Rau răm là nguyên liệu không thể thiếu trong các món gỏi nộm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyên nên hạn chế các đồ tái sống như gỏi, vậy rau răm có bị liệt vào danh sách cấm ăn đối với bà bầu?
Rau răm không chỉ là thực phẩm mà còn là một vị thuốc được Đông y truyền tụng với nhiều công dụng trị bệnh như sau:
- Trị đầy hơi, chướng bụng: Rau răm có tính ấm, giúp kích thích đường tiêu hóa. Bạn có thể uống nước cốt rau răm hoặc chà bã rau răm quanh rốn để trị khó chịu bụng.
- Trị cúm: Nếu đột nhiên mắc cảm cúm giữa đêm hôm không thể đi mua thuốc, bạn có thể nghiền rau răm với gừng, cho nước nóng vào lọc uống.
- Trị rắn cắn: Bạn nghiền rau răm lấy nước cốt uống, đồng thời đắp bã lên vết thương.
- Trị tiêu chảy do nhiễm lạnh: Vào buổi sáng, bạn dễ bị lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy ngay sau khi ngủ dậy. Bạn sắc 16g rau răm với 16g lá kinh giới, 12g bạch truật, 12g củ riềng, 10g quế và 4g gừng, đổ vào 2 bát nước và đun đến khi chỉ còn 1 bát. Chia ra 2 lần uống trong ngày để trị tình trạng tiêu chảy vào sáng sớm.
- Trị nấm ngón chân: Bạn nghiền nhuyễn rau răm và đắp lên kẽ chân để trị nấm, hạn chế tiếp xúc với nước bẩn, nước xà phòng.
- Trị lác đồng tiền, ghẻ ngứa: Bạn ngâm cây rau răm vào rượu trắng, sau đó thoa rượu lên chỗ bị lác hoặc ghẻ. Hoặc bạn nghiền rau răm tẩm rượu, rồi đắp lên chỗ bị tổn thương và băng lại.
- Trị vết bầm, sưng: Bạn nghiền nhuyễn rau răm và trộn với dầu long não, sau đó đắp lên chỗ bị bầm rồi băng lại.
- Trị mụn, se khít lỗ chân lông: Bạn giã nhuyễn rau răm, trộn với ít muối rồi đắp lên chỗ bị mụn. Để se lỗ chân lông, bạn rửa mặt bằng nước ấm, sau đó thoa nước cốt rau răm lên mặt rồi 2 giờ sau rửa lại bằng nước lạnh.
- Trị nấm da đầu ở trẻ sơ sinh: Nấm da đầu là bệnh thường gặp ở trẻ, có thể lan xuống cổ, ngực, lưng và tay. Bạn giã nát rau răm, thêm vào một chút cồn rồi dùng tăm bông thoa lên vùng da bị nấm. Sau năm phút bạn lau sạch cho bé. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Rau răm có tính nóng, có thể gây kích ứng. Vì vậy khi thấy da trẻ đỏ lên thì bạn nên ngừng áp dụng.
- Giúp ngủ ngon: Bạn lấy 50g rễ rau răm giã nhuyễn, uống cùng với một cốc rượu trắng sẽ giúp ngủ ngon, giảm nguy cơ đột quỵ.
- Giảm ham muốn tình dục: Khi bạn mang thai không thể “phục vụ” anh xã tới nơi tới chốn, vậy hãy cho chàng ăn rau răm để giảm bớt ham muốn nhé.
Bà bầu ăn rau răm được không?
Đông y khuyên bạn không nên ăn rau răm khi mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu, vì rau răm có thể gây chảy máu kinh nguyệt. Hơn nữa rau răm còn gây co thắt tử cung, dẫn tới sảy thai.
Dân gian thời xưa còn dùng rau răm để phá thai ở giai đoạn đầu. Tỷ lệ thành công lên tới 60-80% nếu mới bị trễ kinh trong 1-2 tuần.
Rau răm gây vô sinh?
Như đã nói ở trên, rau răm làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới, “cậu nhỏ” thường xuyên trong trạng thái “xìu” và chất lượng tinh trùng cũng bị suy giảm.
Đối với phụ nữ, ăn rau răm thường xuyên sẽ dẫn đến rong kinh, kinh nguyệt không đều nên xác suất thụ thai thấp, giảm ham muốn gối chăn.
Những người gầy ốm, máu nóng cũng không nên ăn loại rau này.
Để được biết thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ với Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo.
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.