Bồi bổ trước khi lên bàn mổ
Nhiều bệnh nhân và người nhà quan niệm sau khi phẫu thuật phải bồi bổ thật nhiều để lấy lại sức khỏe. Nhưng thực tế, các bác sĩ khuyên rằng, cần phải tầm bổ trước khi lên bàn mổ để có một thể lực tốt nhất vượt qua thời gian căng thẳng trong phòng dao kéo.
Quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân hậu phẫu phụ thuộc cả vào trước, trong và sau khi phẫu thuật. Lợi ích của việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất này sẽ giúp làm giảm nhiễm trùng, gia tăng khả năng lành vết thương, hạn chế sụt cân và cải thiện chức năng ruột.
Thực tế có những bệnh nhân đã hoàn thành tốt ca phẫu thuật nhưng lại gặp biến chứng, suy nhược hoặc mất mạng do chế độ ăn uống sau đó không đảm bảo dinh dưỡng hoặc không khoa học.
Người nhà nên xây dựng thực đơn phù hợp theo ý kiến bác sĩ. Trường hợp bệnh nặng, mắc các bệnh lý gây khó khăn trong ăn uống thì việc hỗ trợ dinh dưỡng cần được tiến hành sớm như nuôi ăn bằng ống thông, hoặc nuôi ăn tĩnh mạch.
4 nguyên tắc ăn sau phẫu thuật
1. Thực phẩm nguyên chất
Dạng thực phẩm này là điều quan trọng nhất trong vấn đề dinh dưỡng hậu phẫu vì nó dồi dào vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ. Dinh dưỡng cho người bệnh càng hạn chế nhiều sự chế biến càng tốt (Ví dụ nên ăn cam tươi thay vì uống nước ép cam, khoai tây hấp thay vì rán). Các loại ngũ cốc tốt là bánh mì màu sẫm, gạo lức, cháo yến mạch,
Lý do là so với thực phẩm nguyên chất, thực phẩm qua chế biến có nhiều chất béo, đường, muối và hóa chất phụ gia nhưng lại ít chất xơ và vitamin.
2. Tăng cường calo
Bạn nên chọn loại thực phẩm giàu calorie và có bổ sung protein, những dưỡng chất này sẽ giúp cung cấp năng lượng và tái tạo mô. Nguồn thực phẩm giàu protein là thịt, cá, phô mai, sữa, sữa chua, trứng, các loại họ đậu và thức uống bổ sung dưỡng chất. Một khẩu phần thịt phù hợp cho bệnh nhân hậu phẫu gồm 150g thịt nạc, 2 quả trứng, 1,5 chén đậu, 1-2 miếng đậu phụ hoặc 2 muỗng bơ đậu phộng.
Hãy “nạp” từ từ nếu bạn ăn chưa thấy ngon miệng, nhưng luôn nhớ là lượng protein tăng thêm mỗi ngày khi cảm giác ngon miệng trở lại (ví dụ tăng thêm protein bằng cách bổ sung thịt băm, trứng gà vào cháo).
3. Bổ sung nước
Sau phẫu thuật, bạn bị mất khá nhiều nước do đó phải tăng cường uống nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành, súp, món ăn có nước, nước thịt, nước xốt… Nếu bạn không phải hạn chế lượng chất lỏng theo lời khuyên của bác sĩ thì hãy uống 2-3 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, lưu ý rằng thức uống chứa caffeine như trà, cà phê là loại thức uống lợi tiểu, tức là lấy hết nước khỏi cơ thể của bạn, do đó sau phẫu thuật không được dùng.
4. Ăn nhiều chất xơ
Sau phẫu thuật, bạn dễ bị táo bón và cách khắc phục tốt nhất đó là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Trái cây tươi và rau xanh (bơ, chuối, khoai tây) chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp bạn nhanh hồi phục sau phẫu thuật. Một rắc rối nhỏ khi ăn nhiều trái cây và rau, đó là bạn có thể đầy hơi. Nếu vấn đề này nghiêm trọng và bạn thấy dạ dày bị áp lực, có thể ăn ít lại hoặc dùng thuốc tiêu hóa.
Danh mục thực phẩm giàu chất xơ mà bạn cần quan tâm gồm:
+ Sử dụng protein không mỡ
Thịt gia cầm, thịt heo nạc, hải sản là những nguồn protein không mỡ. Thịt đỏ (thịt bò, cừu) cũng thuộc nhóm protein không mỡ nhưng không nên dùng vì lượng chất béo bão hòa cao, nó cũng có thể gây táo bón.
+ Các loại đậu, nhất là đậu tương và các sản phẩm của nó như nước đậu, tàu hủ là nguồn cung cấp loại protein này.
+ Nếu bạn không muốn ăn, có thể dùng protein dạng bột để khuấy nước uống.
+ Mặc dù có thể gây táo bón nhưng các sản phẩm từ sữa là nguồn protein cần thiết để vết thương mau lành. Do vậy, vẫn có cách để bạn có thể dùng sản phẩm từ sữa mà không bị táo bón đó là dùng sữa ít béo, pho mát và yogurt đã được tách kem. Tuy nhiên vẫn chỉ nên dùng ở mức điều độ.