1. Thế nào là gạo bị mọt? Nguyên nhân và ảnh hưởng của mọt gạo đến gạo?
1.1. Gạo bị mọt là thế nào?
Gạo bị mọt là hình ảnh các hạt gạo bị khoét, đục và rỗng bên trong, đồng thời sẽ có con sinh vật màu nâu hoặc cam bên trong thùng đựng gạo. Con côn trùng này chính là mọt gạo.
Đây là một loại côn trùng có vỏ canh có màu ánh cam (nếu nhìn kỹ). Mọt gạo đặc biệt gây hại các loại lương thực, hạt ngũ cốc như gạo, ngô, đậu nành,… Điều này sẽ làm mất đi các giá trị dinh dưỡng, hương vị của các hạt ngũ cốc – lương thực, đặc biệt là gạo.
Mọt gạo sẽ phá hoại gạo bằng cách để trứng bên trong đó. Đợi đến thời điểm thích hợp, mọt gạo sẽ sinh sôi khoét, đục hạt gạo. Tuy nhiên, nếu ấu trùng của mọt chưa nở, khi nấu lên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng của gạo chỉ bị ảnh hưởng khi ấu trùng mọt đã nở.
Theo nghiên cứu, mọt gạo là một loại côn trùng có tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh với khả năng đẻ trung bình 380 trứng một lần. Với con mọt khỏe mạnh, chúng có thể đẻ đến 600 trứng một lần.
Xem thêm: Gạo nếp là gì? Công dụng tuyệt vời và lưu ý cần biết khi dùng gạo nếp
1.2. Mọt gạo sẽ ảnh hưởng ra sao tới gạo?
Chúng ta vẫn luôn lầm tưởng rằng gạo để lâu, bị ẩm mới khiến mọt từ ngoài môi trường bay vào và đẻ trứng. Thực chất, trứng của mọt đã bám trên bề mặt gạo ngay từ khi mới bắt đầu thu hoạch. Sau một thời gian, với điều kiện thích hợp, mọt gạo sẽ lớn lên, dùng vòi đục, răng sắc cắn phá hạt gạo và đẻ trứng bên trong đó.
Trứng mọt sẽ nở ra thành sâu non và lớn lên bằng cách ăn gần hết tinh bột bên trong hạt gạo, chỉ còn lại lớp vỏ mỏng. Với những tác hại của mọt, gạo sẽ không chỉ mất tính thẩm mỹ mà giá trị dinh dưỡng, hương vị của gạo cũng bị suy giảm đáng kể.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến gạo bị mọt
Như cách giải thích ở trên, nguyên nhân chính dẫn gạo bị mối mọt là do gạo bị mọt đục, khoét. Gạo chỉ thực sự bị mọt nhiều khi nhiệt độ từ 20 đến 40 độ C, độ ẩm từ 65 đến 90 độ C. Đây là là một điều kiện rất thích hợp, dẫn đến sự sinh sôi và phát triển nhanh của mọt gạo.
Không chỉ vậy, gạo bị mọt cũng bắt nguồn từ môi trường trồng lúa có liên quan đến sự sinh sôi, phát triển của côn trùng. Môi trường trồng lúa gặp nhiều vấn đề vệ sinh, cũng khiến trứng côn trùng tồn tại và phát triển bên trong đó.
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến quá trình thu hoạch của lúa. Khi tiến hành phơi gạo ngoài trời, gạo được ánh nắng trực tiếp chiếu vào, cùng với độ ẩm trong không khí sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Lúc này, gạo sẽ nhanh chóng bị khô, vụn, không thể nấu cơm có hương vị ngon được.
Ngoài ra, nguyên nhân gạo bị mọt cũng bắt nguồn từ chính việc vệ sinh của chúng ta. Thùng chứa gạo sau khi được dùng hết không được vệ sinh hay túi chứa gạo không được khô ráo hoàn toàn, đây là điều kiện lý tưởng cho mối gạo sinh sôi, phát triển.
2. Gạo bị mọt có ăn được không?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Chúng ta vẫn thường lo ngại rằng khi mọt bắt đầu xâm nhập bên thùng gạo sẽ mang theo một lượng lớn vi khuẩn, gây nguy hiểm cho con người như cắn hay gây bệnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên viên dinh dưỡng, hiện tượng gạo bị mọt là bình thường và hầu hết trong các trường hợp, gạo bị mọt vẫn hoàn toàn có thể ăn được. Nhưng các bạn cần chú ý, khi trong thùng gạo có quá nhiều mọt trưởng thành, chúng sẽ sinh ra một chất gọi là benzoquinone. Đây là một chất rất có hại cho sức khỏe con người. Nếu các bạn nhìn thấy gạo bị vón cục hay biến chất thì tuyệt đối không được ăn, mà cần loại bỏ ngay.
Bên cạnh đó, khi gạo có quá nhiều mọt cũng là lúc gạo bị ẩm, rất có khả năng gạo bị mốc hay biến chất. Lúc này, gạo đã chứa chất aflatoxin, rất dễ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
3. Cách xử lý khi gạo bị mọt
Khi gạo bị mọt, các bạn chỉ việc nhặt sạch mọt gạo và các thải trao đổi chất của chúng. Đồng thời, các bạn sẽ vo gạo nhiều lần để làm sạch các chất thải, còn tồn đọng từ con mọt. Đây là một cách làm khá đơn giản, xử lý mau chóng khi sắp nấu ăn, đồng thời sẽ tránh được lãng phí không cần thiết.
4. Cách bảo vệ gạo không bị mọt
Mặc dù, công nghệ xử lý gạo đã vô cùng tiên tiến nhưng chúng ta vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn sự phá hoại của côn trùng, đặc biệt là mọt gạo. Sau đây là những cách dân gian cực kỳ hữu hiệu, giúp các bạn có thể đuổi mọt một cách nhanh chóng và hiệu quả:
4.1. Sử dụng ớt
Ớt là một loại quả đặc biệt, nó không chỉ được làm tăng hương vị của món ăn mà còn được cha ông chúng ta dùng để đuổi mọt có trong gạo. Các bạn chỉ cần cho một vài quả ớt phơi khô, đã tách hạt vào trong thùng chứa gạo. Lúc này, mùi cay nồng tỏa ra từ ớt sẽ khiến mọt khó chịu và bỏ đi.
4.2. Sử dụng tỏi
Tỏi là một thực phẩm thần kỳ. Chúng không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng cho con người để chống bệnh cảm cúm, mà còn dùng để ngăn ngừa mối mọt, không cho sự xâm nhập hay sinh sôi nảy nở của mọt.
Để có thể giúp gạo lưu trữ dài lâu, các bạn sẽ lấy vài tép tỏi đã bóc vỏ cho lên trên gạo. Tùy theo số lượng gạo mà các bạn sẽ cho tỏi nhiều hay ít. Việc sử dụng tỏi sẽ giúp cho chất lượng gạo được vẹn nguyên, đồng thời sẽ đảm bảo sạch sẽ, an toàn đối với sức khỏe con người.
4.3. Rượu trắng
Bên cạnh việc sử dụng ớt và tỏi, các bạn còn có thể dùng rượu để đuổi mọt ra khỏi gạo. Để thực hiện cách làm này, các bạn chỉ việc để một ly rượu vào trong thùng gạo nhưng cần chú ý để miệng ly cao hơn bề mặt gạo. Sau đó, các bạn sẽ cho rượu vào trong ly nhưng không được đậy nắp. Các bạn không cần phải lo lắng vì ảnh hưởng của rượu lên mùi vị của gạo. Bởi vì rượu rất dễ bay hơi, đây cũng là yếu tố chính khiến sâu mọt phải rời đi.
4.4. Muối trắng
Muối trắng là một phương pháp được rất nhiều người dân miền biển áp dụng. Theo đó, các bạn chỉ cần rắc một chút muối vào trong gạo, khi mọt ăn gạo sẽ thấy mặn và tìm cách bỏ đi. Khi thực hiện cách làm này, các bạn cần chú ý không được rắc quá nhiều muối vì sẽ làm gạo bị ẩm, đồng thời sẽ làm mất vị ngọt khi ăn cơm.
4.5. Máy sấy tóc
Đây là một phương pháp mà các bạn chỉ nên áp dụng khi không có thời gian để phơi gạo ra ngoài trời nắng. Cách làm này cực kỳ đơn giản, các bạn sẽ trải đều gạo lên một mặt phẳng, sau đó sẽ dùng nhiệt độ từ máy sấy tóc để làm khô gạo. Với sức nóng từ máy sấy tóc, con mọt sẽ không chịu nổi mà bò ra ngoài bề mặt gạo. Sau đó, các bạn chỉ việc thu gọn các con mọt rồi đem đốt chúng đi.
Như vậy, với những lời chia sẻ của vieclam123.vn, chúng ta đã biết được gạo bị mọt có ăn được không. Mặc dù, gạo bị mọt hoàn toàn ăn được nhưng các bạn không vì thế mà chủ quan, để gạo quá lâu, gây ra nhiều hệ lụy khác nhé!