Nước tương là một trong những thức chấm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Chính vì vậy, nhiều chị em thường băn khoăn sau khi phẫu thuật nâng mũi ăn nước tương được không? Để có thể giải đáp được câu hỏi này cũng như cần lưu ý những gia vị gì sau khi nâng mũi, mời bạn đọc tìm hiểu thêm qua bài viết.
Nâng mũi ăn nước tương được không?
Sau nâng mũi bạn không nên ăn nước tương sau khi nâng mũi để tránh các kết quả không mong muốn. Không chỉ gây ra kích ứng, nước tương có màu sẫm đen sẽ khiến vết thương xuất hiện các vết thâm, bầm tím.
Như vậy, bạn cần kiêng nước tương sau khi nâng mũi, đồng thời cần tuân thủ lời dặn từ các bác sĩ để quá trình hồi phục nâng mũi diễn ra nhanh chóng, mang lại kết quả cao.
Nâng mũi kiêng nước tương bao lâu thì tốt nhất?
Đến phần này chắc hẳn bạn đã có thể giải đáp được nâng mũi ăn nước tương được không, vậy cần kiêng nước tương trong bao lâu thì tốt nhất? Sau quá trình nâng mũi, bạn nên kiêng nước tương trong 1 – 2 tuần để vết thương được ổn định.
Những thành phần như muối, đậu tương, cá qua tinh chế,… có trong xì dầu đều không ảnh hưởng đến các vết thương hở. Tuy nhiên, trong xì dầu lại chứa chất Tyrosine có khả năng làm sắc tố da đậm màu hơn, xuất hiện các vết thâm đen khi lành thương.
Thời gian kiêng cữ có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người. Xì dầu chỉ là một trong những gia vị giúp món ăn trở nên đậm đà hơn. Do đó, sau khoảng thời gian kiêng bạn có thể ăn lại nước tương với một lượng vừa đủ.
Tư vấn về thẩm mỹ MIỄN PHÍ
Hãy để những chuyên gia hàng đầu tư vấn ngay cho bạn!
Nếu lỡ ăn nước tương sau nâng mũi phải làm sao?
Vì nước tương là một thức chấm phổ biến nên có nhiều bạn đã vô tình ăn phải sau khi nâng mũi. Trong trường hợp này, bạn không nên lo lắng quá. Bởi nếu ăn nước tương với một lượng nhỏ, thì bạn nên uống thật nhiều nước và bổ sung các loại nước ép, sinh tố trái cây cho cơ thể làm loãng màu và đào thải những thành phần trong nước tương đối với cơ thể, từ đó nước tương sẽ không làm ảnh hưởng đến vết thương sau nâng mũi.
Tuy nhiên, nếu lỡ ăn quá nhiều nước tương, ngoài việc ăn nhiều trái cây và uống nước, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ phẫu thuật nâng mũi để có cách khắc phục kịp thời nhất.
Cần kiêng những gia vị, nước chấm nào khác?
Ngoài nước tương thì nâng mũi kiêng ăn gì? Bạn cũng cần chú ý kiêng cữ một số gia vị, thức chấm khác sau khi nâng mũi để kết quả thẩm mỹ được tối ưu. Cụ thể:
Nước mắm
Trong nước mắm chứa thành phần cá biển có tính tanh, chính vì vậy sẽ khiến các vết thương trở nên ngứa ngáy khó chịu. Nếu vô tình gãi lên mũi sẽ làm vết thương chảy máu và dễ hình thành sẹo hơn.
Ngoài ra, nước mắm chứa rất nhiều nitrat, đây là một hoạt chất khiến các mạch máu liti bị phá vỡ. Vì vậy, bạn nên kiêng nước mắm trong giai đoạn vết thương chưa được hồi phục.
Mắm tôm
Mắm tôm là một trong những thức chấm ngon đặc trưng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong mắm tôm lại chứa rất nhiều enzyme, protein gây ra chướng bụng, đầy hơi, dễ tiêu chảy, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Ngoài ra, mắm tôm cũng là một nguyên nhân làm mất đi sắc tố tự nhiên của da, làm vùng da mũi không đều màu, gây mất thẩm mỹ.
Tham khảo: Nâng mũi kiêng mắm tôm bao lâu?
Mắm nêm
Mắm nêm cũng là một thức chấm lên men từ cá. Loại mắm này có 2 dạng đó là để nguyên con và xay nhuyễn nên có một mùi đặc trưng. Trong mắm nêm có thành phần chính là cá nên rất dễ để lại hiện tượng ngứa, kích ứng cho vết thương. Chính vì vậy, đây cũng là một thức chấm bạn nên liệt vào danh sách cần kiêng ăn sau quá trình nâng mũi.
Mắm cáy
Mắm cáy là thức chấm được làm từ con cáy, một loại cua cỡ nhỏ dễ làm da bị dị ứng như các loại hải sản khác. Đặc biệt, sau trình nâng mũi nếu ăn mắm cáy sẽ làm vết thương bị mưng mủ, sưng đỏ, thậm chí với những người có cơ địa mẫn cảm còn dễ bị nổi mề đay khắp người.
Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng canxi cao, khiến cơ thể trong giai đoạn bị thương không hấp thu kịp. Do vậy, bạn nên kiêng loại mắm này từ 1-2 tháng sau khi nâng mũi để không gặp các tình huống xấu trên.
Mắm mực
Mắm mực có thành phần chủ yếu từ những con mực nhỏ kết hợp với muối. Vì được làm từ hải sản nên mắm mực cũng dễ làm vết thương ngứa, mưng mủ như mắm cáy, mắm nêm,…
Mắm ruốc
Mắm ruốc được làm từ những con ruốc hay còn được gọi là tép moi, tép biển. Những người sau phẫu thuật nói chung và nâng mũi nói riêng nên kiêng loại mắm này vì các thành phần trong mắm có thể làm rối loạn hệ tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy,… Hơn nữa, ruốc có thể khiến vết thương ngứa, sưng tấy ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
Những gia vị có tính cay, nóng như ớt, tiêu, gừng, hồi, quế,…
Một số gia vị có tính nóng như tiêu, ớt, gừng giúp nước chấm hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, chính vị cay nóng này làm hệ tiêu hoá tổn thương, ảnh hưởng đến việc hồi phục của vết thương.
Ngoài ra, ăn quá nhiều gia vị cay nóng này sẽ làm các mạch máu giãn nở, khiến vết thương dễ bị chảy máu, viêm nhiễm. Do đó, bạn cần tránh dùng các nguyên liệu cay, nóng này sau khi nâng mũi.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh những món ăn chứa các loại mắm này như bún đậu mắm tôm, bún riêu cua, trứng chưng,…
Nắm được nâng mũi ăn nước tương được không và một số gia vị, thức chấm khác cần kiêng cữ sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp những thực phẩm tốt sau nâng mũi để có kết quả mũi đẹp mà không để lại các dấu tích của thẩm mỹ. Hy vọng Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn đã cung cấp những bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn rút ngắn được thời gian hồi phục vết thương.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi
- Nâng mũi nên ăn gì ?