Nâng mũi ăn được rau nhút không?
Theo đội ngũ bác sĩ chuyên môn của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc: Sau khi nâng mũi mọi người tuyệt đối không được ăn rau nhút bởi loại rau này có thể hình thành sẹo lồi ở vết thương hở.
Ngoài ra, rau nhút có tính hàn nên những người có cơ địa yếu khi sử dụng dễ bị đau bụng hay mắc các bệnh về đường ruột. Hơn nữa, loại rau này được trồng ở dưới nước là môi trường dễ bị giun sán phát triển sinh sống, chính vì vậy mọi người cần thận trọng khi sử dụng.
Sau khi nâng mũi bao lâu được ăn rau nhút?
Tuần đầu tiên sau khi nâng mũi là giai đoạn nhạy cảm nhất do chất liệu độn mới được đưa vào chưa kịp thích nghi với cơ thể và dáng mũi chưa ổn định. Sau 2 – 3 tuần, cảm giác khó chịu và đơ cứng sẽ giảm bớt đáng kể, ngoài ra da non tại vết khâu dần hình thành.
Như vậy, mọi người nên đợi sau khi nâng mũi khoảng 10 – 14 ngày mới có thể ăn rau rút. Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm, tốc độ lành thương chậm cần chờ mũi hồi phục hoàn toàn mới trở lại chế độ ăn uống bình thường.
Những thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi
Bên cạnh rau nhút, mọi người hãy tạm thời loại bỏ những thực phẩm trong danh sách dưới đây khỏi khẩu phần ăn hàng ngày:
- Đồ có vị tanh: Hải sản, thịt ếch, trứng,… chứa chất tanh kích ứng da làm vết thương ngứa rát, trường hợp nặng còn xuất hiện mề đay, mẩn đỏ
- Thịt bò: Tương tự như rau muống, thịt bò cũng kích thích tạo sẹo lồi, ngoài ra còn làm sưng và thâm da quanh vết mổ
- Rau muống: Thực phẩm hàng đầu gây ra tình trạng sẹo lồi ở các vết thương hở, đồng thời làm vùng da non mới lên ngứa rát hơn bình thường
- Thịt gia cầm: Gà, vịt, ngan,… tuy giàu protein nhưng kích thích mũi ngứa ngáy, khi gãi gây cản trở tiến độ lành thương
- Thực phẩm cay nóng: Các gia vị cay, hoa quả có tính nóng như mít, vải, sầu riêng,… gây tích tụ nhiệt độc khiến vết thương đau nhức, lâu lành
- Đồ nếp: Xôi nếp, bánh chưng, cháo gạo nếp,… thường có tính nóng, làm vết thương tụ dịch và mưng mủ, dễ gây ra nhiễm trùng
- Chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… làm cơ thể mất nước và có nguy cơ giảm tác dụng của thuốc khi tương tác với một số loại thuốc
- Đồ nhiều dầu mỡ: Các món ăn chiên rán có hàm lượng cholesterol cao, làm chậm tiến độ phục hồi và gây tích mỡ nhanh chóng dẫn đến béo phì
Cách chăm sóc mũi sau phẫu thuật
Để hạn chế tối đa các biến chứng hậu phẫu có thể xảy ra trong giai đoạn phục hồi, mọi người cần chú ý cách chăm sóc mũi tại nhà như sau:
- Luôn đeo nẹp cố định dáng mũi theo hướng dẫn của bác sĩ
- Sử dụng bông mềm và nước muối sinh lý vệ sinh vùng mũi thường xuyên
- Uống thuốc giảm đau và các loại kháng sinh theo đúng chỉ định
- Chườm mát trong vòng 24 – 72 giờ sau phẫu thuật giúp giảm sưng đau
- Chườm ấm từ ngày thứ 4 trở đi giúp làm tan máu bầm, giảm thâm tím
- Không để cho nước, mồ hôi, xà phòng hay hóa chất dính vào vết thương
- Tránh gãi, tác động mạnh đến vùng mũi mới phẫu thuật
- Hạn chế đeo kính to, nặng gây áp lực lên sống mũi
- Che chắn cẩn thận khi ra ngoài tránh mũi tiếp xúc với tia UV, bụi bẩn
- Không xông hơi, hoạt động thể chất mạnh đặc biệt là bơi lội
- Chế biến món ăn mềm, tránh đồ có kết cấu cứng, dai hoặc có hơi bốc lên
- Bổ sung đủ nước và thực phẩm cung cấp giàu dinh dưỡng như thịt lợn nạc, sữa tươi, sữa chua, các quả họ dưa, cà chua, cà rốt, các loại đậu,…
- Tái khám theo lịch hẹn hoặc xuất hiện biến chứng bất thường
Bài viết đã giúp mọi người giải đáp câu hỏi nâng mũi ăn được rau nhút không, cùng với đó là những thực phẩm khác cần kiêng sau phẫu thuật tạo hình mũi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì chưa rõ, hãy liên hệ ngay Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc theo hotline 1900.1920 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.
**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người