghiệp lực mà chư vị nợ từ những đời trước là nhờ tu chính Pháp nên mới tránh được, hễ chư vị rơi xuống làm người thường, không ai bảo hộ chư vị, thì ma sẽ lấy tính mệnh của chư vị! Ngay cả cầu các Phật, Đạo, Thần khác bảo hộ cũng vô dụng, họ sẽ không bảo hộ ai làm loạn Pháp đâu. Hơn nữa nghiệp lực cũng sẽ quay trở về thân thể chư vị.
Con người tu lên được khó đấy, nhưng rớt xuống lại quá dễ, mỗi quan mà không vượt qua, hoặc chấp trước người thường quá mạnh không buông bỏ được thì có thể sang phía phản diện, những bài học giáo huấn trong lịch sử quá nhiều rồi, khi rớt xuống thì mới biết hối hận, nhưng đã muộn mất rồi.
Lý Hồng Chí22 tháng Chín, 1996Tại Bangkok
Thế nào là khai ngộ
Khai ngộ cũng gọi là ‘huệ ngộ’, Đại Pháp chúng ta gọi là ‘khai công’, cũng tức là một cá nhân trải qua tu luyện mà viên mãn, hoàn thành toàn bộ quá trình tu luyện, sẽ đến thế giới thiên quốc.
Như vậy bậc Giác Giả sau khi khai ngộ sẽ là trạng thái nào? Ai tu thành Phật tức là đã là Phật rồi, ai tu thành Bồ Tát thì đã là Bồ Tát rồi, ai tu thành La Hán thì đã là La Hán rồi. Mà ai tu Đạo thì thành Đạo rồi. Ai tu thành Thần thì đã là Thần. Vì có một số Giác Giả sau khi viên mãn, vẫn cần ở xã hội người thường làm một số việc, hoặc hoàn tất một số nguyện, do đó vẫn cần ở nơi người thường sinh sống một đoạn thời gian. Nhưng loại sinh sống ở người thường ấy đối với họ mà nói là rất khó. Vì cảnh giới tư tưởng của họ khác quá xa so với người thường, hết thảy những gì trong tư tưởng người thường đều là những chấp trước mạnh mẽ và tà niệm ích kỷ, dơ bẩn, tính kế người khác, v.v., họ có thể biết hết cả một cách rất rõ ràng, hơn nữa có thể đồng thời biết được từng ly từng tí hoạt động tư tưởng của nghìn vạn người. Thêm nữa, xã hội người thường đâu đâu cũng là nghiệp lực và bệnh độc60, còn có rất là nhiều những thứ bất hảo mà con người không biết đang trôi nổi trong không khí, họ đều thấy được rất rõ ràng. Xã hội nhân loại mạt kiếp hiện nay có nghiệp lực to lớn phi thường, người ta khi hít thở đều đang đưa vào từng lượng lớn nghiệp và bệnh độc cũng như độc khí. Thế giới người thường này đối với họ mà nói, quả thật rất khó ở.
Thế họ sẽ trông như thế nào? Đó cũng là chỗ mà những học viên chấp trước vào những thứ đó đoán mò. Chư vị không được nhìn xem vị này giống như khai ngộ rồi, vị kia xem ra khai ngộ rồi, hãy đặt tâm vào tinh tấn thực tu, viên mãn nhanh hơn một chút, cớ gì cứ phải nhìn xem người khác? Thực ra thông thường những ai khai ngộ rồi đều là học viên không biểu hiện bản thân mà lặng lẽ thực tu, với tuổi tác khác nhau, nhìn ngoài là không có gì khác so với người bình thường, rất có thể là người trông không hề nổi bật. Tuy họ có hết thảy thần thông và biến hoá, nhưng phát hiện ra rằng con người vốn dĩ tựa như tiểu sinh vật, thật không đáng đem những cái đó ra dùng. Hơn nữa con người nhìn thấy rồi sẽ sinh ra các loại niệm đầu nhận thức rất là thấp của con người, dùng chấp trước tâm hoan hỷ của con người mà đối đãi, mà các Giác Giả thấy không sao chịu được những cái đó, người thường rất khó liễu giải được ý nghĩa bên trong nội hàm vĩ đại thật sự của Phật Pháp thần thông.
Hiện nay có một số học viên hiếu sự mà tâm tư không đặt vào việc tinh tấn, đến các nơi tìm xem ai đã khai ngộ rồi, v.v. Chư vị thử nghĩ xem, Giác Giả đã khai ngộ ấy đã là Phật rồi, đầy đủ hết thảy những gì của Phật rồi, liệu có tuỳ tiện để người ta biết không? Con người sao có thể biết Phật? Khi chư vị đi các nơi tìm họ thì tâm chấp trước, tâm hiếu thắng, tâm hiển thị, tâm hiếu sự, tâm hiếu kỳ, lẫn với tâm truy cầu, đồng thời cũng đang can nhiễu sự an tâm tu luyện của các học viên. Vì thế, chư vị có biết họ cảm thụ thế nào không? Đối với họ mà nói, người ta mang theo tâm mục đích thì từng cử chỉ từng ý niệm đều khiến họ rất là khó chịu!
Vì hiện nay có một bộ phận các học viên là từ tầng thứ rất cao đến để đắc Pháp, do vậy họ sẽ khai ngộ rất nhanh, điều tôi nói dành thời gian hai năm tu luyện cho học viên là nói về bộ phận đệ tử này. Nhưng tất cả đệ tử Đại Pháp chúng ta trong thực tu xác thực là đề cao tầng thứ rất mau, cũng có rất nhiều sẽ khai ngộ rất là nhanh, là điều mà người tu luyện trong quá khứ không thể tưởng tượng được. Hy vọng mọi người an tâm lại, tinh tấn không ngừng, hằng trì liên tục. Viên mãn một người, tôi tiếp tống61 một người.
Lý Hồng Chí16 tháng Chín, 1996
Tái tạo nhân loại
Cái mà con người nhìn nhận là ‘hiện thực’, là nhận thức ngu kiến62 về sự phát triển của lịch sử nhân loại và giả tướng do khoa học thực chứng tạo thành. Không phải là thể hiện chân thực của hiện thực vĩ đại trong vũ trụ. Còn hiện thực chân chính ắt sẽ mang đến khoa học mới và nhận thức mới. Pháp Lý của vũ trụ sẽ tái hiện ở nhân gian.
Tự tư63, tham lam, ngu muội, và vô tri của con người đan xen làm một với bản tính lương thiện của con người, hết thảy những gì mà bản thân sẽ phải gánh chịu do sự vô tri tạo ra nay đang nuốt dần xã hội. Trên thế giới, các loại vấn đề xã hội đồng loạt xuất hiện, nguy cơ tứ bề, nhân loại không biết tìm nguyên nhân từ bản tính của tự mình, không nhìn thấy rằng nhân tâm thật đáng sợ sau khi đạo đức bại hoại mới chính là căn nguyên độc hại64 của vấn đề xã hội, toàn là tìm lối thoát một cách ngu ngốc ở biểu hiện bề ngoài của xã hội. Đã như vậy rồi, con người làm sao nghĩ ra rằng hết thảy cái gọi là lối thoát mà con người tìm ra cho mình ấy, đích thị là đang phong bế chính mình, vì thế nên càng không có lối thoát, và vấn đề mới được mang đến lại còn tệ hơn. Như thế rất khó lại tìm được một chút không gian, và một thực thi mới được chọn làm, thì lại phong bế tiếp chỗ không gian nhỏ nhoi còn lại, lặp lại qua thời gian lâu, đạt tới bão hoà, không còn lối thoát nào nữa, không nhìn thấy được chân tướng bên ngoài chỗ bị phong bế nữa rồi. Con người đã bắt đầu gánh chịu hết thảy những gì do chính mình tạo ra. Ấy chính là phương thức đào thải cuối cùng của vũ trụ đối với các sinh mệnh.
Từ bi của Chủ Phật là hồng đại, đã đưa Phật Pháp lưu lại cho con người, vũ trụ lại cấp cho con người một cơ hội nữa, để Phật Pháp vĩ đại đưa hiện thực chân chính của vũ trụ tái hiện ở nhân gian, quét sạch hết thảy dơ bẩn và ngu kiến, dùng ngôn ngữ của nhân loại [mà nói thì tức là] tái tạo huy hoàng. Hãy trân quý! Phật Pháp ngay ở trước mặt chư vị.
Lý Hồng Chí28 tháng Chín, 1996
Biến dị
Hành vi bất chính của những nhân viên của Thần65 đã phản bội hoàn toàn thệ ước trinh khiết của họ, khiến những phó chúc của Thần bị biến thành chẳng còn giá trị gì nữa, làm cho nhân loại và Thần đều cảm thấy giật mình! Người lương thiện vẫn luôn coi họ là người duy nhất mà mình có thể dựa vào để có được sự cứu rỗi, sự thất vọng khiến người ta càng ngày càng không tin tôn giáo, cuối cùng hoàn toàn mất tín tâm đối với Thần, từ đó làm hết thảy những điều xấu mà không kiêng nể gì hết. Phát triển cho đến hôm nay con người ta hoàn toàn biến thành con người biến dị với ma tính đại phát, làm cho chư Thần hoàn toàn mất tín tâm đối với con người, đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu vì sao chư Thần không quản con người nữa.
Lý Hồng Chí10 tháng Mười, 1996
Phật tính vô lậu
Trong Pháp tôi đã giảng nhiều lần về sự xuất hiện của kinh sách Thích giáo66 và mạt Pháp, chủ yếu là do những người dùng lời của chính mình và nhận thức của bản thân cho lẫn vào Phật Pháp mà thành, đó là bài học giáo huấn lớn nhất trong lịch sử, tuy nhiên có một số đệ tử mà tâm người thường chưa bỏ, bị lợi dụng bởi ma tính của chấp trước vào tâm hiển thị khẩu tài, văn tài67, từ đó phá hoại Phật Pháp một cách không tự giác.
Thời gian gần đây vẫn luôn có người khi mà học viên đề cao trong tu luyện nhận thức ra rồi, đến lúc tâm đắc thể hội thì bèn nói những thiếu sót của bản thân trước đây là “đổ nước bẩn”, cải biến hoàn toàn nội hàm của tu luyện. Tu luyện là thần thánh, đây không phải là việc thuộc loại như phản tỉnh hoặc hối hận của người thường. Này các đệ tử! Chư vị không được tuỳ tiện lấy bất kể danh từ nào mà mọi người đều dùng, đều nói, đó chẳng phải là thêm những thứ của con người vào trong Đại Pháp sao? Năm ngoái trạm Bắc Kinh giảng xuất ra bốn câu thì tôi đã vì thế mà viết một bài “Điều chỉnh”, hãy nên coi trọng, đương nhiên vẫn còn một số danh từ loạn bát nháo đang lưu truyền. Chư vị nghĩ xem, hôm nay thêm một từ, ngày sau thêm một từ, lâu dần, đệ tử đời sau sẽ không phân biệt rõ được lời nào của ai nói nữa, dần dần sẽ cải biến Đại Pháp.
