Trứng ngỗng rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng protein cao, là thực phẩm bổ dưỡng lý tưởng cho người già, trẻ em, người suy nhược hay thiếu máu. Ai cũng muốn được bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng có nhiều người chưa biết lợi ích của trứng ngỗng và cách ăn như thế nào.
Dinh dưỡng trong trứng ngỗng
Trứng ngỗng chứa 260 calo, 20g protein, 19.1g chất béo, 1226,9mg cholesterol, 198.7mg natri, 302.4mg kali, 1.9g carb, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, B, D, E, canxi, sắt, magie, kẽm, phốt pho, selen, sắt, riboflavin, folate, choline,… Với những thành phần dinh dưỡng như trên không thể phủ nhận tác dụng của trứng ngỗng đối với sức khỏe cơ thể. Đó là lý do tại sao món ăn này ngày càng trở nên phổ biến trong chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều người.
Trứng ngỗng có tác dụng gì?
Tốt cho não
Dân gian cho rằng mẹ bầu ăn trứng ngỗng giúp con thông minh. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng trong loại trứng này cũng hỗ trợ rất nhiều cho trí não. Vì vậy quan niệm dân gian cũng đúng, hỗ trợ tốt sức khỏe não bộ cho mẹ và bé nhưng chỉ khi ăn đúng và vừa phải.
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Trứng ngỗng hay bất kỳ loại trứng nào khác đều chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Để ngăn ngừa bệnh tật và luôn khỏe mạnh, cơ thể luôn cần có một lượng vitamin và khoáng chất nhất định và trứng ngỗng chắc chắn đáp ứng được yêu cầu này.
Làm đẹp da
Lượng albumin dồi dào trong trứng ngỗng có khả năng làm đẹp da, giảm mụn. Albumin có trong lòng đỏ, tách lấy lòng đỏ trộn với một số thành phần khác dùng làm mặt nạ dưỡng da hiệu quả.
Nguồn protein dồi dào
Protein giúp xây dựng cơ bắp, cung cấp năng lượng, chăm sóc và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Protein chiếm một lượng lớn trong trứng ngỗng, tổng lượng protein trong trứng là 13.9%. Do đó, trứng ngỗng trở thành nguồn protein hữu ích cho cơ thể.
Cung cấp sắt cho máu
Trong trứng ngỗng chứa nhiều sắt và kali, những chất rất hữu ích cho máu. Đặc biệt sắt đã rất quen thuộc về công dụng bổ máu. Việc sử dụng trứng ngỗng cung cấp một lượng lớn chất sắt, kali hỗ trợ bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Lợi ích khác
Trứng ngỗng chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B12 giúp chăm sóc hệ thần kinh và hỗ trợ hệ miễn dịch. Canxi và phốt pho trong nó cũng có thể ngăn ngừa loãng xương và góp phần tăng chiều cao cho trẻ đang phát triển.
Trứng ngỗng ăn như thế nào?
Trứng ngỗng luộc
Trứng luộc chín, bóc vỏ làm nhân bánh mì, trứng luộc trứng chấm nước mắm hoặc ăn với salad được nhiều người yêu thích. Nếu bạn thắc mắc màu sắc về trứng ngỗng sau khi luộc như thế nào thì trứng ngỗng sau khi luộc có màu tương tự trứng gà và vịt, bên ngoài là lòng trắng và lòng đỏ bên trong.
Cháo trứng ngỗng
Sau khi nấu chín cháo thì thêm một quả trứng ngỗng vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món cháo trứng ngỗng cực kỳ bổ dưỡng cho cơ thể, đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ.
Trứng ngỗng chiên
Trứng ngỗng có thể chiên như trứng gà, lòng trắng chín mềm có chút giòn, tùy sở thích của bạn ăn lòng đỏ chín hay lòng đào để canh thời gian chiên phù hợp. Một quả trứng ngỗng chiên kèm với vài lát bánh mì và một ít salad là có một bữa ăn ngon và bổ dưỡng.
Một số câu hỏi thường gặp về trứng ngỗng
Ăn trứng ngỗng khi nào trong ngày?
Bạn có thể ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Bạn có thể ăn trứng ngỗng chiên với với bánh mì cho bữa sáng. Hoặc bạn có thể bổ sung protein bằng trứng ngỗng ngay sau tập gym.
Trứng ngỗng luộc để qua đêm ăn được không?
Trứng ngỗng luộc chín cần được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu. Các chuyên gia khuyên bạn nên bảo quản trứng còn có vỏ trong tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon và không mất hương vị. Trứng được bảo quản trong tủ lạnh chỉ nên ăn tối đa trong hai ngày. Tóm lại, bạn có thể ăn trứng ngỗng nấu chín qua đêm nếu bảo quản đúng cách. Nhưng nếu hệ tiêu hóa không tốt bạn chỉ nên ăn trứng ngỗng luộc trong vòng 2 giờ sau khi nấu.
Ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Sử dụng nhiều trứng ngỗng cũng không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn tối đa 2 quả/lần và mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần. Mặc dù trứng ngỗng rất tốt nhưng hãy nhớ rằng bạn không nên ăn hơn ba quả trứng ngỗng mỗi ngày, ngay cả khi bạn đang mang thai hoặc xây dựng cơ bắp. Ăn lượng vừa đủ có lợi ích rõ ràng cho cơ thể. Nhưng nếu lạm dụng, ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể gây khó tiêu và phản ứng ngược.
Đối tượng nào không nên ăn trứng ngỗng?
Trứng ngỗng giàu dinh dưỡng cho cơ thể nhưng những người bị bệnh tim, huyết áp cao và mỡ trong máu thì không nên ăn.
Chú ý thời gian luộc trứng ngỗng
Nếu bạn nghĩ rằng trứng luộc càng lâu càng tốt thì đây là quan điểm sai lầm. Trứng ngỗng luộc quá chín sẽ xuất hiện vết xám ở lòng đỏ và không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trứng lòng đào thì khá tanh và một số người không thích ăn. Trung bình thời gian luộc trứng ngỗng sẽ lâu hơn trứng gà. Bạn nên luộc trứng 8 – 15 phút tùy vào sở thích từng người muốn ăn trứng lòng đào. Sau khi luộc nên ngâm nước lạnh tránh trứng quá chín.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn trứng ngỗng có tác dụng gì. Trứng ngỗng là thực phẩm khá khó mua nhưng giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là não bộ và hệ miễn dịch,… Tuy nhiên để đem lại hiệu quả cho sức khỏe cần ăn vừa đủ không nên lạm dụng gây phản tác dụng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp