Đất nước rộng lớn Trung Quốc chưa bao giờ ngưng hấp dẫn với cộng đồng khách du lịch quốc tế bởi vô vàn danh lam thắng cảnh và nền văn hóa lâu đời vô cùng đặc sắc. Dù vậy, nhiều người vẫn còn e ngại chưa dám đặt chân tới đây vì một lý do phổ biến: rào cản ngôn ngữ.
Không phải ai cũng biết và có thể giao tiếp tiếng Trung, trong khi đó rất ít người Trung Quốc nói được tiếng Anh (đa phần là người trẻ hoặc chủ/ lễ tân khách sạn ở các thành phố lớn). Nếu muốn đi du lịch Trung Quốc, số đông sẽ lựa chọn đi theo tour để đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất.
Nhưng với những bí kíp Visana về kinh nghiệm du lịch Trung Quốc sắp chia sẻ sau đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm du hí tới “đất nước tỉ dân” dù là đi du lịch theo tour hay tự túc nhé!
1. Đổi tiền, mua bán khi đi du lịch Trung Quốc
Điều đầu tiên cần nhớ khi đi du lịch nước ngoài là đổi tiền. Bạn hãy đổi tiền sang nhân dân tệ trước khi sang Trung Quốc và hạn chế nên cầm theo các ngoại tệ khác vì nhiều điểm mua sắm vẫn khá truyền thống, không chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền khác. Hơn nữa, việc đổi ngoại tệ cũng khá phiền phức khi thực hiện ở Trung Quốc.
Một lưu ý nhỏ khi đổi tiền đó là bạn nên cầm cả tiền mệnh giá lớn và mệnh giá nhỏ hoặc tiền xu khi du lịch Trung Quốc. Những tờ tiền mệnh giá nhỏ sử dụng để thanh toán những món đồ ít tiền hoặc đi taxi, tránh việc người nhận không đủ tiền trả lại hoặc trả lại bằng tiền giả. Khi nhận được tiền thừa có mệnh giá lớn, bạn cũng nên so sánh với tờ tiền mình đang có, tránh bị lừa nhé.
Một điều thú vị là ngoài các khu chợ hay cửa hàng bình dân, thì bạn có thể mặc cả khi mua đồ ngay cả trong các khu mua sắm tầm trung. Vì thế hãy tham khảo kĩ lưỡng ở nhiều cửa hàng khác nhau và tùy từng mặt hàng, bạn có thể trả giá xuống từ 30% đến 50% so với giá gốc.
Tuy nhiên, hãy nhớ chỉ trả giá khi bạn đã nhắm món đồ đó hoặc thực sự muốn mua nhé nếu không muốn rơi vào những tình huống khó xử, rắc rối. Người bán hàng ở nhiều khu vực nổi tiếng là nóng tính, họ sẽ có nhiều lời nói, hành động không mấy thiện cảm khi khách hàng trả giá một hồi nhưng cuối cùng không mua hàng nữa.
Ngoài ra, bạn có thể mang theo một chiếc máy tính bỏ túi để dễ dàng tính toán, quy đổi tiền tệ. Trong trường hợp muốn nói giá nhưng không biết thể hiện như thế nào, bạn cũng có thể nhấn số và đưa cho người bán hàng xem.
2. Liên lạc khi du lịch Trung Quốc
Các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Twitter, Viber, Google, v.v. đều bị chặn ở Trung Quốc. Vì thế khi đi du lịch Trung Quốc, bạn không thể cập nhật những bức hình sống ảo, tìm kiếm thông tin hay liên lạc về Việt Nam theo cách chính thống.
Người Trung Quốc thay vào đó rất ưa chuộng Wechat. Ngoài việc sử dụng nó như một mạng xã hội, họ còn có thể đặt vé tàu, mua vé xem phim, thanh toán hóa đơn siêu thị, v.v. chỉ bằng thao tác quét mã QR. Tuy nhiên ứng dụng không cho phép liên kết với thẻ quốc tế nên bạn có thể bỏ qua lựa chọn này.
Để truy cập được những website/ ứng dụng bị chặn, hãy nhớ cài VNP trước khi đặt chân tới lãnh thổ nước bạn. Các phần mềm VPN phổ biến như VPN One Click, Master Unlimited, v.v. đều có thể cài đặt và sử dụng miễn phí. Cài đặt xong, bạn chỉ cần bật VPN trước khi vào các mạng xã hội là sẽ tha hồ sống hòa mình với thế giới.
Các điểm du lịch công cộng ở Trung Quốc hầu như đều có wifi, nhưng chất lượng chắc chắn sẽ không ổn định vì rất nhiều người cùng truy cập một lúc. Nếu nhu cầu dùng mạng cao, bạn có thể mua một chiếc sim 3G/4G để vừa nghe gọi, nhắn tin, vừa sử dụng Internet.
►Thay vì mua sim vật lý bạn có thể tham khảo các gói eSIM du lịch Trung Quốc tại GIGAGO, vừa đảm bảo giữ kết nối mọi lúc mọi nơi vừa tiện lợi khi sử dụng. Du khách chỉ cần cài đặt và kích hoạt ngay trên điện thoại mà không cần tháo lắp SIM, không thủ tục lằng nhằng, không phí chuyển vùng đắt đỏ.
3. Di chuyển khi du lịch Trung Quốc
Trên taxi chính hãng, nhất là ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, v.v. luôn có sẵn số điện thoại của tổng đài hỗ trợ khách du lịch.
Nếu không thể truyền đạt cho tài xế địa điểm, đường đi bạn muốn, hãy gọi lên tổng đài này và nói địa chỉ bằng tiếng Anh, tổng đài viên sẽ dịch lại cho tài xế bằng tiếng Trung.
Đừng quên bỏ túi một tấm bản đồ của thành phố bạn đến du lịch hoặc cài đặt các ứng dụng bản đồ trên điện thoại như maps.me, Google maps, Galileo Offline Maps để theo dõi đường đi và tìm kiếm địa chỉ dễ dàng nhất.
Bên cạnh đó, bạn hãy giữ thói quen chụp ảnh mọi nơi từ biển trạm xe buýt, trạm tàu, biển hiệu cửa hàng, biển chỉ dẫn trên đường bởi sẽ rất có ích đó. Nếu bạn phát âm sai hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể không rõ ràng, người bản địa có thể hiểu nhầm và chỉ tới sai địa điểm.
Nên nhớ rằng Trung Quốc rất rộng và ngôn ngữ ở từng vùng miền có ngữ điệu, phát âm rất khác nhau, vì thế lựa chọn an toàn nhất khi không biết rõ ngôn ngữ địa phương là đưa cho họ xem ảnh nơi bạn muốn đến.
Luôn luôn cầm theo namecard hoặc tờ rơi của khách sạn bạn ở nhé. Trong trường hợp xấu nhất bị đi lạc đường hay không tìm được đường, hãy lấy khách sạn là điểm xuất phát để trở về.
Tốt nhất bạn nên gọi taxi, đưa địa chỉ của khách sạn cho tài xế và yêu cầu họ đi về đúng địa chỉ. Đừng cố hỏi người dân hay tự tìm đường nữa vì bạn có thể càng đi lạc xa hơn đấy.
Khi lên lịch trình du lịch Trung Quốc, hãy liệt kê danh sách các địa điểm bạn muốn ghé thăm và lưu lại hình ảnh có ghi tên tiếng Trung của địa danh đó hoặc nhờ nhân viên khách sạn viết cho bạn, như vậy bạn sẽ dễ dàng tìm đường và hỏi thăm hơn.
4. Ăn uống khi du lịch Trung Quốc
Một vấn đề mà bạn cũng sẽ gặp rất thường xuyên khi du lịch Trung Quốc là nhà hàng, quán ăn không có menu tiếng Anh. Một số quán may mắn sẽ có kèm hình ảnh minh họa món ăn bên cạnh, bạn sẽ phần nào đoán được đó là món gì.
Nhưng nếu được đưa cho tờ menu toàn bằng tiếng Trung thì cũng đừng lo lắng quá. Google Translate hay nhiều ứng dụng từ điển tiếng Trung khác có thể nhận dạng trên hình ảnh. Bạn chỉ cần chụp hình cụm từ đó hoặc viết lại chữ đó bằng tay trên màn hình cảm ứng là ứng dụng sẽ dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho bạn.
Đặc trưng của các món ăn Trung Quốc là cho nhiều dầu mỡ và hầu như các món đều có vị vay, thậm chí là rất cay. Nếu bạn bị dị ứng hay muốn họ điều chỉnh khẩu vị cho phù hợp, hãy học một số từ về ẩm thực cơ bản như “không cay”, “ít cay”, “ít dầu“, v.v. để có thể giao tiếp khi đi ăn uống.
Thoạt nghe qua nhiều người sẽ nghĩ đi du lịch Trung Quốc mà không biết tiếng Trung thực sự là khó khăn. Nhưng thực tế mọi rào cản về ngôn ngữ đều có thể hóa giải khi bạn biết tận dụng công nghệ và nhanh trí một chút phải không nào.
Hy vọng những mẹo nhỏ Visana vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp hành trình khám phá “giấc mơ Trung Hoa” của bạn suôn sẻ hơn. Để được tư vấn chi tiết về việc dịch vụ làm visa Trung Quốc, bạn vui lòng liên hệ Visana qua 1900.0284 nhé!