Mọi người nhất định phải minh bạch rõ, hình thức tu luyện mà tôi lưu lại cho chư vị là không thể cải biến, tôi không làm gì thì chư vị không được làm, tôi không dùng gì thì chư vị không được dùng, trong tu luyện tôi giảng như thế nào thì chư vị nói như thế. Hãy chú ý! Cải biến Phật Pháp một cách không biết không nhận ra thì cũng như phá hoại Phật Pháp!
Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư68, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác69 vô tư vô ngã70, tiên tha hậu ngã71, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến72!
Lý Hồng Chí13 tháng Hai, 1997
Thanh tỉnh
Hiện nay về vấn đề phương pháp công tác của trạm trưởng các nơi thì muốn nói một chút, chấp hành theo yêu cầu của tổng hội là đúng, nhưng cần nói về phương pháp, tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ. Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình.
Bất kể công tác nào của Đại Pháp cũng đều lấy sự đắc Pháp của mọi người và sự đề cao của đệ tử làm mục đích, ngoài hai điểm đó ra thì không gì có ý nghĩa. Do vậy bất kể hoạt động nào cũng cần căn cứ theo tình huống của địa phương và của học viên mà làm, không được tuyệt đối hoá, học Đại Pháp đều là tự nguyện, huống nữa là làm các hoạt động! Thực ra trạm trưởng trước tiên là người dẫn đầu trong học Pháp, bản thân mà học Pháp không tốt thì sẽ làm công tác không được tốt. Tâm đắc thể hội của các trạm phụ đạo các nơi, tuyệt đối không được làm thành họp mặt ‘kiểm thảo’, thể hội trao đổi về tu luyện của Đại Pháp là “Pháp hội” nghiêm túc nhường ấy, tuyệt đối không thể làm thành hội họp triển khai để vạch trần phía đen tối của xã hội, càng không thể cưỡng chế học viên phải nói ra những khuyết điểm và sai lầm của họ khi làm người thường, tạo thành ảnh hưởng phản diện nghiêm trọng, làm bại hoại danh dự Đại Pháp. Chư vị cần thanh tỉnh rõ là nên làm gì và không nên làm gì, đây là tu luyện nghiêm túc! Hội giao lưu tâm đắc là để học viên đề cao và tuyên truyền Đại Pháp, không phải là tuyên truyền rằng học viên chúng ta trước đây đã không tốt như thế nào, đây là giảng nhắm vào tu luyện Đại Pháp, chứ không phải đổ cái ‘nước bẩn’ nào đó! Công tác chư vị làm đối với Đại Pháp sẽ không phải không có quan hệ gì với tu luyện của bản thân chư vị, trong công tác thì đâu đâu cũng thể hiện trong đó nhân tố đề cao đối với tâm tính của chư vị, chư vị không thể là chỉ công tác thôi, mà cũng cần phải viên mãn. Tôi biết chư vị có một số người cá biệt rất ít khi đọc sách học Pháp, tôi viết cho chư vị những bài viết mà chư vị gọi là ‘kinh văn’73 ấy thì cũng không có đối chiếu với tự mình. Sao gọi là ‘kinh văn’? Chính là bài viết mà thường xuyên đọc, chư vị có đọc không? Học Pháp nhiều hơn nữa, thì công tác sẽ không thể làm không tốt. Tôi chỉ ra chỗ thiếu sót của chư vị là để Đại Pháp phát triển lành mạnh hơn nữa, ít xuất hiện vấn đề, thực chất Đại Pháp cũng đang làm phong phú thêm kinh nghiệm chư vị, tạo ra những tinh anh của Đại Pháp.
Lý Hồng Chí30 tháng Sáu, 1997 tại Hồng Kông
Vĩnh viễn ghi nhớ
Gửi Đại Pháp Học Hội:
Tôi đề xuất rằng tất cả các đệ tử hãy đem huỷ hết ngay tại chỗ những gì tự tiện làm truyền qua truyền lại, không phải do tôi công khai phát hành, ví như: lời giảng của tôi được Thừa Đức truyền ra, công năng do học viên Bắc Kinh giảng nói, những lời giảng nói của trạm trưởng Đại Liên, và câu chuyện sơn động và những lời khác do trạm trưởng Quý Châu giảng nói, lời giảng nói của những người phụ trách cũng như những gì được kể bởi các học viên sau khi gặp mặt tôi, còn có những lời giảng của người phụ trách Tổng Hội Đại Pháp, v.v., còn có những chỉnh lý thành văn bản tự tiện ghi chép, thu âm, thu hình, v.v. của những gì tôi giảng, nhất loạt tất cả đều phải tiêu huỷ tại chỗ, không được phép bảo lưu với bất kể cớ gì. Duy hộ Đại Pháp là gì, đây là một lần duy hộ Đại Pháp triệt để nhất, là đo lường đệ tử liệu có thể chiểu theo lời tôi mà làm hay không và liệu có phải đệ tử của tôi hay không! Tôi nói lại nữa cho mọi người, Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng chính là bị phá hoại như thế đó, đó là bài học giáo huấn của lịch sử. Từ nay trở đi bất kể ai cũng đều không được thu âm, thu hình những lời người phụ trách hoặc đệ tử của bất kỳ địa khu nào, càng không được chỉnh lý thành bản viết rồi truyền ra để đọc. Đây không phải là vấn đề của một cá nhân nào, cũng không phải là phê bình cá nhân nào, mà là tu chính74 Đại Pháp. Trừ hội giao lưu học Pháp của học viên Đại Pháp và những hoạt động do tổng trạm địa phương được Tổng Hội đồng ý ra, thì hãy nhớ kỹ hễ là lưu truyền trong Đại Pháp bất kể cái gì không phải của Đại Pháp thì đều là phá hoại Đại Pháp!
Lý Hồng Chí18 tháng Sáu, 1997
Một đòn nặng
Đại Pháp vì thuận tiện cho nhiều người hơn nữa tu luyện, hiện nay chủ yếu chọn tu trong xã hội người thường, ma luyện75 ngay trong công tác hoặc hoàn cảnh khác của người thường, chỉ có người xuất gia mới vân du. Tuy nhiên hiện nay có một số người khoác vỏ nguỵ trang làm đệ tử Đại Pháp, đi loạn khắp nơi toàn quốc, vô cớ đến sống ở gia đình học viên, ăn, uống, lấy và đòi hỏi các thứ, bịp bợm lừa đảo, lợi dụng phía lương thiện của học viên, dùi vào sơ hở của Đại Pháp. Nhưng các học viên chúng ta vì sao không phân biệt ra được rõ? Tu luyện là tu chính mình, hãy nghĩ xem vì lẽ gì mà những người kia không ở nhà họ an tâm thực tu, hoàn cảnh bất hảo càng có thể tu luyện, vì sao những người kia không nghe theo lời tôi, mà lại đi khắp nơi toàn quốc, vì sao cứ ăn, lấy và đòi hỏi các thứ của học viên vậy mà còn bảo học viên phải buông bỏ tâm đi, đó mà là điều tôi dạy chư vị sao? Có kẻ quá đáng hơn còn sống ở nhà học viên một mạch mấy tháng, đó chẳng phải công nhiên can nhiễu phá hoại tu luyện của học viên ư? Tôi nghĩ rằng những người này dứt khoát phải bồi thường đủ số những gì lừa ăn lừa lấy được, nếu không Đại Pháp không dung. Từ nay trở đi nếu còn tình huống như thế nữa, có thể chiểu theo cách đối đãi với kẻ lừa đảo trong người thường mà báo cảnh sát, vì những người đó tuyệt đối không phải học viên chúng ta.
Còn một số địa phương tự tiện tổ chức cái gì là ‘đoàn giảng Pháp’, đến học viên các nơi để lừa phỉnh, cũng có người thỉnh mời cá nhân diễn giảng [vì thế] phá hoại can nhiễu học viên tu luyện, những người ấy xem ra như tuyên truyền Pháp, nhưng trên thực chất là tuyên truyền bản thân họ. Học viên đều có Pháp thân của tôi an bài một cách hệ thống tại tu rồi, chỉ có một số học viên không ngộ ra, hoặc cảm thụ không tới mà thôi, vậy thì những người kia chẳng phải đang can nhiễu sao! Đặc biệt là những ai mới học Pháp thời gian chưa lâu sẽ rất khó phân biệt rõ ràng. Có người còn làm những gì là ‘báo cáo’ ở buổi hội họp hàng mấy nghìn người, điều giảng ra đều là về tự họ, thậm chí với một câu nào đó của Đại Pháp còn đặt ra định nghĩa hoặc giải thích Đại Pháp, từ thân thể phát ra hướng đến học viên đều là nghiệp lực màu đen và vật chất chấp trước. Trong «Chuyển Pháp Luân» tôi đã minh xác rõ là không cho phép làm thế, vì sao chư vị không suy nghĩ một chút, đặc biệt là những người phụ trách phụ trách tiếp đãi và mời tham gia việc này, chư vị rất có thể tạo thành tổn hại vô hình ở mức nhất định đối với đệ tử Đại Pháp, là không xứng tiếp tục làm người phụ trách của đệ tử Đại Pháp nữa. Không nghe theo lời của tôi, không thể chiểu theo yêu cầu Đại Pháp mà làm thì có thể là đệ tử của tôi không? Đó chẳng phải là làm ngược lại với Đại Pháp sao? Đó chẳng phải là phá hoại là gì? Hỡi các đệ tử! Chư vị không thể là cứ đến khi tôi chỉ ra sự việc thì chư vị mới nhận thức ra, thực ra trong Pháp đều có rồi, vì sao không đọc sách cho nhiều? Tôi kiến nghị là ai ai cũng đều buông tâm xuống và đọc mười lần cuốn «Tinh Tấn Yếu Chỉ» mà chư vị gọi là kinh văn, tâm không tĩnh mà học Pháp thì vô dụng, hãy tĩnh tâm mà học.
