Khổ qua còn được gọi là mướp đắng, là nguyên liệu để chế biến các món ăn dinh dưỡng như khổ qua xào trứng, khổ qua dồn thịt,… Không những thế kổ qua còn là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều sản phụ vẫn thắc mắc sau sinh ăn khổ qua được không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Những lợi ích của khổ qua đối với sức khỏe con người
Khổ qua (mướp đắng) có tên khoa học là Momordica charantia, hay được gọi với tên gọi khác là lương quả, cẩm lệ chi,… là loại cây leo, chủ yếu mọc ở những vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đây là loại cây thuộc họ Cucurbitaceae giống bầu bí.
Cây khổ qua được trồng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nó được thu hoạch phổ biến nhất vào mùa hè và là một trong những thực phẩm khá được yêu thích ở nước ta.
Khổ qua chứa nhiều vitamin nhóm B, canxi, beta-caroten, các khoáng chất như mangan, sắt, kẽm, magie,… cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Và đây cũng là loại quả đắng nhất trong các loại rau củ quả dùng để chế biến món ăn. Dưới đây là những lợi ích mà khổ qua (mướp đắng) mang lại cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Trong khổ qua có chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và đường hô hấp, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật và chữa lành vết thương.
- Thành phần vitamin A và beta-carotene có trong khổ qua có khả năng tăng cường thị lực cũng như hỗ trợ điều trị quầng thâm ở mắt một cách hiệu quả.
- Khổ qua chứa ít calo hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng ở mức ổn định.
- Khổ qua có tính hàn, vị đắng, không độc nên có công dụng làm sáng da, giảm ngứa, nhất là trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm.
- Trong khổ qua có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngừa bệnh do quá trình oxy hoá gây ra gồm có ung thư, lão hoá, bệnh tim và các bệnh mãn tính khác.
- Hỗ trợ cải thiện tim mạch nhờ công dụng làm giảm mức cholesterol xấu.
- Ăn khổ qua giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến gan như xơ gan, viêm gan, ung thư gan,… và các vấn đề liên quan đến đường ruột như táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Ăn khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu nhờ việc tăng cường chuyển hóa của glucose.
Ăn khổ qua đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe hơn bạn nghĩ. Chính vì thế mà nhiều phụ sản muốn biết liệu rằng sau sinh ăn khổ qua được không để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Mẹ sau sinh ăn khổ qua có được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng có trong khổ qua được đánh giá là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều vitamin K, vitamin B, lycopene và phytochemical. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại chứa rất ít chất béo cần thiết để bồi bổ cũng như đảm bảo nguồn sữa cho người mẹ sau sinh. Chính vì thế, với câu hỏi sau sinh ăn khổ qua được không thì câu trả lời là không nên. Sau đây là những lý do mà sản phụ sau sinh không nên khổ qua. Cụ thể như sau:
- Không có lợi cho sữa mẹ: Khi cho bé bú, người mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản xuất sữa. Tuy nhiên, khổ qua là một thực phẩm có chất dinh dưỡng thấp và rất ít chất béo, không đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, trong giai đoạn sau sinh nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ rất cao mà khổ qua lại rất ít calo. Do vậy khi ăn khổ qua có thể làm cho người mẹ no nhưng không đủ năng lượng để cơ thể hoạt động cũng như sản xuất sữa đủ cho bé.
- Ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất sữa mẹ: Tính hàn của khổ qua có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hoá của mẹ sau sinh dẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy,… Những vấn đề của hệ tiêu hoá có thể gây ra tình trạng mất nước, tác động đến quá trình sản xuất sữa dẫn đến chất lượng sữa của người mẹ không được đảm bảo.
- Có thể gây nguy hiểm đến bé khi bú sữa mẹ: Bởi vì trong hạt khổ qua có chứa các chất không tốt cho sức khỏe, nhất là chất vicine – là một loại độc tố gây tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gây ra nhức đầu, đau bụng, có thể hôn mê nếu ăn khổ qua với một lượng lớn. Những độc tố này có thể truyền từ mẹ sang con qua đường sữa. Và khi trẻ mới sinh hệ miễn dịch còn yếu những độc tố từ khổ qua có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của bé.
- Làm cho bé có thể bỏ bú: Với những đứa bé không thích mùi vị lạ của khổ qua hay có cơ địa nhạy cảm thì bé có thể quấy khóc khi bú sữa mẹ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể làm cho bé bỏ bú, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bé.
Với những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé, phụ nữ sau sinh nên lưu ý khi ăn mướp đắng.
Phụ nữ sau sinh có thể ăn được khổ qua sau bao lâu?
Với những dinh dưỡng mà khổ qua mang lại thì không ít sản phụ băn khoăn sau bao lâu thì ăn được khổ qua? Theo nghiên cứu đã được kiểm chứng, nên tránh cho người mẹ ăn khổ qua trong 1 – 2 tháng đầu sau sinh. Tốt nhất là người mẹ kiêng đến tháng thứ 3. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, các bé dưới 5 tháng tuổi hệ miễn dịch vẫn còn yếu và chưa hoàn thiện, dù sau 2 tháng người mẹ có thể ăn được khổ qua nhưng cũng không nên ăn quá nhiều để tránh đem các chất độc tố gây hại có thể tồn tại vào cơ thể của bé qua đường sữa mẹ, khiến bé phát triển không tốt.
Sau khoảng thời gian cho phép, người mẹ có thể chế biến những món ăn ngon từ khổ qua vừa tốt cho sức khoẻ vừa giúp cho người mẹ ăn ngon miệng hơn như: Khổ qua xào với trứng, khổ qua xào cùng thịt bò, khổ qua nhồi thịt…
Như vậy, với câu hỏi “Sau sinh ăn khổ qua được không?”, câu trả lời là không nên. Nếu ăn khổ qua trong giai đoạn sau sinh thì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hy vọng thông qua bài viết trên, người đọc có thêm những thông tin về loại khổ qua (mướp đắng) cũng như các lợi ích mà loại quả này mang lại.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com