Khi bị ho, ho kéo dài bên cạnh sử dụng thuốc Tây để điều trị thì thực hiện chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần cải thiện triệu chứng ho. Có nhiều người thường bổ sung chuối trong thực đơn hàng ngày nhưng khi bị ho, họ băn khoăn không liệu chuối có làm ảnh hưởng đến tình trạng ho hay không? Và nên ăn gì để làm giảm ho hiệu quả.
Công dụng của chuối đối với sức khoẻ
Chuối có chứa chất xơ và chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe. Theo thống kê, một quả chuối nặng khoảng 118 gam chứa các chất dinh dưỡng sau: Kali 9%, Vitamin B6 33%, Vitamin C 11%, Magie 8%, Đồng 10%, Mangan 14%, Cacbohydrat 24 gam, chất xơ 3.1 gam, chất đạm 1.3 gam, chất béo 0.4 gam. Chuối đem đến nhiều lợi ích sức khỏe như: Cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, bảo vệ tim mạch. hỗ trợ phát triển cơ bắp, cải thiện chức năng lọc và bài tiết của thận, cân bằng điện giải, duy trì huyết áp.
Chuối chứa nhiều tinh bột nên dễ gây no, khi cơ thể hấp thụ tinh bột này và chuyển hóa thành đường cần có thời gian nên năng lượng không được tích trữ trong cơ thể nhiều. Vì lý do này, chuối đã được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận là thực phẩm giảm béo có lợi cho cơ thể.
Có nên ăn chuối khi bị ho?
Chuối là loại trái cây quen thuộc với người Việt Nam, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người thắc mắc: Bị ho có nên ăn chuối không? Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Một số loại thực phẩm có chứa chất histamine chẳng hạn như chuối có xu hướng làm tăng sản xuất nhiều chất nhờn hơn. Tuy nhiên không phải bất kỳ người nào ăn chuối cũng khiến đờm tiết ra nhiều hơn, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Chuối chứa một lượng chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt hàm lượng kali rất cao và có khoảng 10 loại axit amin thiết yếu trong cơ thể. Khi cơ thể bị ho, hệ miễn dịch giảm, việc ăn chuối sẽ giúp tăng sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi bệnh. Do đó với những người dị ứng với chuối hay cơ thể quá mẫn cảm với thành phần trong chuối thì không nên ăn khi ho.
Những loại trái cây nên ăn khi bị ho
Quất (tắc)
Quất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, hàm lượng vitamin C cao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, quất còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Vì quất có tính chua khá cao nên khi sử dụng quất trị ho bạn có thể chế biến với đường phèn và mật ong như sau: Chưng cách thuỷ quất với đường phèn để phần đường tan hết là có thể sử dụng được, mỗi lần dùng một thìa nhỏ. Cách thứ hai là ngâm quất với mật ong, sau khoảng 2 tuần là có thể sử dụng, mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê.
Nho
Nho là nhóm trái cây với nhiều loại vitamin B1, B2, B6. Khi trị ho, nho bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức khoẻ. Ngoài ra, ăn nho còn giúp an thần, điều hòa máu, tốt cho tim mạch, giảm đau đầu.
Việt quất
Quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên. Ăn việt quất thường xuyên có tác dụng làm đẹp da và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên ăn thực phẩm có chứa chất chống oxy hoá sẽ giảm tỷ lệ bị mắc ho hơn 33% so với người bình thường khi thời tiết thay đổi.
Lựu
Lựu là trái cây được các chuyên gia khuyên dùng để chữa ho. Trong lựu chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp bù nước nhanh chóng, giảm tình trạng mất nước, làm ẩm và dịu cổ họng từ đó cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra, lựu có tính ấm, rất tốt cho bệnh cảm cúm, khi bị ho bạn nên nhai hạt lựu để khi hạt đi vào cổ họng sẽ kéo lượng chất nhầy xuống dạ dày. Ngoài ra, trong hạt chia còn chứa thành phần kháng viêm tự nhiên rất có lợi cho việc trị ho.
Dứa (Thơm)
Dứa là một loại trái cây có khả năng kháng viêm nhờ Enzyme Bromelain. Bổ sung dứa khi bị ho có tác dụng long đờm, giảm hiện tượng ngứa rát cổ họng. Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hàm lượng nước trong dứa giúp cổ họng giữ ẩm, làm giảm triệu chứng ho, ngứa.
Quả la hán
Quả la hán là rất nổi tiếng trong Đông y, có vị ngọt mát, tác dụng chính là long đờm, bổ phổi. Loại quả này thường được chỉ định trong điều viêm họng, viêm amidan, ho có đờm,… Ngoài ra, quả la hán còn giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Các bạn nên lấy quả la hán nấu nước uống với mật ong.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên ăn chuối khi bị ho không. Để phòng ngừa và hỗ trợ trị ho các bạn có thể bổ sung thêm các loại trái cây có lợi ở trên và kết hợp nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, khoa học để đạt hiệu quả điều trị ho nhanh chóng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp