CÂY ĐA CHO BÓNG MÁT VÀ CÔNG DỤNG GÌ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh vô cùng quen thuộc dân dã với làng quê Việt Nam, nó gắn bó với người dân quên và trở thành một ký ức không thể xóa nhòa. Cây đa được trồng nhiều ở các làng quê để lấy bóng mát, không chỉ vậy theo đông y cây đa còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng rất hay và được sử dụng khá phổ biến trong các phương pháp điều trị bệnh dân gian đó các bạn. Cây đa loài cây cảnh thật bất ngờ loài cây này lại có những tác dụng điều trị bệnh cực hay, mời các bạn cùng Khuôn Chậu Cảnh Công CNC tham khảo bài viết để biết thêm những công dụng tuyệt vời của cây đa này nhé.
Cây đa, tên khác : cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da, có danh pháp khoa học hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn.
Cây Đa, giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si (Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata), quả vả hoặc vô hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu cổ (Ficus pumila), sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.
Cây đa nhiều người thường nhầm với cây sanh tuy nhiên trên thực tế thì hai loại này cùng chi nhưng có tên khoa học khác nhau hoàn toàn. Cây đa có phương thức sinh trưởng và phát triển khá đặc biệt. Chúng bắt đầu sự sống từ việc trồng từ hạt. Hạt có thể sống trên các loại cây khác (giá thể). Sau đó khi cây phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ tự phát triển các tua rễ khí từ cành cây. Các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng vươn chạm xuống đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp ghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.
Với đặc tính này cho phép một cây có thể vươn tỏa ra một diện tích rất rộng đến vài trăm mét trong tự nhiên. Trên thực tế người ta tìm thấy cây đa lớn nhất ở ấn Độ có đường kính tán lên đến 800m xung quanh thân chính của nó.
Cây đa có hệ lá to bản hình bầu dục dài và có gân bên dưới mặt lá. Lá màu xanh bên trong có chứa nhiều tinh thể canxi cacbonat và được gọi là nang thạch. Búp cây mọc ở ngọn thường rụng sớm và bao bọc lấy chồi tận cùng. Khi lá nở thì sẽ bị rụng xuống.
Trong họ nhà đa có khá nhiều loại khác nhau như đa trơn, đa búp đỏ, đa đàng vv. Về nguồn gốc xuất xứ thì hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo nhiều người cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ nơi có phật giáo bắt nguồn. Có quan điểm lại cho rằng cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của Châu Á.
Hiện nay, có rất nhiều các loại đa như cây đa búp đỏ, cây đa sộp, cây đa lộc, cây đa lan, cây đa lá đỏ,… Nhưng những loại đa được biết đến phổ biến nhất Việt Nam đó là đa búp đỏ, đa bồ đề và đa lá tròn hay đa lông.
Cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ hay còn gọi là cây đa Ấn Độ, cây đa cao su và tên khoa học là Ficus Elastica. Loại cây này có chiều cao trung bình khoảng 30 – 40m. Từ thân cây mọc nhiều rễ phụ giúp cây đứng chắc chắn hơn. Lá cây đa đỏ hình bầu dục đầu nhọn, bóng mặt trên, nhám mặt dưới và có màu xanh đậm. Lá mọc từ các búp màu đỏ ở ngọn cành. Hoa đa búp đỏ mọc thành cụm, từ màu cam ban đầu sẽ chuyển sang màu đen khi tàn. Quả màu lục vàng, hình oval và có nhiều hạt.
Cây có nhiều công dụng và ý nghĩa tuyệt vời như trang trí, thanh lọc không khí và giúp điều trị nhiều loại bệnh. Theo phong thủy, đa búp đỏ tượng trưng cho sự may mắn, bình an và đặc biệt thích hợp với mệnh Thổ và Hỏa.
Cây đa bồ đề
Cây Đa bồ đề có tên khoa học là Ficus Religiosa và có tên khác là cây giác ngộ, cây đề. Cây phát triển tốt có thể cao tới 30m với đường kính thân là 3m. Lá có kích thước khá to với chiều dài 10 – 17cm và chiều rộng khoảng 8 – 12cm. Không giống với các loại khác, lá đa bồ đề có dạng hình trái tim, phần chóp kéo dài. Quả đa bồ đề màu xanh lục điểm tía, kích thước nhỏ với đường kính 1 – 1,5cm.
