1. Xuất File in Corel Draw
– Với những ai đang theo ngành thiết kế đồ họa, chắc hẳn đang hoặc đã từng gặp rắc rối khi in ấn. Bởi vì khi thiết kế là một chuyện, để in ra được một tác phẩm hoàn thiện theo đúng ý muốn của mình lại là một chuyện khác. Trừ khi bạn là người có nhiều kinh nghiệm thì công việc xuất File mới nhẹ nhàng, còn bạn mới vào nghề, chắc hẳn bạn sẽ gặp những vấp ngã nho nhỏ với việc in ấn, nhưng mà cũng từ những vấp ngã thì bạn mới rút ra được những kinh nghiệm quý báu. Và sau đây, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn các thủ thuật để xuất File in ấn với phần mềm thiết kế in ấn quảng cáo Corel Draw.
– Đầu tiên thì các bạn cần thiết kế cho mình một mẫu in, sau đó cần xem lại các thông tin của File thiết kế bằng cách click phải chuột là ngoài vùng làm việc, sau đó chọn Document Info. Lúc này, một bảng thông tin sẽ được hiện ra bao gồm các thông tin về tệp tin, chữ, hình ảnh, Styles, hiệu ứng, màu sắc, đường viền… Nếu File thiết kế của bạn có nhiều chi tiết, chắc hẳn là bạn sẽ hoa mắt ngay, vì thông số của đối tượng rất là nhiều. Vậy chúng ta cần phải làm gì ? Các bạn chỉ cần lưu ý các bước sau thôi
2. Đối với Text
– Thông thường với mỗi máy tính khác nhau sẽ có những bộ Font chữ khác. Nếu bạn là một người sưu tầm font chữ thì bạn không nên bỏ qua bước này, vì khi in thì chắc chắn sẽ bị lỗi Font. Có một số font chữ rất khó để xuất phim, hoặc là máy để in không có Font chữ của bạn. Vì vậy hãy đảm bảo rằng có chọn tất cả chữ rồi chuyển đổi thành các Curvers bằng cách vào Menu Object, chọn lệnh Convert To Curvers hoặc là bấm tổ hợp phím Ctrl + Q. Các bạn làm đến khi nào trong mục Document Info – Text Statistics không còn đối tượng chữ nào nữa là được. Bây giờ các bạn có thể yên tâm về Font chữ rồi nhé.
– Một số trường hợp bạn thiết kế với những Font chữ đơn giản, bạn không chuyển chữ thành Cuvers mà khi in, Font chữ vẫn đúng với ý bạn mong muốn. Vậy là lần sau, bạn cứ để nguyên Font chữ vậy mà đem đi in, chắc chắn sẽ có ngày bạn phát hoảng vì khi in ra Font chữ bị lệch. Đơn giản vì lần đầu tiên bạn gặp may mắn khi máy để in có Font chữ bạn thiết kế, nhưng lần sau bạn dùng Font chữ phức tạp hơn thì sự trùng hợp đó không xảy ra nữa, và sản phẩm của bạn bị lỗi.
3. Đối với Vector
– Thông thường đối với những bạn mới thiết kế thì các đường nét các bạn thêm rất nhiều node cho dễ vẽ, điều này vô tình sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình xuất phim (thường là lỗi Unknown Errors). – Trong khi xuất tram hình thì thường phát sinh ra các Node mà bạn không muốn, để chỉnh sửa lại thì tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, có một số trường hợp bạn thiết kế File rất nhẹ nhưng mà đợi xuất phim từ sáng tới tối vẫn chưa xong. Vậy nên trong quá trình thiết kế, các bạn nên hạn chế các Node dư thừa, vừa đảm bảo thẩm mĩ, vừa dễ dàng hơn cho việc in ấn.khi thiết kế thì rất đẹp.
– Tiếp theo là về phần màu sắc, chắc chắn là màu Lab và màu RGB rất tuyệt vời cho việc thiết kế. Nhưng mà RGB chủ yếu sử dụng để thiết kế Web, phim ảnh, hình nền… Còn in ấn, chỉ có một con đường được mang tên CMYK thôi. Vì thế khi thiết kế, các bạn nhớ chọn hệ màu CMYK cho cả Fills và Outlines để tránh gặp phải trường hợp in ra bị lệch màu sắc. Lúc này chúng ta lại phải đi theo con đường mà không ai muốn làm đó là tìm kiếm màu và thay thế. Công việc này đối với những hình có ít màu được sử dụng thì không nói làm gì, nhưng đối với những File tô nhiều màu thì quá trình này rất lâu và phức tạp. Vì vậy khi thiết kế, các bạn nhớ lưu ý chọn hệ màu cho phù hợp với mục đích sử dụng nhé.
4. Về phần ảnh Bitmaps thì sao nhỉ: Phải chăng là cứ đưa hình ảnh vào là xong?
– Ảnh Bitmaps cũng giống như Vectors vậy, khi đã đưa vào Corel rồi thì hệ màu cũng cần phải được điều chỉnh lại. Các bạn nên kiểm tra lại xem ảnh của bạn đưa vào có phải là CMYK không ? Nếu là RBG thì bạn nên chuyển đổi lại thành CMYK để chắc là khi in ra không bị lệch màu. Nếu bạn biết sử dụng Photoshop thì tốt hơn, bạn có thể vừa chuyển đổi hệ màu, vừa cân chỉnh lại những vùng sáng tối khi convert.
– Nếu bạn không biết sử dụng Photoshop thì cũng không sao. Bạn có thể vào menu Bitmaps, chọn lệnh Convert to bitmap, rồi chọn độ phân giải, hệ màu cần chuyển đổi rồi nhấn ok là phần mềm sẽ tự chuyển đổi cho bạn. Tất nhiên là công việc điều chỉnh màu trong Corel này thì không hay bằng Photoshop do bạn không thể lựa chọn được từng vùng để điều chỉnh hệ màu.
– Ba bước trên là những bước cơ bản để chuẩn bị xuất File in ấn. Các bạn nhớ chú ý kiểm tra kĩ lưỡng để khỏe cho sau này nhé.
– Như vậy là tôi đã hướng dẫn qua một số thủ thuật khi xuất File để in ấn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi và hẹn gặp lại các bạn trong bài hướng dẫn kế tiếp nhé.