I – Yến sào – chứa nguồn dưỡng chất dồi dào
Yến là sản phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng nên có nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Theo nghiên cứu của viện công nghệ sinh học Hà Nội thì loại “cao lương mỹ vị” này chứa nhiều protein (chiếm tới 43 – 55% tổng thành phần dưỡng chất) cùng đạ dạng các loại axit amin.
Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường, vitamin (vitamin C, nhóm B, E, PP), khoáng chất và chất dinh dưỡng khác (sắt, photpho, natri). Theo Đông Y, tổ yến có vị ngọt giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường chất lượng giấc ngủ.
Theo Y học hiện đại, yến sào là đồ bổ tốt cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ bị hậu sản, băng huyết sau sinh, người cao tuổi, trẻ thiếu chất dinh dưỡng, người bị lao phổi, hen suyễn, đi ngoài kiết lỵ.
Không những vậy, yến sào còn có tác dụng bổ sung sinh lực, kích thích sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Dưỡng chất từ yến kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Tổ yến là nguyên liệu quý với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
II – Người đang bị sốt xuất huyết có nên ăn yến không?
Yến là quốc bảo trong các nguyên liệu khi sở hữu nguồn dinh dưỡng khổng lồ giúp người bệnh nhanh khôi phục sức khỏe. Sản phẩm không chỉ tăng cường sức mạnh hệ thần kinh mà còn hợp với các đối tượng vừa ốm dậy.
Tuy yến là món ăn tốt nhưng đối tượng đang mắc sốt xuất huyết được khuyến cáo không nên ăn yến và chế phẩm từ yến. Đông y xếp yến vào nhóm nguyên liệu có tính hàn nên đối tượng có cơ địa hàn, sốt cao khi ăn yến sẽ làm cho thân nhiệt mất kiểm soát.
Không những vậy, hệ tiêu hóa của người bệnh sốt xuất huyết thường suy yếu hơn so với bình thường. Nếu tiêu thụ yến sào có chứa nhiều đạm thì có thể làm cho hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn, khiến cho nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể bị ngừng trệ, làm triệu chứng của người bệnh trầm trọng hơn.
Vì vậy, người sốt xuất huyết nên tránh ăn yến, chờ khi khỏi bệnh hẳn thì mới nên ăn loại thực phẩm này để bồi bổ sức khỏe, giúp phục hồi tổn thương nhanh hơn.
III – Ngoài sốt xuất huyết, đối tượng nào không nên ăn yến
Sốt xuất huyết ăn yến được không – đáp án là không nên sử dụng. Bên cạnh đối tượng mắc sốt xuất huyết thì các trường hợp dưới đây nên tránh dùng yến để không trở ngại đến sức khỏe:
- Người tiêu hóa kém, hấp thu không tốt: Nhóm đối tượng khi ăn yến khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động ngày càng yếu, hạn chế khả năng đào thải nhân tố gây hại ra ngoài cơ thể khiến bệnh lâu khỏi.
- Người bệnh đang sốt hoặc đau đầu: khi cơ thể đang có tốc độ lưu thông kém do lượng máu bị thiếu hụt nên việc ăn quá nhiều yến khiến cơ thể khó chịu hơn.
- Trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi rất nhạy cảm vì chưa ổn định về chức năng. Nếu ăn yến thì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ phải “gồng mình” để thực hiện chuyển hóa, hấp thu và đào thải các chất dinh dưỡng quá lớn. Từ đó làm cho sức khỏe của trẻ ngày càng suy yếu, cản trở quá trình điều trị bệnh.
- Người đang mắc phải nhiễm trùng: Nếu người bệnh ăn yến sào khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thì làm cho chứng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng và tổn thương khó được chữa trị. Ví dụ như người bệnh sốt xuất huyết đi kèm với nhiễm trùng như: viêm phế quản, viêm phổi…
Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn yến
IV – Gợi ý nhóm thực phẩm tốt cho người sốt xuất huyết
Thực đơn dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn hồi phục. Vì thế khi bị nhiễm bệnh, bạn nên ưu tiên sử dụng nhóm thực phẩm dưới đây để nâng cao kết quả điều trị:
- Thịt gà: bổ sung nguồn năng lượng lớn, cải thiện đề kháng và bồi bổ sinh lực cho người bệnh. Từ thịt gà tạo nên món ăn tốt cho người bệnh sốt xuất huyết như: Cháo gà, gà hầm, súp gà.
- Cá: phù hợp với người đang giảm tiểu cầu, sức khỏe suy kiệt vì bệnh sốt xuất huyết. Một số loại cá phù hợp với người bệnh là: cá thu, cá chép, cá trôi, cá hồi, cá thu, cá ngừ…
- Trứng: đem đến nhiều công dụng cho người bệnh sốt xuất huyết để vượt qua sự mệt mỏi và phòng ngừa biến chứng của bệnh.
- Sữa: thực phẩm cần thiết với đối tượng có thể trạng yếu, chán ăn hoặc ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Các loại hạt: bao gồm hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều… có lượng protein lớn giúp đưa cơ thể vượt qua trạng thái suy kiệt, mệt mỏi khi trị bệnh.
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin nhóm C, A, K, B12 thúc đẩy gia tăng tế bào miễn dịch và hồng cầu, ức chế sự phát triển của virus sốt xuất huyết, giảm biến chứng bệnh. Nhóm nguyên liệu giàu vitamin gồm: dâu tây, ổi, khoai lang, cà rốt, thịt, cá, sữa, rau cải xoăn, củ cải đường, súp lơ xanh…
- Ngũ cốc: có nhiệm vụ hỗ trợ tăng tiểu cầu, hạn chế biến chứng của sốt xuất huyết. Loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe gồm: mì ống, bánh mì, bánh quy…
- Hàu: nguồn cung cấp kẽm dồi dào để cải thiện đề kháng và ngừa thiếu hụt tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết.
- Rau củ quả giàu protein: Một số người bệnh không thể ăn uống được thịt cá giàu protein thì có thể sử dụng các loại rau củ quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng này. Ví dụ như: súp lơ xanh, rau bina, đu đủ, ổi, quả mơ…
Ngoài những loại thực phẩm tốt cho người bệnh thì bạn nên loại bỏ nhóm thực phẩm gây hại và gia tăng biểu hiện bệnh sốt xuất huyết như: đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt có gas.
Các nguyên liệu vàng để cải thiện chứng bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng
Hy vọng các thông tin tư bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “sốt xuất huyết ăn yến được không”. Mặt khác, dựa trên kiến thức đó, người bệnh tự xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, an toàn cho sức khỏe để thể trạng cơ thể nhanh hồi phục.