Thuế bảo vệ môi trường là thuế bắt buộc đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên thiên, hoặc doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật. Vậy kế toán thuế bảo vệ môi trường như thế nào? Đối với kế toán mới làm quen cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo việc hạch toán chính xác bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp.
Hướng dẫn kế toán thuế bảo vệ môi trường.
1. Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu đối với hàng hóa khi sử dụng có tác động xấu đến môi trường. Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế đánh vào các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, như xử lý chất thải, trồng cây xanh, bảo vệ nguồn nước,… Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm có:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, cá nhân thải ra môi trường các chất ô nhiễm môi trường thuộc Danh mục các chất ô nhiễm môi trường.
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường hoặc số lượng chất ô nhiễm môi trường thải ra môi trường. Ngoài ra, mức thuế bảo vệ môi trường được quy định cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ và chất ô nhiễm môi trường. >> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Hướng dẫn kế toán thuế bảo vệ môi trường
Kế toán thuế bảo vệ môi trường được hạch toán theo tài khoản 33381 – Thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể các hạch toán áp dụng đối với từng trường hợp như sau:
2.1. Hạch toán thuế bảo vệ môi trường khi bán hàng hóa, dịch vụ
Khi Doanh nghiệp tiến hành bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng (GTGT). Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và không có thuế GTGT, kế toán hạch toán như sau:
- Nợ TK 111, 112, 131: Trị giá tiền nhận được (tổng giá thanh toán)
- Có TK 511: Doanh thu hàng bán không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và thuế GTGT
- Có TK 33311: Tiền thuế GTGT phải nộp
- Có TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường phải nộp.
Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh không xác định được ngay số thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ khi xác định số thuế phải nộp thì phải ghi giảm doanh thu, kế toán hạch toán như sau:
- Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 333: Tiền thuế và các khoản phải nộp (chi tiết từng loại thuế).
2.2. Hạch toán thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế bảo vệ môi trường phải nộp. Kế toán xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của hàng nhập khẩu, hạch toán như sau:
- Nợ các TK 152, 156, 211, 611, …: Tiền thuế bảo vệ môi trường phải nộp
- Có TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường phải nộp.
Khi xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, kế toán hạch toán như sau:
- Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (theo Thông tư 200)
- Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo Thông tư 200)
- Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng (theo Thông tư 133)
- Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo Thông tư 133)
- Có TK 152, 154, 155: Trị giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
- Có TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường.
2.3. Hạch toán thuế bảo vệ môi trường khi nhận nhập khẩu ủy thác
Doanh nghiệp là bên nhận nhập khẩu ủy thác. Khi phải nộp thuế bảo vệ môi trường hộ bên giao nhập khẩu ủy thác, kế toán xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, hạch toán:
- Nợ TK 138: : Tiền thuế bảo vệ môi trường nộp hộ bên giao ủy thác
- Có TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường nộp hộ bên giao ủy thác.
Trường hợp doanh nghiệp nộp hộ tiền thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách Nhà nước, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường nộp hộ bên giao ủy thác.
- Có các TK 111, 112, …: Tiền thuế bảo vệ môi trường nộp hộ bên giao ủy thác.
2.4. Hạch toán khi được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp ở khâu nhập khẩu
Khi được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp ở khâu nhập khẩu, kế toán hạch toán cụ thể như sau: (1) Được hoàn thuế bảo vệ môi trường khi tái xuất hàng hóa, hạch toán như sau:
- Nợ TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường
- Có TK 632: Giá vốn hàng bán (trường hợp xuất hàng để bán)
- Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (trường hợp xuất hàng trả lại).
- Nợ TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường
- Có TK 2111: Trị giá tài sản cố định hữu hình khi xuất trả lại (Theo Thông tư 133)
- Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình khi xuất trả lại (Theo Thông tư 200)
- Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình khi bán.
- Nợ TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường được hoàn
- Có TK 1388: Tiền thuế bảo vệ môi trường được hoàn.
Hạch toán khi được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp ở khâu nhập khẩu.
2.5. Hạch toán thuế bảo vệ môi trường khi được giảm, được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp.
Khi bán hàng hóa, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế bảo vệ môi trường. Sau đó doanh nghiệp được giảm, được hoàn lại thuế thì kế toán hạch toán:
- Nợ TK 33381: Tiền thuế bảo vệ môi trường được giảm, được hoàn
- Có TK 711: Tiền thuế bảo vệ môi trường được giảm, được hoàn.
Lưu ý: Căn cứ vào thông báo của cơ quan có thẩm quyền xác định số thuế ở khâu bán được giảm, được hoàn. >> Tham khảo: Cách lập và nộp báo cáo thuế GTGT chi tiết cho kế toán.
3. Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường
Kế toán chuẩn bị hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
- Tờ khai thuế bảo vệ môi trường theo mẫu.
- Bảng kê khai lượng hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường hoặc bảng kê khai lượng chất ô nhiễm môi trường thải ra môi trường.
- Các chứng từ có liên quan đến việc mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường hoặc các chứng từ có liên quan đến việc thải ra môi trường các chất ô nhiễm môi trường.
Doanh nghiệp sau khi hạch toán và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cần thực hiện nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn theo quy định. Thời hạn nộp thuế bảo vệ môi trường là ngày cuối cùng của tháng kế tiếp tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Trên đây là hướng dẫn về kế toán thuế bảo vệ môi trường, kế toán mới có thể tham khảo để hạch toán chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thuế bảo vệ môi trường. Việc hạch toán và nộp thuế bảo vệ môi trường đúng hạn là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.