Chúng ta có người phụ trách ở địa phương cá biệt, không đọc sách không học Pháp, ngoài ra còn nói rằng hễ đọc Pháp là nhức đầu, đó chẳng phải đã biết rõ ma đang can nhiễu chính mình mà vẫn không muốn thoát khỏi khống chế đó sao? Vấn đề ấy thì ngay cả học viên mới cũng nhận thức ra, người này còn có thể làm người phụ trách trong Đại Pháp nữa không? Tôi nghĩ rằng vị đó tốt nhất là tự động làm học viên bình thường, tĩnh lại thực tu một đoạn thời gian, đối với Đại Pháp và với bản thân cũng đều có chỗ tốt. Có người còn lý giải ngược lại bức thư mà tôi phê bình cô ấy, không hiểu ra nên sao chụp thành nhiều bản, rồi phát tán tuyên dương; nói nào là Sư phụ còn gửi cả thư cho. Còn có người vì muốn học viên nghe theo chỉ huy, nên khi nói thì thường bảo “tôi đại biểu cho Thầy Lý”, v.v. Không ai đại biểu cho tôi hết, lời chư vị giảng sao có thể thành lời mà tôi giảng được? Lời tôi giảng là Pháp, lời của chư vị giảng là Pháp sao? Hỡi các đệ tử! Tôi đề nghị chư vị trước hết dành một đoạn thời gian làm học viên bình thường, đợi thanh tỉnh lại rồi quay lại làm công tác. Người phụ trách dẫu đã làm biết bao nhiêu công tác ở người thường, thì đều là tự nguyện vì công tác Đại Pháp, thành công của công tác chỉ là hình thức biểu hiện trong người thường, còn có thể khiến người đắc Pháp và hồng dương76 Đại Pháp là uy lực của bản thân Đại Pháp và an bài cụ thể của Pháp thân. Không có Pháp thân của tôi làm những việc đó, thì đừng nói đến hồng dương, ngay cả bảo vệ tự thân người phụ trách cũng khó mà làm nổi, do đó không được cứ mãi cảm thấy bản thân là xuất sắc thế này thế khác lắm. Đại Pháp không có danh, không có lợi, không có quan chức, chỉ là tu luyện.
Lý Hồng Chí18 tháng Sáu, 1997
Lại luận về tiêu chuẩn đo lường
Gần đây học viên mới nhiều phi thường, chưa có lý giải sâu sắc hơn về yêu cầu của Đại Pháp, đặc biệt Đại Pháp ở một số địa khu mà người phụ trách cũng là học viên mới, vậy yêu cầu rằng chư vị cần trong một khoảng thời gian ngắn học Pháp cho thâm sâu, hết thảy phương thức hành vi đều phải phù hợp Đại Pháp. Đồng thời Tổng Trạm của các địa khu nhất định phải chú ý kỹ việc tuyển chọn người, đối với ai đã dẫn loạn cả học viên thì cần kịp thời thay thế, và để những đệ tử nào học Đại Pháp thật tốt làm phụ trách.
Có trạm phụ đạo thời gian gần đây đã dùng cái gọi là người đã khai thiên mục đi nhìn tình huống tu luyện của học viên, kỳ thực những gì mà vị ấy nhìn thấy đều là giả tướng. Ngay từ đầu tôi đã giảng rằng tiêu chuẩn đo lường người ta chính là tâm tính của đệ tử, hơn nữa tôi tuyệt đối không cho bất kể ai chưa khai ngộ, chưa viên mãn nhìn rõ tình huống tu luyện chân thực của đệ tử của tôi. Người có thể nhìn được kia là ở tầng thứ rất thấp mà nhìn thấy được những gì hiển hiện ra cho họ ở tầng thứ ấy, ở cao hơn thì họ không thấy được. Nếu người phụ trách dùng người kia để nhìn học viên, người kia sẽ dấy khởi tâm hiển thị, hơn nữa phía ma tính trong người đó sẽ khởi tác dụng can nhiễu và phá hoại, điều nhìn thấy đều là ‘tuỳ tâm nhi hoá’. Bản thân việc người ấy nhìn xem đệ tử Đại Pháp đã là không đúng, người phụ trách mà bảo người kia nhìn xem đệ tử cũng không làm theo lời của tôi. Vì sao không nghe theo lời Sư phụ rằng đo lường tu luyện của học viên như thế nào thì hãy nhìn tâm tính người đó? Chư vị biết chăng? Tất cả các không gian là đồng thời tồn tại cùng lúc cùng chỗ, bất kể sinh vật không gian nào cũng đều có thể trùng điệp qua thân thể người, trông rất giống phụ thể, nhưng không tại một không gian, không quan hệ gì đến người đó, người được coi là đã khai thiên mục kia liệu có thể hiểu rõ được tình huống phức tạp đó không?
Còn có người hễ mở miệng liền bảo vị này có phụ thể vị kia có phụ thể, tôi bảo với mọi người, chính là người nói những lời ấy tự họ có vấn đề mà tạo thành như thế.
Không gian vũ trụ quá phức tạp, tôi giảng đến đây, hiện nay chỉ là dùng cạn lời của nhân loại mà thôi, rất nhiều tình huống mà dùng ngôn ngữ nhân loại là không cách nào biểu đạt được, ngay cả đệ tử đã viên mãn rồi chỉ có thể thấy rõ tình huống mà quả vị họ đạt tới có thể chứng ngộ được, huống là một người còn đang trong tu luyện?
Lý Hồng Chí18 tháng Sáu, 1997
Kết luận chắc chắn
Các đệ tử Đại Pháp hãy nhớ kỹ, trong tương lai bất kể lúc nào, ở đâu, là ai, dẫu vì bất kể lý cớ gì thì hành vi phân chia Đại Pháp thành các bộ, phái, môn, tông, v.v. thảy đều là loạn Pháp. Điều tôi không dạy chư vị làm, chư vị vĩnh viễn không được làm, tâm hiển thị cộng thêm tâm hoan hỷ là dễ bị ma tâm lợi dụng. Chư vị ngộ ra được gì trong Đại Pháp, đều là một chút xíu của Pháp Lý tồn tại trong một tầng thứ của Pháp Lý vĩ đại vô biên mà thôi, quyết không được vì thế mà đưa ra định nghĩa cho Pháp hoặc một bộ phận nào của Pháp, thậm chí dù chỉ một câu. Nếu tuyên bố trước đại chúng, hoặc nói ra miệng, thì tội nghiệp đã thành, nặng nề, trầm trọng như núi như trời, thì làm sao tu nổi? Nếu có soán cải Đại Pháp, làm ra một bộ khác, thì tội lớn vô biên, sinh mệnh ấy khi hoàn trả ác nghiệp, thống khổ khi bị diệt hết từng tầng từng tầng là vĩnh viễn không bao giờ xong.
Đại Pháp có thể làm chính lại càn khôn, đương nhiên có Pháp lực của mình như trấn tà, diệt loạn, viên dung, bất bại. Thực ra bài học giáo huấn về phương diện này đã rất nhiều rồi, loại việc loạn Pháp này sẽ do Thần đến hộ Pháp. Chúng sinh biết trân quý Đại Pháp chính là trân quý sinh mệnh của mình, từ bi chúng sinh. Đại Pháp bất biến bất động, sinh sinh bất tức, trường tồn ư thế, thiên địa vĩnh cố77.
Lý Hồng Chí1 tháng Chín, 1997
Đối thoại với Thời gian
Sư phụ: Ông thấy được đệ tử của tôi vẫn tồn tại những vấn đề gì?
Thần: Các đệ tử của Ông phân thành hai bộ phận.
Sư phụ: Hai bộ phận nào?
Thần: Một bộ phận là có thể chiểu theo yêu cầu của ông mà tinh tấn trong Pháp, bộ phận này tương đối tốt; một bộ phận là ôm giữ những thứ của con người mà không buông, không thể tinh tấn.
Sư phụ: Đúng thế, tôi đã thấy rồi.
Thần: Ông cho họ một quá trình để liễu giải Pháp, do đó có người ôm giữ các chủng các dạng mục đích mà đến, trải qua học Pháp phần lớn những người đó có thể cải biến mục đích lúc đầu đến học Pháp.
Sư phụ: Một phần vẫn chưa có cải biến.
Thần: Nhưng thời gian đã lâu quá rồi.
Sư phụ: Đúng thế!
Thần: Tôi thấy rằng với những ai không thể làm Thần thì không cần kéo dài đợi họ, thực ra họ chỉ có thể là con người.
Sư phụ: (tự nói với mình) Tại thế giới con người, họ quả thực mê quá sâu rồi, cuối cùng chỉ có thể là như vậy thôi, chính là e rằng cuối cùng ngay cả làm con người cũng không nổi!
Thần: Kỳ thực, có thể làm con người ở thế giới mới cũng là tốt lắm rồi, đem so sánh với vô số sinh mệnh cao tầng trong vũ trụ bị lịch sử đào thải mà nói, ấy là vô vàn may mắn đó.
Sư phụ: Tôi vẫn muốn đợi thêm nữa, xem xem khi những vật chất ở vi quan hơn mà phá hoại nhân loại bị thanh lý kiền tịnh rồi, thì lại xem xem sẽ như thế nào, rồi mới quyết định. Rốt cuộc thì họ cũng là đến để đắc Pháp.
Thần: Nay nói về lô những người này, họ có những người đến học Pháp là vì không tìm được mục tiêu cuộc sống, cứ ôm giữ nhận thức đó mà không nghĩ đến thay đổi đi.
Sư phụ: Những người như thế trong học viên mới còn có nhiều hơn.
Thần: Trong số họ còn có người đến tìm ở Pháp phía được họ cho là tốt đối với họ, chứ không buông phía mặt kia vốn dẫn đến việc bản thân họ không thể toàn bộ nhận thức Pháp.
Sư phụ: Người như thế cũng có trong các học viên tu lâu, ngoài ra một biểu hiện nổi cộm nhất là: họ cứ mãi tự so sánh với con người, so sánh với bản thân họ trong quá khứ, chứ không thể theo yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ mà đo lường bản thân mình.
Thần: Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.
Sư phụ: Là nên bảo họ thanh tỉnh ra, cải biến hoàn cảnh của họ thành một hoàn cảnh tu luyện chân chính, làm một vị Thần chân chính.
Lý Hồng Chí3 tháng Bảy, 1997
Nói về Pháp78
Lâu nay những chúng sinh trong Đại Pháp, đặc biệt là đệ tử vẫn một mực tồn tại một loại hiểu sai ở các tầng thứ khác nhau đối với Pháp về phương diện đề cao tâm tính. Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu. Kỳ thực ấy là do sự nhận thức không đầy đủ về Pháp của phía con người dẫn đến như thế, vì phía con người mà ức chế phía Thần của chư vị, cũng chính là ức chế bộ phận đã tu thành của chư vị, cản trở họ Chính Pháp. Phía chưa có tu thành lẽ nào có thể ức chế chủ tư tưởng, ức chế phía đã đắc Pháp? Vì con người mà nuôi dưỡng tà ma, khiến nó dùi vào sơ hở của Pháp. Đã làm đệ tử, khi ma nạn đến, nếu thật sự đạt được thản nhiên bất động hoặc có thể đặt tâm cho phù hợp với các yêu cầu khác nhau của các tầng thứ khác nhau đối với chư vị, thì đủ để vượt quan rồi. Còn nếu cứ mãi không thôi, nếu không phải tâm tính hoặc hành vi có tồn tại vấn đề nào khác, thì nhất định là những ma tà ác đang dùi vào sơ hở mà chư vị đang nuông chiều. Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp?
Hôm nay Sư phụ mới giảng Pháp này, có hai nguyên nhân: một là vấn đề về phương diện này của chư vị đã nổi quá rồi; hai là cũng đã có nhận thức rất thâm sâu về Pháp, sẽ không lý giải Pháp một cách đơn giản nữa.
Chư vị cũng cần minh bạch rõ rằng “tự nhiên” là không tồn tại, mà “tất nhiên” là có nguyên nhân. Kỳ thực “tự nhiên” là người thường giải thích không nổi những hiện tượng về vũ trụ, về sinh mệnh, về vật chất nên mới nói bao biện một cách vô trách nhiệm như thế, họ cũng không nghĩ đến bản thân “tự nhiên” ấy là gì. Do chịu nhận ảnh hưởng của loại ý thức ấy, chư vị cho rằng hết thảy ma nạn đều là tất nhiên, là như thế rồi, sản sinh ra một loại trạng thái bó tay tiêu cực. Do đó, phía con người của chư vị cần phải minh bạch, mà chủ yếu hơn là phía đã đắc Pháp phải rõ ràng.
Hãy chú ý: Tôi không bảo chư vị cố ý mà làm gì đó, chỉ là bảo chư vị minh bạch Pháp Lý, nhận thức về phương diện này cần rõ ràng. Thực ra Đại Pháp không chỉ là độ nhân, cũng là giảng cho chúng sinh các giới, bản tính đã giác ngộ sẽ tự biết làm thế nào, ưu ái bảo hộ phía con người này của chư vị ấy là để chư vị có thể ngộ lên trong Pháp. Đại Pháp viên dung chúng sinh, chúng sinh cũng viên dung Đại Pháp. Tôi đã bảo cho chư vị sự trang nghiêm và thần thánh của Pháp, mục đích là rũ bỏ những mê hoặc và hiểu sai của chư vị về Pháp.
Lý Hồng Chí5 tháng Bảy, 1997
Vứt bỏ tâm người thường và kiên trì thực tu
Thuận theo Đại Pháp lưu truyền, người có thể nhận thức Đại Pháp càng ngày càng nhiều, thế nên chúng ta cần chú ý một vấn đề: Không được mang loại quan niệm về đẳng cấp nơi người thường vào trong Đại Pháp, học viên mới và cũ đều cần chú ý vấn đề này. Người đến học Pháp dẫu học vấn cao bao nhiêu, kinh doanh lớn ngần nào, quan chức hiển hách đến mấy, có kỹ năng đặc thù gì, tồn tại công năng nào, đều phải thực tu. Tu luyện là thù thắng và nghiêm túc, có thể vứt bỏ tâm người thường về đặc thù của chư vị hay không, đối với chư vị mà nói là một đại quan rất khó qua nhưng ắt phải vượt qua. Dẫu thế nào đi nữa, đã là một đệ tử thực tu thì nhất định phải buông bỏ chấp trước này, vì chư vị quyết không thể viên mãn khi không tống khứ tâm đó đi.
Là học viên cũ, cũng cần chú ý vấn đề này. Người học Pháp hễ đông lên thì càng phải chú trọng dẫn dắt học viên mới thực tu, đồng thời không được phóng túng bản thân mình, nếu có điều kiện thì cần tăng thời gian học Pháp và luyện công. Bảo trì truyền thống của Đại Pháp, duy hộ nguyên tắc tu luyện của Đại Pháp, kiên trì thực tu là khảo nghiệm trường kỳ đối với từng vị đệ tử Đại Pháp.
Lý Hồng Chí31 tháng Bảy, 1997
Thủ trung79
Vì để các đệ tử Đại Pháp bớt đi sang đường cong trong tu luyện, mỗi khi xuất hiện vấn đề có tính phổ biến hoặc nghiêm trọng, tôi bèn viết một bài nào đó để kịp thời chỉ ra, khiến học viên minh bạch ra, làm cho Đại Pháp giảm thiểu tổn thất phải chịu. Vì có thể đi cho ‘chính’ con đường hay không, không chỉ là xem đệ tử tu được chính hay không chính, mà chỉnh thể hình thức Đại Pháp có chính hay không chính cũng là then chốt, do đó làm Sư phụ cần phải thường tu chính80 lại những lệch lạc nào xuất hiện.
Do các đệ tử khác nhau về nhận thức, có một bộ phận đệ tử cứ toàn từ cực đoan này chuyển sang cực đoan khác, mỗi khi xem đến Pháp tôi viết thì lại đi thực hiện một cách quá khích, vậy lại mang đến vấn đề mới. Tôi bảo chư vị chuyển biến nhận thức của con người chứ không bảo chư vị cố thủ một trạng thái mà con người nhận thức Đại Pháp, cũng không phải là kỳ cục luyên thuyên một cách vô lý trí, mà là bảo chư vị nhận thức Đại Pháp một cách thanh tỉnh.
Lý Hồng Chí3 tháng Tám, 1997
Pháp chính nhân tâm
Cùng với số đệ tử tu luyện Đại Pháp gia tăng, người muốn liễu giải Đại Pháp cũng càng ngày càng nhiều. Trong đó có một phần những người không phải đến để tu luyện, mà là vì thấy được xã hội nhân loại đã không còn lối thoát nữa, muốn tìm con đường ra ở trong Đại Pháp. Làm thế sẽ khiến thành phần học viên bất thuần, đồng thời làm cho Đại Pháp chịu phải can nhiễu từ một mặt khác. Như có người từ Đại Pháp đắc được một số khải thị81, rồi làm ra cái gì là phong trào văn minh ở xã hội. Hành vi trộm Pháp như thế xuất phát từ Đại Pháp nhưng lại không thể chứng thực Đại Pháp, từ một mặt khác là chống lại Đại Pháp. Thực ra bất kể vận động nào cũng không thể cải biến nhân tâm từ bản chất, hiện tượng cũng sẽ không lâu dài, lâu dần người ta sẽ thờ ơ, qua đi rồi sẽ khó giải quyết hơn nữa những hiện tượng bất hảo xuất hiện. Đại Pháp quyết không thể bị lạc vào đó.
Hiện nay trên các công cụ tuyên truyền như phát thanh, truyền hình, báo chí, những người tốt việc tốt được tuyên truyền, thì rất nhiều là do học viên Đại Pháp chúng ta vì đã tu luyện Đại Pháp, tâm tính đề cao qua tu luyện làm ra. Nhưng trong báo cáo lại gán nguyên nhân cho những người đó là vì là mô phạm, là nhân vật cốt cán nào đó, v.v., hoàn toàn bỏ qua rằng đó là hành vi xuất hiện do tu luyện Đại Pháp. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do bản thân các đệ tử chúng ta tạo thành. Tu luyện là việc vĩ đại và thù thắng, tại sao không thể đường đường chính chính mà nói cho người phỏng vấn rằng đó là do chư vị tu Đại Pháp? Nếu người phỏng vấn không muốn đưa Đại Pháp ra, thế thì chúng ta cũng không cần bất kỳ hình thức che đậy nào cho việc trộm Pháp mà không chứng thực Đại Pháp ấy. Mọi người chúng ta đều là làm người tốt, có ích với xã hội và với nhân loại, tại sao không có được một hoàn cảnh công chính và hợp pháp đáng phải có? Chư vị đệ tử cần nhớ kỹ, Đại Pháp viên dung chư vị và chư vị cũng viên dung Đại Pháp.
Lý Hồng Chí17 tháng Tám, 1997
Nguyên tắc của đệ tử xuất gia
Thời gian gần đây có một bộ phận đệ tử xuất gia trong tôn giáo đang tu luyện Đại Pháp, để cho họ đề cao lên thật nhanh, cần vứt bỏ những tập quán xấu được hình thành trong tôn giáo cận đại qua thời gian lâu. Về phương diện này, các đệ tử tu Đại Pháp trong người thường chúng ta không được giúp họ tăng trưởng những thứ đó. Phương pháp tu luyện mà Phật Thích Ca Mâu Ni lưu lại cho người xuất gia là tốt phi thường, nhưng người xuất gia cận đại đã cải biến điều ấy rồi, là vì rất nhiều người xuất gia không vứt bỏ cái tâm tiền tài, vì thế còn tạo ra một số lý do để giảo biện, ví như nào là sửa chùa, dựng tượng Phật, in kinh Phật, chi phí duy trì chùa chiền, v.v. Những cái đó đều không phải là tu luyện, đều là các việc hữu vi, không liên quan gì với thực tu, quyết không thể vì thế mà viên mãn được đâu.
Tu Đại Pháp ắt phải buông bỏ cái tâm vì tiền vì vật, nếu không làm sao có thể phù hợp với tiêu chuẩn đệ tử Đại Pháp? Còn nữa, những đệ tử xuất gia nếu không phải tình huống đặc thù, đều không được đi lại bằng xe, máy bay hoặc thuyền, tất cả phải đi bộ như nhau, chịu khổ mới có thể hoàn nghiệp, khi đói thì có thể dùng bát đi hoá duyên (chỉ được xin đồ ăn, không được xin tiền xin vật), ban đêm thì có thể trú chân ở nhà các đệ tử Đại Pháp các nơi, nhưng không được ở lâu, nhất định phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình! Nếu không thì không phải đệ tử của tôi. Vì trạng thái tu luyện của người xuất gia là khác với đệ tử tại gia, xã hội cũng không xem chư vị giống như người thường để đối đãi. Vì để đệ tử xuất gia viên mãn nhanh hơn, cần ma luyện chính mình ở thế gian, quyết không thể tham muốn hưởng lạc, cũng không được với bất kể cớ gì mà theo danh theo lợi, càng không được đòi tiền gửi cho gia đình, không đoạn đứt được niệm thế tục thì không nên xuất gia. Thời cổ trong quá khứ xuất gia là có yêu cầu rất nghiêm túc, đệ tử xuất gia của Đại Pháp càng cần phải nghiêm túc yêu cầu tự mình, ngay cả gia đình cũng bỏ rồi thì tại sao vẫn không buông bỏ cái niệm về thế tục?
Hỡi các đệ tử! Xả tận hết thế gian đối với đệ tử tại gia là dần dần trừ bỏ chấp trước, nhưng đối với đệ tử xuất gia, ắt là phải trước tiên làm được đến đó và [làm được] tiêu chuẩn của xuất gia.
Lý Hồng Chí16 tháng Mười, 1997
Hoàn cảnh
Phương thức tu luyện mà tôi lưu lại cho đệ tử Đại Pháp là sự bảo đảm cho đệ tử có thể thật sự đề cao lên, ví như tôi bảo chư vị đến công viên và mọi người luyện công tập thể sẽ hình thành một hoàn cảnh, hoàn cảnh ấy là biện pháp tốt nhất để cải biến bề mặt con người. Đệ tử Đại Pháp trong hoàn cảnh ấy với hành vi hình thành ở cảnh giới cao, kể cả từng lời nói từng hành động là có thể khiến người ta nhận thức chỗ thiếu sót của bản thân, có thể khiến người ta tìm được chỗ còn kém hơn, có thể cảm động con người, có thể dung luyện82 hành vi của người ta, có thể khiến người ta đề cao nhanh hơn, do đó các học viên mới hoặc đệ tử tự học nhất định phải đến luyện công ở điểm luyện công. Hiện nay ở các điểm luyện công trong nước ước lượng khoảng hơn bốn mươi triệu người luyện công tập thể hàng ngày, còn có mấy chục triệu các đệ tử tu lâu không thường xuyên đến điểm luyện công (với đệ tử tu lâu thì điều đó là bình thường, ấy là trạng thái tu luyện tạo thành như thế), nhưng đệ tử mới nhất định không được lỡ mất hoàn cảnh này, vì những người mà chư vị tiếp xúc ở xã hội đều là người thường, hơn nữa là người thường của đạo đức nhân loại trượt dốc rất nhanh rồi, thùng thuốc nhuộm lớn này chỉ có thể cuốn người ta trôi theo.
