Rất nhiều chị em phụ nữ bị đau dạ dày khi đang mang thai. Câu hỏi đặt ra, có thai có nội soi dạ dày được không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Có thai có nội soi dạ dày được không?
Nội soi dạ dày và đại tràng khi mang thai là thủ thuật khá an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái sau khi đưa ống nội soi vào thực quản xuống dạ dày đặc biệt là các bà bầu đang thời kỳ ốm nghén. Với phương pháp nội soi dạ dày truyền thống, sau khi nội soi, bệnh nhân thường cảm thấy đau, khó chịu, nôn và buồn nôn. Một số ít trường hợp còn bị các biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng tá tràng, dạ dày hoặc thực quản…
Dù khá an toàn cho cả mẹ và con nhưng nếu tình trạng bệnh chưa cấp thiết, các bác sĩ khuyên các bà bầu nên thực hiện nội soi dạ dày sau khi sinh con. Trong khi mang thai mà bị bệnh dạ dày, thai phụ có thể đến bệnh viện trình bày các triệu chứng của mình để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Bị đau dạ dày khi mang thai có nên dùng thuốc?
Các bác sĩ khuyến cáo: Phụ nữ có thai phải đặc biệt cẩn trọng trong việc dùng thuốc bởi vì các loại thuốc điều trị bệnh dạ dày có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi và sự phát triển sau này của bé. Nếu buộc phải sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như bệnh đau dạ dày mới chớm bị hoặc không quá nguy hiểm thì nên trì hoãn việc điều trị sau khi sinh.
Phụ nữ có thai phải đặc biệt cẩn trọng trong việc dùng thuốc bởi vì các loại thuốc điều trị bệnh dạ dày có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi và sự phát triển sau này của bé.
Các mẹ bầu nên dùng một số loại thảo dược từ tự nhiên để làm giảm bớt axit trong dạ dày, giảm cơn đau và làm liền ổ loét như: nghệ, chè dây, hoàng liên…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp