“Sau mổ ruột thừa không nên ăn gì” là quan tâm hàng đầu của người bệnh. Ruột thừa không đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá, vì thế bệnh nhân không cần phải kiêng khem quá nhiều khi ăn uống. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm nhất định để hạn chế tình trạng đau bụng và dễ tiêu hóa hơn. Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về chê độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe người bệnh.
Không ăn thức ăn dạng rắn
Sau mổ ruột thừa, người bệnh chỉ nên ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo, tránh tiêu thụ những loại đồ ăn dạng rắn
Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh sẽ phải mất một thời gian để có thể tiêu hóa thức ăn bình thường thường. Theo lời khuyên của các bác sĩ, người bệnh chỉ nên ăn đồ ăn dạng lỏng, tránh tiêu thụ những loại đồ ăn dạng rắn. Điều này có nghĩa là bệnh nhân không nên ăn các loại trái cây và rau quả, thịt, gia cầm, cá, trứng, đậu, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt cây và bất cứ thực phẩm nào đòi hỏi phải nhai. Bác sĩ sẽ cho biết lúc nào người bệnh có thể ăn uống bình thường trở lại sau mổ ruột thừa.
Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo
Bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa không nên ăn nhiều đồ ăn chiên rán
Ngay cả khi đã có thể ăn uống bình thường trở lại, người bệnh vẫn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo. Vì những loại thực phẩm này thường rất khó tiêu hóa, nếu người bệnh ăn đồ ăn giàu chất béo khi hệ tiêu hóa đang cố gắng để phục hồi sau phẫu thuật, họ có thể sẽ bị tiêu chảy. Do đó bệnh nhân sau mổ ruột thừa kiêng ăn gì? Không ăn nhiều đồ ăn chiên rán, kem, pho mát, sữa nguyên kem, sô cô la, bánh, cookies…
Đừng ăn quá nhiều đường
Sau mổ ruột thừa, người bệnh cũng nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, mứt, kem…
Sau mổ ruột thừa, người bệnh cũng nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, mứt, kem… Tiêu thụ quá nhiêu đường có thể dẫn tới tình trạng phân di chuyển quá nhanh qua ruột già và gây tiêu chảy.
Trong quá trình hồi phục, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng sẽ góp phần thúc đẩy điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh có thể lựa chọn trứng để bổ sung protein và kẽm, ớt chuông để cung cấp vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra cũng nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại chất xơ để tăng cường lượng chất xơ cho cơ thể, tránh tình trạng táo bón.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp