Tần suất thực hiện cách trị nám da mặt bằng lá trầu không
Trong 2 tuần đầu, bạn chỉ nên lấy 1 ít hỗn hợp lá trầu không đắp lên mặt từ 5-8 phút. Sau đó, rửa mặt sạch. Duy trì đắp 2-3 lần/ tuần trong vòng 2 tuần đầu. Bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi, bạn nên giảm tần suất còn 1 lần/ tuần, không nên đắp nhiều hơn mức này vì có thể sẽ khiến da mặt bị bỏng. Sau khi đắp mặt nạ bằng lá trầu không, bạn nên dưỡng ẩm cho da mặt để chăm sóc da tốt hơn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Phân biệt và điều trị nám da mặt, đốm nâu
Lưu ý khi chữa nám da bằng lá trầu không
Mặc dù trị nám bằng lá trầu không tương đối lành tính, ít gây kích ứng da, nhưng không có nghĩa là phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng phụ. Dưới đây là 1 số điều bạn cần lưu ý khi trị nám bằng lá trầu không để đạt hiệu quả và giảm thiểu khả năng gây ra phản ứng phụ:
- Thoa kem chống nắng khi đi ra đường: Bất kỳ phương pháp làm sáng vùng da tối màu do nám cũng ít nhiều khiến làn da mỏng và bào mòn đi 1 phần. Vì thế bạn tuyệt đối không nên quên thoa kem chống nắng, giữ gìn da mặt thật kỹ để làn da không bị nám nghiêm trọng thêm do tia cực tím. Nếu bạn bỏ qua bước này, thì hiệu quả của cách trị nám da mặt bằng lá trầu không sẽ mất đi hoàn toàn tác dụng của nó. Nếu có thể, bạn nên hạn chế ra đường từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều vì cường độ nắng sẽ mạnh nhất trong thời điểm này.
- Không để lá trầu không tiếp xúc với vết thương hở: Tránh đắp lá trầu không lên các loại mụn viêm, mụn nang, vết trầy xước trên da. Điều này sẽ gây tổn thương da và khiến tình trạng nhiễm trùng da nặng hơn.
- Không nên đắp lá trầu không trong thời gian dài vì có thể khiến bạn bị bỏng da, vết nám sậm màu hơn, da thô ráp và không còn hiệu quả trị nám.
Trên đây là 4 cách trị nám da mặt bằng lá trầu không mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề về nám chân sâu, nám trị lâu năm chưa khỏi thì bạn cần gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cách điều trị phù hợp.