Các loại trái cây đều mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ nhạy cảm hơn bình thường. Mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hơn để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy có những loại trái cây ngon mẹ bầu thích nhưng cần tìm hiểu kỹ khi ăn. Vậy bầu ăn bưởi được không?
Bầu ăn bưởi được không? Có lợi ích gì?
Với băn khoăn này, câu trả lời của các chuyên gia là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn bưởi mỗi ngày. Lý do là:
Dinh dưỡng phong phú tốt cho sức khỏe tổng thể
Trong một trái bưởi cỡ trung bình, các nhà khoa học tìm thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu nhất như sau:
- Protein: 0,7g.
- Chất béo: 0,3g.
- Carbohydrate: 10,4g.
- Vitamin C: 44,8mg.
- Vitamin B1: 0,03mg.
- Vitamin B2: 0,03 mg.
- Beta Carotene: 200g.
- Canxi: 14mg.
- Các chất chống oxy hóa khác như naringenin, naringin và lycopene.
- Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, ăn bưởi tốt cho sức khỏe của mẹ bầu một cách tổng thể.
Tăng đề kháng cho mẹ bầu
Bầu ăn bưởi được không? Câu trả lời chắc chắn là được. Bởi loại trái cây này cung cấp lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng. Điều này rất hữu ích với mẹ bầu vì 2 lý do:
- Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi ở bên trong nên sức đề kháng sẽ giảm hơn, dễ bị ốm vặt hơn.
- Để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, mẹ bầu được khuyên không nên dùng thuốc khi mang thai.
Ăn bưởi là một cách phòng bệnh tự nhiên. Không chỉ giúp mẹ ít bị cảm cúm, cảm lạnh, ốm vặt thông thường mà loại trái cây này còn giảm nguy cơ viêm khớp và hen suyễn.
Giảm triệu chứng ốm nghén
Trong 3 tháng mang thai đầu tiên, hầu hết thai phụ gặp tình trạng ốm nghén với biểu hiện nhạy cảm với mùi, buồn nôn, khó ăn uống dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Thật may, bưởi lại là trái cây giảm triệu chứng ốm nghén rất tốt. Có nhiều loại bưởi với hương vị khác nhau. Mẹ bầu hoàn toàn có thể chọn được loại bưởi chua, ngọt phù hợp với khẩu vị “ẩm ương” của mình.
Giảm triệu chứng hoặc phòng ngừa táo bón
Táo bón đi ngoài ra máu khi mang thai cũng là tình trạng không hiếm gặp của thai phụ. Bầu ăn bưởi có thể khắc phục tình trạng này. Đó là nhờ bưởi giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng. Khi tiêu hóa dễ dàng, mẹ bầu cũng không cần lo bị chảy máu hay trĩ do táo bón nữa.
Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật
Có đến 8% thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật. Phụ nữ bị cao huyết áp trong thai kỳ có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Nhưng trái bưởi có thể giảm được nguy cơ này. Hai thành phần kali và lycopene trong bưởi có tác dụng hạ huyết áp tự nhiên. Chất xơ hòa tan pectin trong bưởi cùng có tác dụng làm giãn mạch tự nhiên, hỗ trợ điều hòa huyết áp.
Khắc phục chứng mất ngủ
Phụ nữ mang thai rất khó ngủ thậm chí bị mất ngủ triền miên trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Nguyên nhân có thể do các áp lực khi thai nhi lớn dần khiến mẹ khó ngủ, tăng cảm giác mệt mỏi, đau lưng, chuột rút. Các loại vitamin và khoáng chất trong bưởi có thể giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu trên. Nhờ đó, mẹ bầu có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ
Một số mẹ bầu “đau đầu” vì bị tăng cân quá nhiều khi mang thai. Điều này dẫn đến hàng loạt mối nguy khác như béo phì, cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ… Muốn không bị tăng cân quá nhiều, mẹ bầu cần lựa chọn đồ ăn vặt lành mạnh ít calo. Và bưởi chính là một trong số đó. Không chỉ ít calo, bưởi còn dồi dào chất xơ giúp bà bầu cảm thấy no lâu, hạn chế ăn vặt.
Phòng ngừa thiếu máu khi mang thai
Bầu ăn bưởi cũng có thể phòng bệnh thiếu máu khi mang thai. Để phòng ngừa thiếu máu, mẹ bầu cần có một chế độ ăn giàu vitamin B12, vitamin B9, vitamin C và sắt. Thật may trong trái bưởi có chứa tất cả những thành phần này.
Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường khởi phát vào giai đoạn giữa của thai kỳ. Bưởi ít đường, ít carbs nên là lựa chọn hợp lý cho thai phụ đang gặp vấn đề về đường huyết. Ngoài ra, trong nước bưởi có chất có tác dụng giống insulin, có thể hạ đường huyết. Chất chống oxy hóa naringin trong bưởi cũng tốt cho quá trình kiểm soát đường trong máu.
Các tác dụng khác cho bà bầu và thai nhi
Ngoài những lợi ích trên, trái bưởi còn có những công dụng khác với cả bà bầu và thai nhi như:
- Bưởi có chứa bioflavonoid và vitamin C giúp thành mạch máu vững chắc hơn, giảm sưng phù trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Tuy không phải nguồn canxi dồi dào nhưng canxi từ bưởi cùng góp phần vào việc phòng ngừa loãng xương ở mẹ và hữu ích với quá trình hình thành hệ xương ở thai nhi.
- Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong bưởi tốt cho làn da của mẹ – rất cần thiết trong giai đoạn bà bầu cần hạn chế dùng mỹ phẩm.
- Bưởi cung cấp axit folic tốt giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bầu cần lưu ý gì khi ăn bưởi?
Bà bầu muốn nhận được tất cả những lợi ích từ trái bưởi cần lưu ý những điều sau:
- Mẹ bầu có thể tận dụng vỏ bưởi nấu nước uống để trị đầy bụng, buồn nôn. Khi nấu mẹ có thể kết hợp cùng trần bì, gừng tươi và đường đỏ, nấu thành siro cô đặc và dùng dần hàng ngày.
- Để phòng ngừa bị cảm, mẹ bầu có thể dùng nước ép bưởi nấu cùng mật ong, đường phèn, nước gừng tươi thành siro và pha cùng nước ấm uống mỗi ngày.
- Bầu ăn bưởi nên tránh ăn cùng cà rốt, dưa chuột, gan lợn.
- Khi đang uống thuốc trị bệnh mẹ bầu cũng không nên ăn bưởi, tránh làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc.
- Không ăn quá 1 trái bưởi mỗi ngày để tránh lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.
- Không nên ăn bưởi khi đang đói bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.
Dù bưởi rất tốt và bầu ăn bưởi mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng tốt nhất thai phụ nên kết hợp ăn bưởi cùng các loại trái cây và thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Hellobacsi, Medlatec