Còn có rất nhiều người mới học Đại Pháp ở nhà luyện một cách thầm lén, sợ người khác biết thì ngượng, vậy chư vị thử nghĩ xem, đó là một loại tâm gì, ‘sợ’ thông thường là chấp trước cần tu bỏ đi trong tu luyện, vậy mà chư vị sợ người khác biết rằng chư vị học Đại Pháp sao? Tu luyện là việc rất nghiêm túc, bản thân nên như thế nào đối đãi với chính mình và Đại Pháp? Còn có người làm lãnh đạo, ngại ngùng bước ra ngoài luyện công, một chút ‘tình’ ấy mà không bỏ nổi thì còn tu gì nữa, kỳ thực chư vị ra điểm luyện công cũng không nhất định sẽ có người biết chư vị. Có đơn vị công tác mà hầu như nhiều vị lãnh đạo đều đang học, nhưng giữa họ với nhau không biết người kia đang học. Hoàn cảnh là chư vị tự mình sáng tạo, cũng là then chốt của đề cao. Thông thường tôi thấy khi chư vị học Pháp luyện công thì tâm trạng rất tốt, nhưng một khi tiếp xúc với công tác, tiếp xúc với người ta chư vị lại giống như người thường, đôi lúc biểu hiện còn chẳng được như người thường, đó lẽ nào có thể là hành vi của đệ tử tu Đại Pháp?
Tôi muốn đối đãi chư vị như những đệ tử, nhưng chư vị tự mình không muốn thành như đệ tử thì biết làm sao, trong tu luyện thì từng cái tâm cần phải bỏ đều là bức tường chắn, chắn ngang cản trở con đường tu luyện của chư vị, nếu vẫn chưa kiên định đối với bản thân Pháp này thì tu không được đâu. Không được quá coi trọng chức vị nơi người thường của chư vị, không được cảm thấy như là học Đại Pháp rồi sẽ bị người ta không lý giải được. Chư vị thử nghĩ xem ngay cả học thuyết mà nhân loại nói rằng họ là khỉ tiến hoá thành cũng được đăng đường trang trọng lắm, vậy mà Đại Pháp vũ trụ vĩ đại nhường ấy, chư vị lại ngại ngùng khi đặt Ông ở một vị trí chính xác sao, đó mới là sỉ nhục thật sự của con người.
Lý Hồng Chí17 tháng Mười, 1997
Nhổ tận gốc
Thời gian gần đây do một số kẻ côn đồ trong giới văn học, khoa học và khí công vốn từ lâu vẫn muốn dùng việc phản đối khí công để đạt mục đích nổi danh nay liên tục gây sự, như e rằng thiên hạ không loạn, các nơi toàn quốc một số báo chí, đài truyền thanh, đài truyền hình đang trực tiếp dùng đến bộ máy tuyên truyền để phá hoại Đại Pháp chúng ta, tạo thành ảnh hưởng cực xấu trong quần chúng, đây là sự phá hoại Đại Pháp mà con người hữu ý, mà không thể bỏ qua. Trong tình huống cực kỳ đặc thù này, các đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh dùng đến một loại biện pháp đặc thù, bảo những người kia chấm dứt phá hoại Đại Pháp, kỳ thực không hề sai. Đó chỉ là tại tình huống cực hạn mà làm vậy (các địa khu khác không phỏng theo). Vả lại quần chúng học viên tự phát đến giải thích cho những bộ máy tuyên truyền vốn không biết sự thực và vô trách nhiệm ấy về tình huống thực tế của chúng ta, cái đó không thể nói là sai lầm được.
Tôi bảo cho chư vị không phải là bản thân việc này đúng hay sai, mà là muốn chỉ ra rằng, qua sự việc này bộc lộ rõ một số người, từ căn bản vẫn không cải biến quan niệm người thường, vẫn đang dùng loại quan niệm của con người rằng con người duy hộ con người để nhận thức vấn đề. Tôi từng giảng rằng Đại Pháp tuyệt đối không tham dự chính trị, nhưng bản thân sự kiện này chính là để họ có được hiểu biết về tình huống chân thực của chúng ta, từ đó nhận thức chúng ta một cách chính diện83, chứ không phải lấy việc đưa chúng ta vào chính trị làm mục đích. Từ một góc độ khác mà giảng, Đại Pháp là có thể khiến nhân tâm hướng Thiện, khiến xã hội an định. Nhưng chư vị cần phải minh xác rằng, Đại Pháp quyết không phải là vì thế mà truyền, mà là vì tu luyện.
Đại Pháp khai sáng một tầng phương thức sinh tồn thấp nhất cho nhân loại, như vậy các loại hành vi con người trong tầng phương thức tồn tại của con người ấy, kể cả tập thể phản ánh tình huống sự thật cho ai đó, v.v., chẳng phải là một loại trong vô số phương thức sinh tồn mà Đại Pháp cấp cho con người ở tầng thấp nhất hay sao? Chỉ là hễ người ta làm việc gì thì cũng là ‘thiện ác đồng tồn’, thế nên sẽ có đấu tranh, có chính trị. Còn đệ tử Đại Pháp trong tình huống cực kỳ đặc thù, chọn dùng một chút phương thức ấy của Pháp ở tầng thứ thấp nhất, vả lại hoàn toàn là dùng phía Thiện, như vậy chẳng phải là hành vi viên dung Pháp ở tầng thứ nhân loại sao? Chỉ là nếu không phải tình huống cực hạn cực kỳ đặc thù thì không chọn dùng phương thức này.
Từ lâu tôi đã thấy một số người cá biệt, tâm không phải vì muốn duy hộ Đại Pháp, mà là vì muốn duy hộ gì đó của xã hội nhân loại. Nếu chư vị là người thường thì tôi không phản đối, làm một người tốt duy hộ cho xã hội nhân loại thì đương nhiên là việc tốt rồi. Nhưng hiện nay chư vị là người tu luyện, đứng trên cơ điểm84 nào mà nhìn nhận đối đãi Đại Pháp, đó là vấn đề gốc rễ, cũng đích thị là điều mà tôi muốn chỉ ra cho chư vị. Trong tu luyện của chư vị, tôi sẽ dùng hết thảy các biện pháp để bộc lộ ra tất cả các tâm của chư vị, từ gốc rễ mà nhổ bỏ nó đi.
Chư vị không thể cứ mãi để tôi dắt chư vị đi lên, chứ tự bản thân chư vị không bước đi, Pháp giảng rõ ra rồi thì chư vị mới động, còn chưa giảng rõ ra thì chư vị bất động hoặc động theo hướng ngược lại, tôi không thể thừa nhận loại hành vi đó là tu luyện được đâu. Vào thời then chốt khi mà tôi yêu cầu chư vị quyết cắt đứt con người, chư vị lại không có theo tôi rời đi, mỗi một lần cơ hội đều sẽ không trở lại nữa. Tu luyện là nghiêm túc, khác biệt đang cách ra càng ngày càng lớn rồi, trong tu luyện mà thêm vào bất kể cái gì của con người cũng đều cực kỳ nguy hiểm. Thực ra, có thể làm một người tốt cũng khả dĩ, chỉ có điều chư vị cần phải rõ ràng, con đường là tự chư vị chọn lựa đó.
Thông qua sự việc này, thấy được rằng còn có một vài cá nhân đôn đáo đi các nơi trong đệ tử khởi tác dụng phá hoại. Họ không suy xét một cách đúng đắn, thiện ý đề xuất ý kiến với điểm phụ đạo, mà lại giữa các học viên đồn đại, gây xích mích, lôi kéo bè phái, dùng những thủ đoạn bất hảo của người thường. Còn có quá đáng hơn, lý trí không thanh tỉnh mà đẩy học viên ra, những học viên bị đẩy ra ấy có người tu còn hơn chư vị không biết là bao nhiêu lần, chư vị đã thử nghĩ chưa? Tại sao chư vị cứ bực dọc một cách mất cả lý trí như thế? Loại tâm ấy còn vẫn không thể khiến chư vị nhận thức ra rằng bản thân chư vị đang chấp trước rất mạnh mẽ hay sao? Tôi bảo cho mọi người, Pháp này lớn đến mức không thể tưởng tượng được, Pháp Lý này chư vị vĩnh viễn không thể nào biết và lý giải hết toàn bộ được đâu.
Tôi không trọng hình thức, tôi sẽ lợi dụng các loại hình thức để bộc lộ tâm được chôn giấu rất sâu của chư vị, trừ bỏ chúng đi.
Lý Hồng Chí6 tháng Bảy, 1998
Tồn tại vì ai
Điều con người khó bỏ được nhất là quan niệm, có người thậm chí vì giả lý85 mà hy sinh sinh mệnh chứ không cải biến, ấy thế mà quan niệm là hậu thiên hình thành. Người ta vẫn luôn nhìn nhận loại niệm đầu vốn khiến bản thân không cân nhắc thêm nhưng lại không tiếc gì mà hy sinh hết thảy mà không dao động ấy là tư tưởng của chính mình, ngay cả thấy chân lý cũng bài xích. Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân86 của tiên thiên87 ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu.
Nếu quan niệm hậu thiên này trở nên rất mạnh, thì nó sẽ quay ngược trở lại chi phối tư tưởng chân chính và hành vi của người ta, con người bấy giờ vẫn tưởng đó là suy nghĩ của chính mình kia chứ, con người hiện đại hầu như ai ai cũng thế cả.
Một sinh mệnh tại vấn đề tương quan trọng đại nếu có thể cân nhắc vấn đề mà không mang theo quan niệm nào cả, thế thì cá nhân đó thật sự có thể làm chủ88 chính mình, sự thanh tỉnh ấy là trí huệ mà khác với cái thông minh mà người ta thường nói. Nếu không thể như vậy, thì người đó đã bị quan niệm hậu thiên hoặc tư tưởng ngoại lai chi phối rồi, thậm chí vì nó mà cả đời phấn đấu, cho đến già vẫn không biết bản thân suốt đời làm gì. Tuy một đời không được gì cả nhưng lại dưới chi phối của quan niệm hậu thiên mà làm vô số việc sai lầm. Dẫn đến đời sau sẽ chiểu theo tất cả những sai lầm do mình làm mà hoàn trả nghiệp lực.