Cây đa lông
Đa lông còn có tên gọi khác là cây sung nhân, song hạch, đa hạch và có tên khoa học là Ficus Drupacea Thunb. Cây có chiều cao khoảng từ 15m trở lên. Khi cây còn non cành có nhiều lông dài, mềm bao phủ nhưng khi trưởng thành thì trở về lớp vỏ ngoài nhẵn nhụi. Lá cây hình trái xoan hay bầu dục mọc so le với nhau trên các cành nhỏ. Lá cũng giống như các cành, khi non có lông hoe và nhẵn nhụi lúc già. Hoa mọc đơn trên các nhánh nhỏ và có hình trứng. Hoa có 2 màu, bên ngoài màu trắng, và màu hồng ở giữa.
Ở nước ta hình ảnh cây đa đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân. Chúng được trồng nhiều ở nhiều đình, chùa hoặc đầu làng. Hầu như ở địa phương nào cũng có những cây đa cổ thụ nằm bên cạnh các di tích. Người ta quan niệm rằng cây đa cổ thụ biểu trưng cho sự trường tồn, sức dẻo dai và dũng mãnh để bảo vệ người dân làng khỏi giông tố và mang lại vẻ bình yên.
Trồng làm cây cảnh
Cây đa là loại cây cảnh có dáng đẹp nên rất được ưa chuộng trồng làm cảnh. Cây đa không chỉ có loại cây đa cổ thụ cao lớn trồng trong các khu công trình, khu đô thị mà. Bên cạnh đó còn có rất nhiều kiểu cây đa cảnh đẹp mini thích hợp để trang trí bàn làm việc, bàn học và nhiều góc nhỏ trong nhà.
Không những thế, đây được đánh giá là cây dễ uốn nên thường được tỉa cành tạo dáng chăm sóc thành cây đa bonsai thích hợp cho trồng phong thủy trong sân nhà. Cây là biểu tượng cho sự trường tồn, dẻo dai. Cây đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Dùng làm thuốc chữa bệnh
Theo nhiều nghiên cứu, cây đa có những bộ phận đặc dụng có thể điều trị được một số loại bệnh rất hiệu quả. Chẳng hạn như vỏ cây đa lông chứa một số hợp chất có tác dụng chống đông máu, kháng khuẩn, nấm và chữa trị ung thư. Lá cây đa búp đỏ có tác dụng giải cảm tốt.
Lá các loại đa nói chung có tác dụng kháng khuẩn được áp dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Rễ cây đa trong một số bài thuốc dân gian có thể chữa trị các bệnh như lợi tiểu, hỗ trợ điều trị xơ gan tử cung.
Quả đa đặc biệt là cây đa lông có tác dụng hiệu quả trong việc hạ đường huyết. Nhựa của cây đa nhất là búp đỏ có còn có thể chữa mụn nhọt. Chính bởi những tác dụng và ý nghĩa tuyệt vời nên cây vốn dĩ quen thuộc nay càng phổ biến và được lai tạo thành nhiều kiểu cây khác nhau phù hợp từng mục đích trồng.
Để trồng được cây đa không khó chúng ta cần chú ý đến những điều kiện sau đây:
Ánh sáng: Cây thích hợp trồng với mọi điều kiện khí hậu, sống tốt trong điều kiện chiếu sáng trực tiếp. Bạn có thể trồng cây bất kì đâu.
Nước tưới: Cây mới trồng cần được tưới nhiều nước, tưới đẫm gốc 1 ngày/lần, sau khi cây mọc lá mới nhánh phát triển nhiều thì có thế giảm chế độ tưới.
Phân bón: Cung cấp phân bón thời gian cây mới trồng khoảng 40 ngày/lần, giúp cây sinh trưởng và phát triển cành lá sum xuê.
Cây mang ý nghĩa lớn đối với người dân Việt Nam: Cây là nguồn cảm hứng để nhà văn nhà thơ tạo ra những tác phẩm nổi tiếng như điệu dân ca “Lý cây đa”, “Thằng cuội”. Ở nhiều nơi trên nước ta cây đa trở thành đại danh nổi tiếng như cây đa cổ thụ 13 gốc làm đẹp cảnh quan được nhiều người tò mò và nơi đây thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Với sức sống mãnh liệt của cây đa, cây mang ý nghĩa cho sự kiên cường, mạnh mẽ. Đặt cây trên bàn làm việc hay trưng bày không gian của bạn giúp công việc của bạn thuận lợi hơn.
Cây đa còn là biểu tượng của thần quyền và tâm linh, vì vậy cây cũng thường được trồng trong đình chùa, trong các khu di tích lịch sử.