No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home 1000 câu hỏi được không?

Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ

Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ

Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ

Khi cơ thể suy nhược, ốm yếu, phương án truyền dịch luôn được ưu tiên để cơ thể được hỗ trợ điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, bầu có được truyền nước không, có ảnh hưởng tới thai nhi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được tháo gỡ những thắc mắc trên nhé!

Xem thêm

Bà bầu ăn ổi có tốt không? Ăn ổi có tốt cho thai nhi?

ĐANG ĐAU RĂNG CÓ NHỔ ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN NHẤT

Hướng dẫn, thủ thuật về Máy tính – Laptop – Tablet

Những kiến thức về truyền nước, truyền dịch

Trước khi trả lời câu hỏi bầu có được truyền nước không, bạn cần có những kiến thức cơ bản về truyền nước, truyền dịch. Truyền nước (truyền dịch) là kỹ thuật đưa các chất dinh dưỡng truyền qua tĩnh mạch vào cơ thể bằng dụng cụ kim truyền.

Dịch truyền là hỗn hợp dung dịch gồm dung môi là nước cất và các chất dinh dưỡng khác. Truyền dịch chủ yếu sử dụng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, cần bổ sung các chất dinh dưỡng, điện giải hoặc mất khả năng tự ăn uống.

Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ 1Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong y học

Các nhóm dịch truyền

Theo y học, có khoảng 20 loại dịch truyền phổ biến được chia thành 4 nhóm chính gồm:

  • Nhóm 1: Dịch truyền cung cấp dinh dưỡng như axit amin, vitamin, khoáng chất… cho cơ thể, được dùng cho các bệnh nhân bị mất khả năng ăn uống hoặc sau phẫu thuật. Các loại dịch truyền thuộc nhóm 1 thường dùng gồm có đường (glucose, dextrose), vitamin (alvesin 40, aminoplasmal 5%, amigold 8,5%, lipofundin, nutrisol 5%, vitaplex, clinoleic…), chất béo, chất đạm.
  • Nhóm 2: Dịch truyền cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể. Nhóm dịch truyền 2 được sử dụng cho bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy, ngộ độc, sốt, ói, mửa… Các dịch truyền thường dùng gồm dung dịch NaCl 0,9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%, đường glucose…
  • Nhóm 3: Dịch truyền đặc biệt gồm huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử… Nhóm dịch thứ 3 chủ yếu dùng trong trường hợp bệnh nhân cần bổ sung albumin, bị thiếu máu hoặc dịch tuần hoàn trong cơ thể.
  • Nhóm 4: Dung dịch trung hòa kiềm toan. Nhóm dung dịch 4 sử dụng với đối tượng bị thừa toan hoặc thừa kiềm. Dung dịch thường dùng là natri bicarbonat.

Đối tượng cần truyền nước

Truyền nước cung cấp muối, điện giải và dinh dưỡng cho cơ thể. Để biết được bầu có được truyền nước không chúng ta hãy cùng nghiên cứu kỹ các đối tượng được chỉ định truyền nhé.

  • Trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, sau phẫu thuật hoặc mất máu.
  • Đối tượng bị thiếu hụt muối hoặc đường gây ra mệt mỏi, tụt huyết áp.
  • Đối tượng bị ngộ độc.
  • Bệnh nhân cần đưa thuốc vào máu.
  • Đối tượng bị mất khả năng ăn uống.

Trong quá trình truyền dịch phải có nhân viên y tế theo dõi sát sao. Đồng thời, nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng bị bệnh nặng như phù phổi, suy tim, tăng huyết áp thì tuyệt đối không được truyền dịch.

Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ 2Bệnh nhân bị ngộ độc cần truyền dịch để thải độc tố

Bầu có được truyền nước không?

Đa số những người bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng, ngộ độc, bị bệnh hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định truyền dịch. Trong thời kỳ thai nghén, bà bầu thường dễ bị mất sức, mệt mỏi, vậy đối với bầu có được truyền nước không?

Buy JNews
ADVERTISEMENT

Câu trả lời là hoàn toàn có thể vì truyền nước không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi. Theo bác sĩ, trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng có thể truyền nước và đạm để tăng thể lực cho cơ thể và chống mất nước. Nhưng nếu tình trạng ốm nghén chỉ ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi mà không cần truyền nước. Trường hợp mẹ bầu bị sốt, cảm lạnh, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thì không được truyền nước.

Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ 3Chị em hay thắc mắc bầu có được truyền nước không

Những lưu ý cần nhớ khi truyền nước cho bà bầu

Việc truyền nước có thể gây ra một số phản ứng tự vệ từ cơ thể. Trường hợp nhẹ thường gặp là phản ứng tại vị trí truyền như sưng, phù, đau do chệch ven. Một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, rối loạn điện giải, phù toàn thân, suy tim, sốt cao, sốt rét, khó thở, đổ mồ hôi, bồn chồn, tím tái cần được báo cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.

Tóm lại, bầu có thể truyền nước được nhưng cần có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ để tránh những rủi ro xấu xảy ra. Sau đây là những lưu ý quan trọng về truyền nước bạn cần ghi nhớ:

  • Thực hiện truyền dịch đúng kỹ thuật, phải truyền chậm, nhỏ giọt để ổn định lượng dịch vào cơ thể vừa phải, tránh tình trạng bị sốc.
  • Không được phép lạm dụng việc truyền nước hoặc tự ý truyền tại nhà. Bạn hãy nhớ kỹ không phải trường hợp nào cũng cần truyền nước.
  • Những người bệnh có tiền sử bị suy thận cấp, mãn tính, suy tim, viêm gan nặng, suy gan, tăng kali huyết, urê huyết, toan huyết… cần thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi truyền.
  • Đảm bảo dụng cụ tiêm truyền sạch sẽ, sát trùng, khử khuẩn, dây truyền thẳng không bị xoắn hoặc gấp khúc. Đồng thời, sử dụng các loại dịch truyền có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Nếu xuất hiện tình trạng vón cục hoặc biến đổi màu thì tuyệt đối không được dùng.
  • Bảo quản dịch truyền cẩn thận để đảm bảo chất lượng.
  • Không được phép tự ý pha chế dịch truyền với các loại thuốc hoặc dịch truyền khác.
Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ 4Điều chỉnh dịch truyền ở dạng nhỏ giọt để tránh tình trạng sốc

Một số loại dịch truyền thường sử dụng

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc bầu có được truyền nước không, bạn có thể tham khảo thêm một số loại dịch truyền phổ biến dưới đây:

  • Dung dịch glucose được phân chia theo từng liệu lượng khác nhau gồm 5%, 10%, 20% và 30%. Dịch truyền glucose có tác dụng nạp năng lượng cho cơ thể, dùng cho các trường hợp bị hạ đường huyết hoặc bắt buộc phải nạp dinh dưỡng vào cơ thể thông qua tĩnh mạch.
  • Dịch đạm có chứa nước và axit amin, được sử dụng cho bệnh nhân bị kiệt sức và ăn uống kém, nồng độ protein thấp, sau phẫu thuật, mất máu… Dịch truyền đạm bao gồm nhiều loại như: Alvesin, Anparen, Biseko, hay Aminoplasmal…
  • Nước muối biển NaCl 0,9% chủ yếu dùng cho bệnh nhân bị mất nước, tiêu chảy, ngộ độc…
  • Dung dịch Lactate Ringer gồm nước và một số ion như Na+, K+, Ca2+, Cl-… Thông thường, Lactate Ringer được dùng trong trường hợp cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên với những người bị mất nước do nôn mửa nhiều thì không nên dùng Lactate Ringer.
  • Dịch truyền chứa chất đạm, béo, vitamin như dòng Alvesin 40, Aminoplasmal 5%, Nutrisol 5%, Lipofundin, Vitaplex… Nhóm dịch truyền này được dùng cho những bệnh nhân yếu, suy dinh dưỡng.
  • Dịch truyền Lipid cung cấp lượng axit béo vào cơ thể, chủ yếu sử dụng cho bệnh nhân thiếu chất, suy dinh dưỡng hoặc hồi phục sau phẫu thuật.
  • Dịch truyền chứa kali sử dụng để cân bằng kiềm toan trong cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bầu có được truyền nước không. Tóm lại, việc truyền dịch đem lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng cần phải được chỉ định thực hiện đúng thời điểm, đúng kỹ thuật. Đặc biệt, trong quá trình thai kỳ, chị em cần tham khảo, thăm khám bác sĩ thật kỹ nếu có ý định truyền nước.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Related Posts

1000 câu hỏi được không?