Con người ta khi xung động, thì cái chi phối tư tưởng tình tự89 của người ta không phải là lý tính, mà là tình cảm. Khi các loại quan niệm như tín ngưỡng khoa học, tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng tư tưởng, v.v., đụng chạm với chân lý của Phật Pháp, thì sẽ xung động cũng như thế, khiến phía ác của nhân tính làm chủ đạo, từ đó làm cho bản thân bị quan niệm hậu thiên chi phối và lý trí càng không thanh tỉnh, mù quáng buông lời kết luận hoặc khiến sự tình phức tạp hoá, thậm chí người có duyên cũng vì thế mà đánh mất cơ duyên, khiến hành vi của mình tạo thành hối hận thống khổ thâm sâu vĩnh viễn.
Lý Hồng Chí11 tháng Bảy, 1998
Hoà tan trong Pháp
Học viên Đại Pháp nay càng ngày càng đông, hơn nữa có xu thế là những người đến sau tốt hơn về nhận thức cảm tính, không có chướng ngại về tư tưởng cực tả của xã hội như thời đầu, không có quá trình nhận thức về quan niệm, không cần phải dùng lượng lớn thời gian để thảo luận khi học Pháp tập thể nữa, như vậy hãy nên dùng nhiều thời gian để học Pháp, đề cao nhanh hơn, trong tư tưởng mang được càng nhiều thì biến hoá càng nhanh.
Trước đây tôi từng giảng thế nào là người tốt, thế nào là người xấu. Không phải là người ta có biểu hiện ra là làm việc xấu thì người đó là người xấu, làm việc tốt thì người đó là người tốt. Có người trong đầu toàn tư tưởng xấu xa, chỉ là chưa có xuất hiện ra hoặc được khôn khéo che dấu kỹ đi, nhưng người đó đích thực là người xấu, còn có người vốn dĩ khá lắm nhưng chỉ là ngẫu nhiên làm việc xấu, người đó không nhất định là người xấu, vậy thì lý giải người tốt người xấu rốt cuộc như thế nào?
Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế. Con người thông qua mắt, tai mà thấy được nghe được ấy đều là bạo lực, sắc tình, kèn cựa đấu đá trong các tác phẩm văn nghệ và những thứ đấu tranh quyền lợi, quan niệm sùng bái kim tiền của xã hội hiện thực, cũng như những biểu hiện khác của ma tính, v.v., cho vào đầu toàn là những thứ như thế, người như thế quả thật là người xấu, bất kể họ có biểu hiện như thế nào, hành vi là do tư tưởng chi phối, người mà trong đầu toàn những thứ loại đó liệu có thể làm được việc gì? Chỉ là người ta đều có vấn đề về ô nhiễm tư tưởng ở mức độ nhiều ít khác nhau, khi vấn đề biểu hiện ra cũng không cảm giác được. Vì xã hội đang đi theo hướng không đúng, nên những phản ánh ở các lĩnh vực, đang bất tri bất giác cải biến con người, đang đầu độc nhân loại, còn tạo ra lượng lớn nhân loại ma tính với những quan niệm được gọi là phản truyền thống, phản chính thống, phản đạo đức, đó mới thật là đáng lo ngại! Đành rằng kinh tế xã hội nâng cao lên, nhưng rồi cũng sẽ suy bại trong tay những người như thế, vì họ không có tư tưởng của con người.
Trái lại, một cá nhân mà tiếp thu những tư tưởng truyền thống thiện lương hàng trăm nghìn năm của nhân loại, tín ngưỡng vào hành vi và quy phạm của con người chính thống, mang chứa đều là những thứ tốt đẹp, thế thì hành vi của cá nhân đó là sẽ thế nào? Bất kể người đó đã biểu hiện ra hay chưa nhưng đó thật sự là người tốt.
Là học viên, nếu mang trong đầu đều là Đại Pháp, thì người đó nhất định là người tu luyện chân chính. Do đó về vấn đề học Pháp là cần phải có một nhận thức thanh tỉnh, xem sách cho nhiều, đọc sách cho nhiều, ấy là then chốt trong đề cao chân chính. Nói rõ hơn nữa, miễn là đọc Đại Pháp thì chư vị đang thay đổi, miễn là đọc Đại Pháp thì chư vị đang đề cao, nội hàm vô biên của Đại Pháp cộng với phương thức phụ trợ là luyện công, ắt sẽ khiến chư vị viên mãn. Đọc tập thể và đọc cá nhân đều như nhau.
Người xưa có câu rằng: ‘Triêu văn Đạo, tịch khả tử’90. Nhân loại ngày nay thật sự hiểu được nội hàm của câu ấy thì không tìm được ai, chư vị biết chăng? Một cá nhân trong tư tưởng đã có Pháp đưa vào rồi, thế thì bộ phận mang chứa Pháp ấy chẳng phải là đồng hoá với Pháp hay sao? Sau khi người từng nghe Đạo chết đi thì bộ phận ấy sẽ đi đâu? Tôi yêu cầu chư vị học Pháp cho nhiều, bỏ chấp trước thật nhiều, vứt bỏ các loại quan niệm của người thường, ấy là muốn để chư vị mang theo không phải chỉ một bộ phận, mà là viên mãn91.
Lý Hồng Chí3 tháng Tám, 1998
Phật Pháp và Phật giáo
Người ta hễ đề cập đến ‘Phật’, thế thì, rất nhiều người bèn liên tưởng đến Phật giáo. Kỳ thực, Phật giáo chỉ là một loại hình thức biểu hiện của Phật Pháp ở thế gian con người, vả lại Phật Pháp ở thế gian còn có các hình thức biểu hiện khác, nghĩa là Phật giáo không đại biểu cho toàn bộ Phật Pháp.
Còn nói về Phật giáo, thì không phải toàn bộ đều là do Phật Thích Ca Mâu Ni truyền. Tại thế gian còn có các Phật giáo khác, cũng không xem Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ, thậm chí một số hoàn toàn không có liên hệ gì với Phật Thích Ca Mâu Ni. Ví dụ như Hoàng giáo của Phật giáo Tây Tạng, họ cung phụng92 là Đại Nhật Như Lai, hơn nữa Hoàng giáo chỉ nói Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là một Pháp thân Phật của Đại Nhật Như Lai; còn Bạch giáo của Tạng truyền Phật giáo93 thì cung phụng là Milarepa, hoàn toàn không có quan hệ với Phật Thích Ca Mâu Ni, họ cũng không đề cập đến những việc của Thích giáo. Bấy giờ, ngay cả danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni thì các tín đồ cũng không biết, hoàn toàn không biết Phật Thích Ca Mâu Ni là ai. Các loại giáo khác của Tạng truyền Phật giáo cũng có các nhận thức khác nhau về Phật Thích Ca Mâu Ni. Tiểu Thừa Phật giáo vẫn luôn nhìn nhận họ là Phật giáo chính truyền của Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi vì quả thực về hình thức thì họ kế thừa hình thức tu luyện của thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, bảo trì giới luật và phục sức vốn có từ đầu, hơn nữa chỉ cung phụng duy nhất một Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn Phật giáo của vùng đất người Hán ở Trung Quốc là Phật giáo đã qua cải tổ rồi mới truyền vào Trung Quốc, về hình thức tu luyện cũng hoàn toàn khác rồi, trở thành tín phụng nhiều vị Phật, không chỉ còn một vị Phật Thích Ca Mâu Ni nữa. Giới luật cũng tăng gấp đôi, đồng thời đã đưa thêm vào đó những nghi thức tôn giáo dân gian ở vùng đất người Hán cổ đại, trong Pháp sự94 còn dùng các loại nhạc cụ của Trung Quốc như mõ cá, chuông, cồng, trống, v.v., phục sức cũng là chuyển sang mặc y phục của người dân Trung Quốc cổ, và đổi tên là Đại Thừa Phật giáo, khác biệt hết sức to lớn so với Phật giáo đương sơ của Phật Thích Ca Mâu Ni, do đó thời bấy giờ Tiểu Thừa Phật giáo không thừa nhận Đại Thừa Phật giáo là Thích giáo95.
Đó là từ trong Phật giáo mà giảng về quan hệ giữa Phật Pháp và Phật giáo. Như vậy, chúng ta hãy từ lịch sử mà giảng một chút nữa. Ở xã hội Tây phương khai quật trong văn hoá cổ Hy Lạp cũng phát hiện đồ hình chữ 卍. Kỳ thực, thời đại thượng cổ trước khi Đại hồng thuỷ, họ cũng là tín phụng Phật. Lúc Đại hồng thuỷ có một số người cổ Hy Lạp ở Tây Á và dải Tây Nam núi Himalayas vẫn sinh sống tiếp tục, chính là chủng người Ấn Độ da trắng hiện nay, bấy giờ gọi là Bà La Môn. Kỳ thực, Bà La Môn giáo lúc bắt đầu tín phụng là Phật, là kế thừa từ Phật mà người thượng cổ Hy Lạp tín phụng, đương thời họ gọi Phật là Thần. Trải qua ước chừng một nghìn năm, Bà La Môn giáo bắt đầu cải tổ, tựa như cải tổ trong Đại Thừa Phật giáo của Phật giáo hiện đại, cải tổ trong Phật giáo Tây Tạng, cũng như cải tổ trong Phật giáo Nhật Bản, v.v. Trải qua hơn một nghìn năm cho đến cổ Ấn Độ, là thời Bà La Môn giáo tiến nhập sang thời kỳ mạt pháp, người ta bắt đầu là tín phụng tạp loạn những gì ngoài Phật, lúc đó Bà La Môn giáo không còn người tin Phật nữa, mà điều tin theo đều là ma rồi, xuất hiện tình huống sát sinh cúng tế. Đến thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế, thì Bà La Môn giáo đã hoàn toàn biến thành tà giáo. Không phải nói là Phật như thế nào, mà là tôn giáo biến thành tà rồi. Trong các văn vật lưu truyền ở Ấn Độ cổ đại, cũng có thể tìm thấy những bức tượng, v.v., trong sơn động mà Bà La Môn giáo thời đầu lưu lại, hình tượng Thần được điêu khắc ấy đều là hình tượng Phật. Những điều đó cũng có thể thấy ở trong những hình tượng Phật điêu khắc của Phật giáo vùng đất người Hán chúng ta, ví như hình tượng hai vị Phật ngồi đối diện nhau trong mấy chỗ khai quật hang động lớn, v.v. Phật vẫn là Phật, ấy là tôn giáo biến thành tà thôi. Tôn giáo không đại biểu cho Thần Phật, mà là nhân tâm bất hảo đã làm biến dị tôn giáo.
Tất cả điều ấy thuyết minh rằng Phật Pháp là vĩnh hằng, Phật Pháp là đặc tính của vũ trụ, là Phật Pháp vĩ đại tạo thành Phật, chứ không phải Phật Thích Ca Mâu Ni đã tạo ra Phật Pháp, mà là Phật Thích Ca Mâu Ni ngộ ra được Phật Pháp, chứng ngộ quả vị của chính mình.
