Mẹ sau sinh ăn khoai tây được không?
Mẹ sau sinh ăn khoai tây rất thích hợp, tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích chị em đưa thực phẩm này vào khẩu phần ăn trong tuần. Cơ thể mẹ khi đó sẽ dung nạp lượng vitamin cần thiết, mang lại lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ lẫn con.
Cụ thể, trung bình trong 1 củ khoai tây trọng lượng 150g sẽ cung cấp:
-
27 mg vitamin C chiếm 45% nguồn dưỡng chất có trong khoai tây.
-
620 mg kali chiếm 18%.
-
0,2 mg vitamin B6 chiếm 10%.
-
Một lượng rất nhỏ vitamin B1(Thiamin), vitamin B2(Riboflavin), folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Với hàm lượng dinh dưỡng như trên khoai khi nấu chín sẽ là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Việc ăn khoai tây sẽ giúp các mẹ lợi sữa vô cùng. Đồng thời, nó còn ngăn ngừa táo bón cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.
Qua bấy nhiêu thông tin trên, chắc hẳn các mẹ đã giải đáp được thắc mắc “sau sinh ăn được khoai tây không?”. Vì vậy, chị em đừng bỏ lỡ loại thực này, hãy kết hợp chúng thường xuyên trong thực đơn của mình.
Các lợi ích không ngờ từ khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm phổ biến, quen thuộc trong nhiều món ăn. Chúng ngoài có hương vị thơm ngon, giá thành rẻ, còn mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Các mẹ bỉm sữa cùng khám phá chi tiết qua nội dung dưới đây:
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học Boston và Ailen đã chỉ ra lợi ích đầu tiên của khoai tây. Cụ thể những người ăn nhiều loại thực phẩm này, khả năng mắc bệnh về tim mạch chỉ 29%. Ngược lại với những người không sử dụng sẽ dễ mắc bệnh hơn với tỷ lệ cao 42%.
Trong khoai tây có chứa 2 loại vitamin B1 và B6. Cả hai đều có cơ chế chống nhiễm khuẩn, cần cho sự phát triển bình thường, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, chất xơ trong khoai tây còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động. Việc này tác động giảm đi lượng cholesterol xấu trong máu. Qua đó bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
Giảm căng thẳng, stress
Mẹ sau sinh chăm con gặp các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Chưa kể xung quanh, họ còn chịu thêm áp lực cuộc sống khác. Nhiều trường hợp rơi vào trầm cảm nặng gây ra hệ lụy khôn lường.
Thấu hiểu được điều này, trong chế độ dinh dưỡng các chuyên gia khuyến khích mẹ bổ sung khoai tây thường xuyên. Lý do đơn giản vì khi đó cơ thể mẹ sẽ hấp thụ một lượng vitamin A, C, B2. Những dưỡng chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau đầu, mệt mỏi.
Đặc biệt, hàm lượng vitamin B6 khi được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành một loại hợp chất hữu cơ. Nó giúp cơ thể giải phóng các hormon như serotonin, norepinephrin và melatonin. Công dụng xoa dịu thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng, quan trọng nhất ngăn ngừa chứng bệnh trầm cảm.
Tăng cường thể chất
Mẹ sau sinh ăn khoai tây sẽ tăng cường thể chất, cải thiện trí nhớ nhờ vào hàm lượng vitamin B6. Đây là dưỡng chất rất quan trọng, làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Đối với trẻ nhỏ, lượng chất này đi vào sữa, vô cùng có lợi cho sự phát triển trí não của con. Chính vì vậy, việc xếp khoai tây vào thực đơn sau sinh sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh. Mỗi ngày cơ thể mẹ tràn đầy năng lượng, chăm con tốt hơn.
Giảm vấn đề rối loạn hệ tiêu hóa và táo bón
Khoai tây thuộc họ rau củ, do đó chứa rất nhiều hàm lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Nó giúp làm mềm phân, nhờ vậy có thể giúp chị em ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích cũng giảm đáng kể.
Tốt cho người mắc bệnh dạ dày
Bên cạnh các dưỡng chất đem lại lợi ích trên, khoai tây còn chứa nhiều phần tử kháng khuẩn cao. Chúng có thể làm ức chế sự phát triển, sinh trưởng của vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Vì vậy, mẹ đang mắc bệnh viêm loét, đau dạ dày, ăn khoai tây sẽ giảm các triệu chứng khó chịu.
Ngoài ra, hoạt chất carbohydrate có trong khoai tây còn bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại. Tuyệt vời hơn cả chính là công dụng chống lại ung thư dạ dày.
Với những lợi ích bất ngờ trên đây đã giúp mẹ giải đáp hoàn toàn thắc mắc “sau sinh có ăn khoai tây có tốt không”. Vì vậy, chị em đừng chờ đợi thêm, sớm kết hợp thực phẩm này vào bữa ăn trong tuần.
Xem thêm: Sau sinh ăn kem được không? Nguy hại không ngờ từ kem tới mẹ mới sinh
Gợi ý món ăn từ khoai tây
Mẹ sau sinh ăn khoai tây không bị mất sữa, thậm chí sữa về rất nhiều và chất lượng. Do đó, không có lý do nào để mẹ bỏ loại củ này ra khỏi thực đơn ăn uống trong tuần. Dưới đây là 2 gợi ý món ngon từ khoai tây, mẹ tham khảo nấu liền tay để gọi sữa về đều đặn.