Bà bầu ăn ổi có tốt không? Ăn ổi có tốt cho thai nhi?

Tháng Mười Hai 4, 2023
ĐANG ĐAU RĂNG CÓ NHỔ ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN NHẤT
1000 câu hỏi được không?

ĐANG ĐAU RĂNG CÓ NHỔ ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN NHẤT

Tháng Mười Hai 4, 2023
Hướng dẫn, thủ thuật về Máy tính - Laptop - Tablet
1000 câu hỏi được không?

Hướng dẫn, thủ thuật về Máy tính – Laptop – Tablet

Tháng Mười Hai 4, 2023
Quảng cáo khi chơi game trên điện thoại khiến bạn khó chịu? Chặn ngay trong tích tắc chỉ với vài bước!
1000 câu hỏi được không?

Quảng cáo khi chơi game trên điện thoại khiến bạn khó chịu? Chặn ngay trong tích tắc chỉ với vài bước!

Tháng Mười Hai 4, 2023
Cách sửa lỗi không gõ được tiếng Việt trong Photoshop
1000 câu hỏi được không?

Cách sửa lỗi không gõ được tiếng Việt trong Photoshop

Tháng Mười Hai 4, 2023
1000 câu hỏi được không?

Khi nào có thể cho con ăn kiwi? Cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm

Tháng Mười Hai 4, 2023
Next Post
Sau khi sinh ăn khoai lang, khoai sọ, khoai mì, khoai tây được không?

Sau khi sinh ăn khoai lang, khoai sọ, khoai mì, khoai tây được không?

IPhone Sập Nguồn Mở Không Lên Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

IPhone Sập Nguồn Mở Không Lên Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Không thể bỏ lỡ

Tổng hợp 10 cách làm đậu phộng rang giòn ngon, nhâm nhi xem bóng đá

Tổng hợp 10 cách làm đậu phộng rang giòn ngon, nhâm nhi xem bóng đá

Tháng Mười Hai 3, 2023

Hướng dẫn xóa Cốc Cốc Windows 11 cực đơn giản

Tháng Mười Một 16, 2023

14 hãng mỹ phẩm dùng được cho mẹ bầu lành tính và an toàn nhất

Tháng Mười Một 17, 2023

Có nên kiêng gội đầu trong ngày 'đèn đỏ'?

Tháng Mười Hai 1, 2023
Giải đáp thắc mắc: Không có sổ hộ khẩu có mua được nhà chung cư?

Giải đáp thắc mắc: Không có sổ hộ khẩu có mua được nhà chung cư?

Tháng Mười Hai 4, 2023

Hướng dẫn Update phiên bản Windows 10 Version 1803 sớm nhất

Tháng Mười Một 30, 2023
Trang Chủ | Xây nhà trọn gói | Xây nhà 2 tầng giá 400 triệu | Mẫu nhà 2 tầng đẹp 2023Xây nhà 2 tầng giá 400 triệu | Mẫu nhà 2 tầng đẹp 2023 	Thiết kế nhà phố 2 tầng, Tin Tức, Xây nhà trọn gói

Trang Chủ | Xây nhà trọn gói | Xây nhà 2 tầng giá 400 triệu | Mẫu nhà 2 tầng đẹp 2023Xây nhà 2 tầng giá 400 triệu | Mẫu nhà 2 tầng đẹp 2023 Thiết kế nhà phố 2 tầng, Tin Tức, Xây nhà trọn gói

Tháng Mười Một 30, 2023

Bỏ Sổ hộ khẩu, người dân cần làm gì?

Tháng Mười Hai 3, 2023
Zing Mp3 Java

Zing Mp3 Java

Tháng Mười Một 17, 2023
Trà Chanh


Bài viết mới

  • Bà bầu ăn ổi có tốt không? Ăn ổi có tốt cho thai nhi?
  • ĐANG ĐAU RĂNG CÓ NHỔ ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN NHẤT
  • Hướng dẫn, thủ thuật về Máy tính – Laptop – Tablet

Chuyên mục

  • 1000 câu hỏi được không?
  • Uncategorized

Trang

  • Cửa hàng
  • Giỏ hàng
  • Sample Page
  • Subscription
  • Tài khoản
  • Thanh toán
  • Trà Chanh

© 2023 - Trà chanh

No Result
View All Result
  • Trà Chanh
  • Subscription
  • Category
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 - Trà chanh