Tôi từ văn minh của nhân loại lần này mà nói một chút nữa. Chư vị biết chăng, Đạo là một loại Thần, Phật cũng là một loại Thần, mà Jehovah và Jesus cũng như thánh Maria cũng là một loại Thần, là vì tu luyện có mục tiêu và chứng ngộ được về nhận thức Đại Pháp của vũ trụ là khác nhau mà quả vị và ngoại hình đắc được cũng khác nhau. Thiên thể mênh mang là Phật Pháp tạo thành, chứ không phải do chư Phật, Đạo, Thần đó tạo thành đâu. Ấy là điều mà con người có thể biết, điều mà con người không biết còn không biết là nhiều đến nhường nào nữa! Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng từng nói rằng chỉ riêng Phật Như Lai cũng nhiều như số cát sông Hằng hay sao? Pháp mà chư Phật đó giảng ra có thể giống Phật Thích Ca Mâu Ni giảng hay không? Họ mà đến thế giới con người truyền Pháp, liệu có thể giống hệt không khác đến từng chữ so với điều Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng trước đây không? Những năm thời trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni đến truyền Pháp thì điều mà sáu vị Phật giảng có phải là Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni giảng không? Như thế, trong Phật giáo giảng rằng Phật tương lai là Phật Di Lặc sẽ đến thế gian giảng Pháp, vậy sẽ lặp lại những lời của Phật Thích Ca Mâu Ni chăng? Tôi thấy Phật giáo hiện nay biến thành như thế này mà trong tâm rất đau lòng, u mê vào bản thân tôn giáo chứ không phải là chân tu. Nguỵ quân tử và những kẻ vô lại trong tôn giáo đang phá hoại một cách nghiêm trọng trường sở tu luyện cũng như những người xuất gia. Nói ra vậy cũng không lạ, kỳ thực, Phật Thích Ca Mâu Ni từ lâu đã giảng về trạng thái thời kỳ mạt pháp, Phật giáo hiện đại và Bà La Môn giáo thời cuối nào có khác nhau bao nhiêu?
Ngày nay tôi một lần nữa đến thế gian truyền Pháp, hơn nữa là trực tiếp truyền Đại Pháp căn bản của vũ trụ. Có những người không dám thừa nhận, [lý do] không phải xuất từ tu luyện, mà là xuất từ duy hộ bản thân tôn giáo và cảm tình của người thường khởi tác dụng, họ xem tôn giáo cũng bằng như Phật. Còn có người vì uy vọng trong tôn giáo bị va chạm đến, bèn động tâm người thường mà đứng lên phản đối, chấp trước loại đó còn là nhỏ nữa không? Còn có những kẻ có dụng ý khác, dám mạ lỵ Phật Pháp và Phật, thì đã sớm thành quỷ ở địa ngục rồi, chỉ là dương thọ96 còn chưa kết thúc mà thôi. Họ vẫn tự coi mình là học giả tôn giáo, nhưng về Phật Pháp thì họ thực sự biết được bao nhiêu! Thông thường hễ người ta nói đến Phật, họ lập tức liên tưởng đến Phật giáo; hễ nói đến Phật gia, họ liền cảm thấy như là nói đến Phật giáo của họ vậy; người ta hễ nói về Phật Pháp, họ bèn cho rằng đó là những thứ mà họ đã biết rồi. Toàn thế giới có rất nhiều người trường kỳ tu luyện trong núi sâu, trong đó có rất nhiều là đang tu theo các phương pháp tu luyện khác nhau của Phật gia, hàng trăm nghìn năm nay, vẫn luôn truyền thừa, không có quan hệ gì với Thích giáo cả. Những kẻ vô lại trong tôn giáo mà ngay cả mấy khái niệm danh từ ấy cũng không hiểu rõ kia, thì có tư cách gì mà phê bình Pháp Luân Đại Pháp? Đương thời sự xuất hiện của Jesus đã làm Do Thái giáo nổi giận, hai nghìn năm trăm năm trước sự xuất hiện của Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm Bà La Môn giáo chấn động. Những bài học giáo huấn chính diện của lịch sử dường như vĩnh viễn vẫn không làm con người cảnh tỉnh ra, trái lại, con người vẫn luôn do lợi ích dẫn dắt mà cảnh giác từ những bài học phản diện. Trong vũ trụ có quy luật thành-trụ-hoại, hết thảy đều không trường cửu bất biến, các thời kỳ khác nhau đều có Phật hạ xuống thế gian truyền Pháp độ nhân, lịch sử chính là phát triển như thế, nhân loại tương lai sẽ được nghe Phật Pháp cũng đồng dạng như thế.
Lý Hồng Chí17 tháng Chạp, 1998
Gửi các học viên tu lâu ở Bắc Kinh
Gửi các học viên tu lâu ở Bắc Kinh:
Về vấn đề đăng ký lên cơ quan bên trên, nói một chút về suy nghĩ của tôi. Chúng ta cũng có thể biểu thị rõ thái độ của chúng ta cho Tổng Cục Thể Dục quốc gia, trước tiên cần nói rõ:
1. Chúng ta không phải là khí công sức khoẻ, chúng ta là tu luyện, nhưng chúng ta có thể giúp người tu luyện đạt được trừ bệnh khoẻ thân.
2, Chúng ta không có hình thức tổ chức, đi theo con đường Đại Đạo vô hình, không tồn tiền, không tồn vật, không cấp chức quan, không có chức vụ. Nếu các nơi đều đăng ký vô nguyên tắc, trở thành có chức vụ nào đó, có chương trình nào đó, tham dự vào hoạt động của khí công sức khoẻ hoặc khí công giả, thế thì tuyệt đối không được.
3. Tôi muốn phản ánh một chút đến Tổng Cục Thể Dục quốc gia, thời đó mục đích của tôi khi thoái xuất khỏi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công chính là không muốn cùng một chỗ với những cái gọi là ‘khí công’ kia. Những cái gọi là ‘khí công’ ấy vì muốn lừa tiền tài, bèn nói rằng khí công có thể vì sức khoẻ cũng là để kiếm tiền. Làm ra nào là đánh giá khí công sư, nhưng [khí công sư] là mấy chục năm tu mà xuất lai, chứ không nhờ đánh giá mà xuất lai, những điều đánh giá là vô trách nhiệm, có hại cho xã hội, sẽ kích thích làm tăng trưởng các tâm bất hảo của người ta, còn chúng tôi lại vừa khớp là vì muốn buông bỏ những tâm chấp trước đó của con người, vì thế, chúng tôi kiên quyết không thể cùng một chỗ với họ được.
Nếu có thể đăng ký một cách độc lập thì là tốt nhất, do Bắc Kinh thống nhất đăng ký với quốc gia, các nơi không cần đăng ký riêng. Nếu không thể đăng ký độc lập, thế thì vẫn cứ như cũ thôi, quần chúng tự phát học Pháp và luyện công, không có tổ chức, tự nguyện tham gia luyện buổi sáng sớm, bảo trì đặc điểm và thuần khiết.
Lý Hồng Chí25 tháng Chạp, 1998
Gửi trạm phụ đạo Đại Pháp tỉnh Sơn Đông
Gửi trạm phụ đạo Đại Pháp tỉnh Sơn Đông:
Về việc xây chùa của học viên ở Khánh Vân, tôi muốn giảng rõ cho các học viên, đây không phải là việc mà Đại Pháp chúng ta cần làm, không quan hệ đến tu luyện Đại Pháp, không được dụng tâm vào mặt này. Người xuất gia xây chùa ấy là hành vi cá nhân, là việc của người xuất gia. Thời bấy giờ, để người xuất gia học Đại Pháp, làm Sư phụ, tôi đã suy xét đến vấn đề an thân97 của đệ tử, đã quan tâm việc này rồi. Còn nói về hiện nay, làm nhân tâm lay động nổi lên, không thể tĩnh tâm lại học Pháp, một số học viên ở địa phương khác cũng không an tâm ở nhà học Pháp, cũng đến Khánh Vân tham gia cùng với họ, việc này đã can nhiễu nghiêm trọng đến tu luyện của học viên. Đệ tử tại gia cũng đặt tâm vào việc xây chùa, khi có học viên chỉ ra rằng ấy là hành vi không phù hợp với Đại Pháp, thì lại dùng những lời như Sư phụ từng qua đây như thế như thế, che đậy tâm chấp trước của họ, có những hành vi can nhiễu vô cùng nghiêm trọng đến tu luyện bình thường của học viên, thậm chí đối lập hẳn với hình thức của Đại Pháp mà vẫn chấp mê bất ngộ. Hãy để học viên buông bỏ hết thảy các tâm, học học Pháp, ai ở địa phương khác đều quay trở về.
Dẫu là ở đâu, hình thức tu luyện của Đại Pháp là không thể cải biến. Không phải người xuất gia thì quyết không được theo như người xuất gia đi khắp các nơi, càng không được đôn đáo tới lui giữa các học viên các nơi, còn lấy danh nghĩa xây chùa để xin tiền học viên. Tôi không thấy rằng học viên quyên góp bao nhiêu tiền cho xây chùa thì sẽ có trợ giúp gì cho tu luyện của họ, mà trái lại, không hề quan hệ gì đến tu luyện và đề cao, vả lại còn tạo thành gánh nặng cho một số học viên nghèo khó, từ đó can nhiễu tu luyện. Cá nhân muốn làm gì thì tôi không quản, nhưng đây không phải là điều tôi bảo chư vị làm, không quan hệ gì với tu luyện. Hỡi các đệ tử, tại sao chư vị không thể vứt bỏ cái tâm hữu vi đó đi?!
Kỳ thực, khi họ làm không đúng, tôi vẫn luôn điểm hoá cho họ, chỉ là họ dùng tâm chấp trước muốn làm việc để che đậy đi, chứ không nghĩ và cũng không dám nhìn thẳng mà thôi. Khi học Pháp cũng ôm giữ tâm chấp trước, tìm những lời có lợi cho việc chấp trước muốn làm để đọc, tìm căn cứ cho chấp trước, đó không được gọi là học Pháp, càng không là tu luyện. Trước đây tôi giảng nhiều lần rằng không được đôn đáo các nơi, mà hãy an tâm tu luyện, cũng đã giảng rằng không cho phép giảng Pháp nào cả trong các học viên các nơi. Hành vi của họ đều có phản ứng rất lớn ở các nơi, tôi vẫn luôn quan sát họ, lưu cho họ cơ hội tỉnh ngộ, nhưng họ hết lần này lần khác gạt đi cơ hội mà tôi cấp cho họ, hết lần này lần khác làm những việc vi phạm Đại Pháp, tự họ không thể thực tu mà còn can nhiễu học viên, đánh mất cơ hội hết lần này đến lần khác, vậy tự thu xếp cho mình thôi! Tôi thấy rằng con đường từ nay về sau mà họ đã chọn…… Hễ có vấn đề hãy hướng nội mà tìm, đó là chỗ khác biệt căn bản giữa đệ tử Đại Pháp và người thường.
Lý Hồng Chí3 tháng Ba, 1999
Đại Pháp không thể bị lợi dụng
Đại Pháp có thể cứu độ hết thảy chúng sinh, đối mặt với sự thật vĩ đại, thì thậm chí cả những cái gọi là sinh mệnh cao tầng vốn chui vào tam giới và vốn ở trong tam giới đang phá hoại Đại Pháp cũng không phủ nhận nổi. Như thế đưa đến một vấn đề đang biểu hiện ra trong người thường, ví như có một số người nguyên từ đầu phản đối Đại Pháp hoặc không tin Đại Pháp mà nay đến học luyện Đại Pháp. Đại Pháp có thể độ hết thảy chúng sinh, tôi không phản đối bất kỳ ai đến học, tôi chính là đưa Đại Pháp ra truyền cho chúng sinh, mấu chốt là những người kia trong tâm không nhìn nhận tôi là Sư phụ chân chính của họ, mục đích học Đại Pháp là lợi dụng Đại Pháp để bảo hộ những thứ mà bản thân họ không buông bỏ trong tâm cũng như những gì đó trong tôn giáo, hoặc Thần trong tâm của họ. Ấy là hành vi trộm Pháp. Bản thân việc muốn lợi dụng Đại Pháp đã là tội không thể dung thứ. Nhưng trong số họ có một bộ phận những người, mà tư tưởng của phía con người không tỉnh táo lắm, do đó tôi vẫn luôn đang nhìn họ. Là vì tôi nghĩ rằng bất kể là vì nguyên nhân nào mà gia nhập Đại Pháp, đây đều là cơ hội rất khó được của họ. ‘Võng khai nhất diện’98, rốt cuộc thì họ cũng sinh ra đúng thời Đại Pháp hồng truyền, lại là thân người nữa. Tôi vẫn luôn đợi họ tỉnh ngộ.
Thực ra quả thật có một bộ phận những người như thế đã tiến vào, rồi triệt để cải biến nhận thức nguyên có ban đầu, đã trở thành đệ tử thực tu kiên định của Đại Pháp. Nhưng cũng xác thực là có một bộ phận những người, họ không muốn cải biến, bấy lâu nay vẫn vấp váp như thế khi trong Đại Pháp. Vì sự ổn định của Đại Pháp ở thế gian, tôi không thể lại dung nhẫn để họ tiếp tục thế nữa, như vậy họ sẽ thật sự mất đi cơ hội. Tôi từng giảng, cải biến bề mặt là để cho người khác xem, chư vị có thể đắc độ hay không là ở sự cải biến và thăng hoa của tự tâm, ở đó mà không biến đổi thì không đề cao được đâu, sẽ không đắc được gì cả. Trên thực tế do chư vị đã đọc «Chuyển Pháp Luân», từ đó trên bề mặt thân thể người đắc được một số phúc phận, ngoài đó ra thì không đắc gì cả. Ôm giữ tâm bất hảo như thế, còn có thể đắc được gì nữa. Hỡi con người! Hãy nghĩ đi! Nên tin gì, không nên tin gì, tu luyện vì điều gì? Tu luyện vì ai? Sinh mệnh vì ai mà tồn tại? Tôi tin rằng chư vị sẽ dàn xếp quan hệ lợi-hại này cho đúng đắn. Nếu không, điều chư vị đánh mất sẽ vĩnh viễn không có lại nữa đâu. Khi Đại Pháp triển hiện tại nhân loại, điều mà chư vị mất sẽ không chỉ là những cái đó đâu.
Lý Hồng Chí16 tháng Ba, 1999
Kiên định và thiết thực
Tu luyện Phật Pháp là vĩ đại, đồng thời cũng là nghiêm túc. Hỡi các đệ tử, chư vị chỉ biết thế gian con người có chân-nguỵ99, nhưng không biết sinh mệnh ở không gian khác kể cả Thần, vì tầng thứ khác nhau mà những sự việc và chân lý họ biết được cũng khác nhau, nên khác nhau rất nhiều trong vũ trụ, đặc biệt là trong tình huống không biết rõ chân tướng về Chính Pháp mà sản sinh ra can nhiễu và đụng độ nghiêm trọng, viện đến các loại phương thức tiếp xúc với học viên và tiến hành phá hoại, từ đó dẫn đến một số học viên khai thiên mục ở tầng thứ thấp phát sinh nghi vấn hoặc không hiểu về Đại Pháp. Những sinh mệnh nội trong tam giới ấy (cái gọi là Thần) và những cái gọi là sinh mệnh cao tầng các loại trốn tránh Chính Pháp ở không gian cao tầng mà tiến vào đây, đại đa số họ không biết chân tướng của Chính Pháp và [họ] đụng độ với bản thân Chính Pháp, triển hiện và bảo cho học viên về nhận thức quan niệm của họ, hoặc truyền thụ cho học viên các thứ như những phương thức nào đó gây phá hoại chính tín và kiên định của học viên đối với Đại Pháp. Kỳ thực đều là những thứ rất thấp và những điều giả dối lừa người, bởi vì họ là Thần, biểu hiện lại rất thiện tính nữa, khiến một lô những học viên nhận thức chưa đầy đủ về Đại Pháp phát sinh tư tưởng không kiên định. Vì vậy, có những người không học Đại Pháp nữa, có người thậm chí sang phía phản diện. Hiện nay, vấn đề này khá nghiêm trọng. Vì thế, đối với những người đó mà nói, tình cảnh cũng phi thường đáng buồn rồi, đồng thời cái họ đánh mất sẽ vĩnh viễn không đắc lại được nữa, ấy cũng là đại kiếp số trong sinh mệnh của họ.
Tại «Tinh Tấn Yếu Chỉ» và «Chuyển Pháp Luân» trong vấn đề ‘bất nhị pháp môn’ và tu như thế nào khi đã khai thiên mục, tôi đã giảng cả cho chư vị rồi. Vì sao hễ thấy những cái được gọi là sinh mệnh cao tầng nhưng nguỵ thiện100 ấy giảng những lời cho chư vị, thì không giữ mình vững vàng? Họ có thể khiến chư vị viên mãn không? Tại sao chư vị không thử nghĩ xem lúc chư vị chưa học Đại Pháp, thì vì lẽ gì mà họ không lý gì đến chư vị? Tại sao sau khi chư vị học Đại Pháp thì họ quan tâm chư vị đến thế? Tu luyện là nghiêm túc, hết thảy Pháp Lý của Đại Pháp tôi đều giảng cho chư vị rồi. Hết thảy những điều này đều là con đường trong tu luyện mà chư vị phải đi, là các quan phải vượt qua. Không vượt qua ấy là do chư vị tự tạo thành, tôi vẫn luôn cho chư vị cơ hội để tự ngộ quay trở lại. Vì Đại Pháp nên tôi không thể đợi chờ tiếp nữa, chỉ viết rõ ra bài viết này. Tôi biết rằng khi chư vị đọc bài viết này, nhất định sẽ giật mình tỉnh ngộ, nhưng đó không phải là chư vị tu qua được. Người khác vì sao không bị can nhiễu? Tôi đã giảng rằng Chính Pháp là bắt đầu từ ngoài tam giới, những cái gọi là Thần nội trong tam giới là không nhìn thấy được, do đó mới can nhiễu phá hoại các việc của Đại Pháp. Khi sự kiện Chính Pháp tiến nhập vào tam giới và cho đến nhân gian, họ không còn chỗ để trốn tránh nữa. Nhưng những hành vi101 của họ đều có ghi lại, đồng thời cũng trở thành việc tự họ sắp xếp vị trí trong tương lai của chính mình. Có vị sẽ bị giáng hạ tầng thứ, có vị sẽ làm người, có vị sẽ làm âm quỷ, có vị sẽ phải bồi thường hết thảy những gì đã làm, bị diệt tận khi tiêu huỷ đi tiêu huỷ lại hầu như không ngừng nghỉ, bởi vì đó là vị trí mà họ đắc được qua biểu hiện chân thực nhất về tâm tính của bản thân họ. Ngay cả sinh mệnh bên trên cũng đều được an bài lại mới vị trí của mình giống như thế trong Đại Pháp, huống là những thứ đó và người thường ở thế gian? Trong Chính Pháp có [phần] đề cao, có [phần] giáng hạ, có [phần] bị huỷ, vô luận là Thần, hay là người, cho đến như là quỷ cũng sẽ sắp đặt lại mới từng vị trí ở các cảnh giới khác nhau từ sinh tồn cho đến toàn diệt. Trân quý con người chư vị là vì chư vị có thể tu luyện, do đó mới giảng cho chư vị Pháp Lý cao nhường này. Trân quý chư vị là vì chư vị trong Đại Pháp mà có thể tu thành Giác Giả vĩ đại chân chính của Chính Giác Chính Pháp.
Lý Hồng Chí16 tháng Ba, 1999
Trừ sạch ma tính
Sau Hội Giao lưu Đại Pháp miền Tây Mỹ quốc, một số người ôm giữ tâm chấp trước mà nghe Pháp nói rằng tu luyện sắp kết thúc rồi, hơn nữa nói rằng Sư phụ sẽ mang một số người rời đi. Đây là hành vi phá hoại nghiêm trọng Đại Pháp, là ma tính bộc lộ mạnh mẽ. Vào lúc nào tôi từng giảng lời như thế, hay đó là chư vị ôm giữ tâm chấp trước mà loạn ngộ102. Chư vị làm sao biết được chư vị sẽ viên mãn? Chư vị ngay cả chấp trước của cá nhân chư vị còn chưa buông bỏ được thì còn viên mãn gì nữa? Đại Pháp là nghiêm túc, lẽ nào sẽ giống như cách làm của tà giáo. Chư vị vẫn còn ma tính gì, cần phóng xuất ra, vì sao cứ phải đi sang phía đối lập với Đại Pháp, chư vị còn có thể là đệ tử của tôi thì lập tức đình chỉ cái miệng đang bị ma lợi dụng của chư vị lại.
Hỡi các đệ tử, tôi cứ mãi giảng rằng tu luyện là nghiêm túc, là thần thánh, đồng thời tu luyện của chúng ta là phải có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với con người, cũng phải có trách nhiệm với chính mình. Lẽ nào không thể đường đường chính chính phù hợp với xã hội người thường mà tu luyện chứ! Tôi kiến nghị rằng tất cả những ai từng nói với người khác rằng nào là không còn thời gian nữa rồi, tự mình cần làm cái gì là hậu sự, rằng Sư phụ sắp mang người nào đó rời đi, v.v., hãy ngay lập tức vãn hồi lại ảnh hưởng do chư vị tạo thành, vô luận là trực tiếp hay gián tiếp, dẫu chỉ là một câu nói thôi, cũng không được để ma lợi dụng. Hình thức viên mãn của chúng ta nhất định là quang minh lỗi lạc.
Lý Hồng Chí30 tháng Ba, 1999