Chiều cao là một trong những yếu tố được nhiều cha mẹ quan tâm nhất ở con mình. Khi con cái bước vào tuổi dậy thì, nhiều cha mẹ nghĩ ra đủ mọi cách để giúp con mình cao lớn.
Tuy nhiên, cha mẹ nên nắm bắt thời gian “vàng” trẻ phát triển nhanh nhất. Nếu được can thiệp kịp thời, trẻ sẽ cao hơn các bạn đồng trang lứa rất nhiều. Có một số cha mẹ bận rộn nên lơ là trong việc để ý sự tăng trưởng của con cái, khi con đã bước qua tuổi dậy thì mới nhận thấy con chưa đủ chiều cao, lúc này có lẽ đã muộn.
Trên thực tế, chiều cao của trẻ không “chững lại” một cách âm thầm. Nếu cha mẹ chú ý tới 2 tín hiệu mà cơ thể trẻ phát ra, can thiệp kịp thời, chiều cao của trẻ vẫn có thể tăng thêm từ 5 đến 8cm.
2 tín hiệu nếu được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ có thể cao thêm vài cm
– Khi bé gái có kinh nguyệt
Nếu các bà mẹ nhận thấy con gái mình sắp có kinh nguyệt, họ càng phải quan tâm nhiều hơn tới chiều cao của con mình. Bởi vì vào thời điểm này, xương của trẻ sẽ phát triển chậm lại. Đặc biệt, sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, một số cô bé có thể cao thêm 3-5cm, nhưng cũng có những cô bé ngừng phát triển chiều cao.
Vì vậy, các bà mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới sự phát triển của con gái mình. Nếu thấy con có kinh nguyệt lần đầu mà chiều cao vẫn chưa đạt chuẩn thì cần phải can thiệp kịp thời.
– Khi bé trai mọc râu
Khi thấy con trai mọc râu ở cằm, cha mẹ đừng vội mừng trước sự trưởng thành này mà hãy quan tâm nhiều hơn tới chiều cao của con.
Vì khi các cậu bé mọc râu, có nghĩa chúng đã bước vào tuổi dậy thì, kèm theo đó là các đặc điểm sinh dục khác xuất hiện. Lúc này, tốc độ xương phát triển chậm lại.
Cha mẹ cần kịp thời nhận thấy tín hiệu này ở con mình, đừng bỏ lỡ thời gian “vàng” trong chặng đường “chạy nước rút” giúp con tăng chiều cao.
Cha mẹ nên làm gì để giúp con cao thêm vài cm?
– Thường xuyên đo tuổi xương và theo dõi chiều cao của trẻ
Khi con còn nhỏ, cách quản lý chiều cao hiệu quả nhất là đưa con đi đo tuổi xương, đo hormone tăng trưởng, nên bắt đầu điều này từ khi con 3 tuổi.
Khi xương ngừng phát triển, chiều cao của trẻ sẽ không tăng thêm nữa. Vì thế, việc cha mẹ thường xuyên theo dõi tuổi xương và sự tiết hormone tăng trưởng của trẻ là vô cùng quan trọng nếu muốn con mình cao lớn hơn.
Khi nhận thấy tuổi xương của trẻ vượt quá tuổi thực, cha mẹ nên bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt. Nếu lượng hormone tăng trưởng của trẻ không đủ, cha mẹ nên cân nhắc có nên bổ sung hormone tăng trưởng cho trẻ hay không.
– Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và chơi thể thao ngoài trời
Nếu muốn con mình nắm bắt cơ hội cuối cùng để chiều cao nhảy vọt lên vài cm, cha mẹ phải đảm bảo 2 thứ là giấc ngủ vào ban đêm và vận động vào ban ngày.
Ánh nắng mặt trời cung cấp vitamin D, giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp canxi của cơ thể, từ đó giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ vận động ngoài trời đầy đủ, quá trình tuần hoàn máu sẽ được đẩy nhanh, quá trình tiết hormone tăng trưởng cũng tăng theo, từ đó giúp trẻ cao lớn.
Ngoài thời gian dành cho các hoạt động thể thao ngoài trời, thời gian ngủ của trẻ cũng rất quan trọng để tăng chiều cao. Vào ban đêm, cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất. Nếu trẻ thường xuyên thức khuya trong thời gian này, nó sẽ cản trở xương phát triển.
– Cho trẻ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn vặt
Khi nhận thấy con mình có dấu hiệu chậm tăng chiều cao, cha mẹ cần ngăn chặn mọi hành vi ảnh hưởng tới việc phát triển xương. Lúc này, trẻ cần tránh đồ ăn vặt, tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cá, hải sản…
Trẻ cần ăn uống đủ chất 3 bữa mỗi ngày để hỗ trợ xương phát triển tối đa.