Thực tế cho thấy có một tỉ lệ không nhỏ trong xã hội ngày nay đang mắc các tật về mắt liên quan đến khúc xạ, cụ thể là cận thị, viễn thị và loạn thị. Loạn thị là tình trạng mắt có hình dạng bất thường mà không phải là dạng hình cầu. Hầu như tất cả chúng ta đều loạn thị ở một mức độ nào đó.
Một nhãn cầu bình thường có hình dạng như một trái bóng tròn trịa. Ánh sáng đi đến nhãn cầu và chiếu ra nhiều hướng đều nhau giúp mắt nhìn rõ mọi vật xung quanh. Còn với loạn thị thì giác mạc hơi cong chứ không tròn hoàn toàn. Chính vì thế mà ánh sáng sẽ hội tụ vào nhiều điểm trên giác mạc, thay vì một điểm như bình thường và khiến cho hình ảnh bị mờ nhòe.
Trong các tật khúc xạ thì loạn thị rất hay gặp ở trẻ. Hơn ai hết, các bậc phụ huynh luôn băn khoăn loạn thị bẩm sinh có chữa được không. Do đó, để phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời cho con trẻ, các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về loạn thị.
Hỉnh ảnh so sánh giữa mắt bị loạn thị và mắt thường
Nguyên nhân gây loạn thị bẩm sinh
Để tìm lời giải cho câu hỏi loạn thị bẩm sinh có chữa được không, trước hết các bậc phụ huynh cần nắm rõ khái niệm loạn thị bẩm sinh là gì để có cái nhìn đúng nhất về tình trạng bệnh này.
Các chuyên gia Nhãn khoa chia sẻ rằng loạn thị là tình trạng phổ biến, thường là do bẩm sinh và hầu hết mọi người sinh ra đều bị loạn thị. Những người bị loạn thị bẩm sinh là do thương tổn bẩm sinh từ cấu trúc và hình dạng của nhãn cầu.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Tuy nhiên, con bạn cũng có thể mắc tật loạn thị sau khi bị chấn thương mắt, mắc các bệnh về mắt hay sau khi phẫu thuật. Có giả thuyết cho rằng bé sẽ bị loạn thị khi đọc sách dưới điều kiện ánh sáng yếu hay ngồi xem tivi quá gần, nhưng thực tế không phải như vậy.
Ở những người bình thường, nếu giác mạc và củng mạc có độ cong bình thường thì ánh sáng từ mọi vật sẽ đi qua hệ thấu kính này của mắt và cuối cùng hội tụ lại một điểm. Từ đó, mắt có thể nhìn thấy sự vật bằng những hình ảnh rõ ràng nhất. Ở những người bị loạn thị bẩm sinh hay loạn thị nói chung sẽ có độ cong của giác mạc hay củng mạc không đồng đều và uốn cong nhẹ. Các tia sáng khúc xạ không đúng sẽ dẫn đến tình trạng lỗi khúc xạ, làm cho người bệnh không nhìn được mọi vật rõ ràng. Vậy loạn thị bẩm sinh có chữa được không và triệu chứng của bệnh là gì?
Loạn thị bẩm sinh làm cho người bệnh không nhìn được mọi vật rõ ràng
Triệu chứng của loạn thị bẩm sinh
Khi trẻ bị loạn thị sẽ có một số triệu chứng thường gặp, cụ thể là:
– Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó
– Mỏi mắt
– Nhức đầu
Thông thường, khi học tập hay làm việc quá sức, trẻ sẽ bị hoa mắt hoặc cảm thấy mỏi mắt. Nếu phát hiện trẻ nhìn không thấy rõ, các bậc phụ huynh nên sắp lịch kiểm tra mắt cho bé ngay để bác sĩ tìm ra nguyên nhân vấn đề để có phương án điều trị kịp thời.
Ngay từ nhỏ, người bị loạn thị bẩm sinh có thể khắc phục bằng cách đeo kính
Cách chẩn đoán loạn thị bẩm sinh
Để biết loạn thị bẩm sinh có chữa được không thì cha mẹ cần chú ý nếu thấy thị lực của con thay đổi thì cần đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt ngay để bác sĩ thăm khám và có thể phát hiện ra một số vấn đề khác như cận thị hoặc viễn thị bởi những triệu chứng của loạn thị xuất hiện rất chậm.
Bài kiểm tra tật khúc xạ loạn thị sẽ bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Kiểm tra thị lực. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nhìn thấy các con chữ với khoảng cách 6 mét. Nếu thị lực đạt 20/20 tức là bé có thể nhìn thấy những vật cách xa 6 mét như mắt thường. Nếu thị lực của con là 20/80 thì bé có thể nhìn thấy rõ vật cách 6 mét khi người bình thường đứng cách xa 24 mét.
– Bước 2: Đo khúc xạ. Để thực hiện bước này, bác sĩ sẽ điều chỉnh kính lớn đeo trước mặt (phoropter). Bé sẽ nhìn qua kính và nói với bác sĩ mắt kính nào giúp nhìn rõ nhất. Đây là cách bác sĩ tìm ra kính có độ phù hợp cho mắt con, có thể là kính mắt thường hay kính áp tròng. Đôi khi phương pháp soi đáy mắt cũng được áp dụng để kiểm tra thị lực của mắt.
– Bước 3: Kiểm tra với máy Keratometry để đo độ cong ở trung tâm giác mạc, xác định độ cong lớn và nhỏ nhất. Phương pháp này giúp bác sĩ biết được hình dạng giác mạc và mức độ tập trung của chính cũng như xác định độ của kính sát tròng và kiểm tra giác mạc sau khi phẫu thuật.
– Bước 4: Kiểm tra hình dạng giác mạc để bác sĩ nắm bắt được rõ nhất hình dạng giác mạc của mắt bé. Từ đó để đưa ra phương án phẫu thuật đối với mắt loạn thị hay đục thủy tinh thể. Ngoài ra, kết quả này còn dùng để chọn kính hoặc chẩn đoán chứng loạn dưỡng giác mạc, một bệnh lý dễ gây loạn thị.
Bệnh loạn thị bẩm sinh có thể khắc phục bằng phương pháp phẫu thuật hay còn gọi là mổ mắt
Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?
Nếu vẫn còn thắc mắc loạn thị bẩm sinh có chữa được không thì câu trả lời là có. Hầu hết, các trường hợp mắc tật loạn thị đều có thể điều trị bằng cách đeo kính hoặc kính sát tròng.
Với những trẻ bị loạn thị bẩm sinh thì việc đeo kính có thể bù đắp những hình dạng không đồng đều của đôi mắt. Kính sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc khắc phục tầm nhìn cũng như khả năng nhìn của người bị loạn thị bởi hình ảnh truyền về mắt sẽ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu trường hợp của bé thuộc loại nhẹ và không có vấn đề mắt nào khác, bác sĩ sẽ chỉ đưa ra kết quả bé bị loạn thị bao nhiêu độ và không cần dùng đến kính.
Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho trẻ tập kết các bài tập về mắt thường xuyên sẽ giúp độ loạn giảm và không tăng. Thậm chí với những người bị loạn thị nhẹ còn có thể duy trì độ loạn ở mức thấp hoặc giảm và trở về bình thường. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và giảm, tránh những thói quen xấu gây hại cho mắt trẻ.
Khi lớn lên, loạn thị bẩm sinh có chữa được không là điều có thể. Bởi khi đã đủ tuổi là 18 tuổi trở lên và đáp ứng một số điều kiện khác, tình trạng loạn thị hoàn toàn có thể khắc phục, chữa khỏi bằng một số phương pháp khác đó là phẫu thuật mắt. Đối với trẻ nhỏ, phương pháp phẫu thuật không được áp dụng nhiều bởi tồn tại nhiều rủi ro. Còn khi đã lớn, người bị loạn thị bẩm sinh thường được áp dụng các phương pháp phẫu thuật như PRK, Lasek, Lasik…
Theo các chuyên gia Nhãn khoa, điều trị loạn thị bẩm sinh bằng phẫu thuật có khả năng hồi phục rất cao và không tái loạn thị thể nhưng một số trường hợp bị loạn quá nặng hoặc do một số vấn đề nào đó vẫn có thể tái loạn thị và vẫn phải áp dụng phương pháp đeo kính để khắc phục.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề loạn thị bẩm sinh có chữa được không. Có thể nói. khi lớn lên những người bị loạn thị bẩm sinh hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên cần được thăm khám và lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật loạn thị bẩm sinh. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay theo hotline 19001806 để được hỗ trợ.