Bò hầm khoai Tây
Bò hầm khoai tây món ăn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị rất thơm ngon. Hơn nữa, cách nấu vô cùng đơn giản, mẹ xem ngay hướng dẫn sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Khoai tây: 3 củ.
-
Cà rốt: 1 củ.
-
Cà chua: 3 quả.
-
Ngũ vị hương, hạt tiêu.
-
Rau mùi, hành lá.
-
Thịt bắp bò thơm ngon 1 kg.
Cách nấu:
-
Bước 1: Thịt bò mẹ nên trụng qua nước sôi 2 phút và rửa lại bằng nước lạnh. Sau đó thái miếng vừa ăn, ướp cùng với hạt tiêu, hạt nêm và nửa gói ngũ vị hương.
-
Bước 2: Đổ dầu vào chờ tới khi dầu nóng, mẹ bỏ thịt bò vào xào săn và chế nước. Dùng nồi áp suất hầm khoảng 15 – 20 phút, cho thịt vừa mềm tới.
-
Bước 3: Khoai tây nạo vỏ, bổ miếng vừa ăn. Cà chua bỏ hạt, cà rốt cắt khoanh tròn.
-
Bước 4: Xào cà chua với chút dầu ăn để tạo màu. Sau đó cho khoai tây, cà rốt vào xào ngấm gia vị.
-
Bước 5: Múc thịt bò đã hầm vào nồi khoai tây, tiếp tục ninh đến khi tất cả chín nhừ. Cuối cùng rắc hành, mùi thái nhỏ vào nồi rồi tắt bếp. Mẹ đã có một món bò hầm ngon tuyệt cho 2 – 3 bữa trong ngày.
Canh khoai tây nấu sườn
Canh khoai tây nấu sườn là món ăn khá quen thuộc với mỗi gia đình Việt. Tùy theo sở thích, bạn có thể thêm cà rốt, củ dền hay các loại hạt đậu ngự vào chung. Để nấu thành công món này, mẹ hãy tham khảo cách làm như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị cho món canh khoai tây nấu sườn:
-
Sườn non 1kg.
-
Khoai tây: 3 củ.
-
Cà rốt: 1 hoặc 2 củ tùy theo sở thích của mẹ.
-
Hành lá, rau mùi, hạt nêm và tiêu xay.
Cách nấu:
-
Bước 1: Mẹ chặt sườn miếng vừa ăn, trần qua nước sôi 2 hoặc 3 phút. Tiếp đến đem đi rửa sạch cho hết bọt bẩn rồi để ráo nước.
-
Bước 2: Khoai tây gọt bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn. Ví dụ với củ nhỏ các mẹ hãy cắt làm 4.
-
Bước 3: Sườn đem ướp với một ít hạt nêm, gia vị, hạt tiêu, đầu hành băm nhuyễn để giúp món ăn thơm ngon ngọt thanh hơn.
-
Bước 4: Dùng lượng nước đủ ăn vào nồi đun sôi, tiếp đến cho sườn vào hầm 30 phút. Sau đó cho khoai tây cà rốt vào đun thêm 15 phút.
-
Bước 5: Nấu cho đến khi khoai và sườn, cà rốt đều chính mềm. Cuối cùng, mẹ tắt bếp và thưởng thức.
Để thay đổi hương vị các món từ khoai tây, các mẹ có thể thay thế nguyên liệu bằng: Gà, tôm, cá hồi,… Với hướng dẫn này đảm bảo mỗi tuần mẹ đều có món dinh dưỡng để bồi bổ cho cơ thể.
Các lưu ý khi sử dụng khoai tây cho bà mẹ sau sinh
Khoai tây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để dùng nó hiệu quả, các mẹ cần lưu ý một số điều.
Lưu ý với khoai tây đã mọc mầm
Đầu tiên, chúng ta tuyệt đối không sử dụng những củ khoai đã mọc mầm. Lý do vì lượng tinh bột lúc này đã chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha. Đây là hai chất có thể gây ngộ độc nhẹ, nôn mửa tiêu chảy.
Một số trường hợp trầm trọng hơn với triệu chứng mê sảng, giãn đồng tử, hạ thân nhiệt, tê liệt,… Cẩn thận hơn, đối với những củ khoai chưa mọc mầm, mẹ kỹ hơn hãy khoét bỏ mắt. Như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả gia đình.
Không ăn khoai tây chiên, xào
Riêng về món ăn, mẹ sau sinh nên tránh cách chế biến khoai theo kiểu chiên, xào. Đây là những món ăn đầy dầu mỡ chứa hàm lượng calo cao, dưỡng chất còn lại rất ít. Điều này tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và kích ứng dạ dày trẻ.
Hơn nữa, dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây nên các vấn đề với sữa mẹ. Cụ thể chúng làm tắc tia sữa hoặc khiến mẹ mất sữa nếu tiếp nạp nhiều vào người. Quan trọng không kém, cơ thể mẹ khi đó rất dễ bị tăng cân, khó trở lại vóc dáng ban đầu.
Qua thông tin hữu ích trên đây, các mẹ đã có thêm một loại thực phẩm dinh dưỡng mỗi ngày. Đồng thời, bản thân cũng giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn khoai tây được không. Monkey chúc chị em luôn tràn đầy năng lượng, sức khỏe suốt thời gian nuôi con nhỏ.