1. Thế nào là tiêm bắp?
Tiêm bắp được tiến hành bằng cách sử dụng kim tiêm đưa thuốc vào sâu trong cơ bắp, vị trí tiêm bắp khác nhau (theo chỉ định của bác sĩ). Mục đích chính của tiêm bắp là giúp thuốc hấp thụ vào máu một cách nhanh chóng nhất. Đây cũng là kỹ thuật tiêm được sử dụng phổ biến trong y học khi cần đưa vắc xin hoặc thuốc vào cơ thể.
Tiêm bắp thường được sử dụng khi trong quá trình tiêm vắc xin
Thông thường, kỹ thuật tiêm bắp cần được thực hiện bởi người có kỹ thuật. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, người bệnh cũng có thể tự thực hiện kỹ thuật tiêm này. Ví dụ như người bị bệnh viêm thấp khớp, đa xơ cứng,… khi đã có sự hướng dẫn của y tá, bác sỹ.
Kỹ thuật tiêm bắp thường được chỉ định khi dung dịch thuốc cần được đưa vào cơ thể là dung dịch đẳng trương, ví dụ như:
-
Các loại thuốc không thể thực hiện tiêm tĩnh mạch.
-
Dung dịch thuốc dầu.
-
Các thuốc có tính chất gây kích thích hoặc có hiệu quả chậm nếu được tiêm dưới da.
-
Thuốc tiêm có tính chất gây đau, tan chậm.
Bên cạnh đó, kỹ thuật tiêm bắp sẽ được chống chỉ định thực hiện với các loại thuốc tiêm có khả năng gây hoại tử cho mô, cơ như Ouabain, Calci Clorua,…
2. Các vị trí tiêm bắp
Các vị trí tiêm bắp được chỉ định thực hiện gồm có:
Cơ delta của cánh tay
Cơ delta của cánh tay là vị trí tiêm bắp thường được chỉ định nhiều nhất, đặc biệt là khi tiêm vắc xin. Đây cũng là vị trí khó để người bệnh tự tiêm bởi khối lượng của cơ delta là khá nhỏ và chỉ được tiêm với một giới hạn thuốc nhất định.
Tiêm bắp tại cánh tay
Cơ đùi ngoài
Vị trí tiêm bắp tại cơ đùi lớn phía ngoài là một trong những vị trí mà người bệnh có thể tự thực hiện kỹ thuật tiêm bắp. Các thực hiện là khá đơn giản, người bệnh chỉ cần chia đùi thành 3 phần bằng nhau và lựa chọn phần giữa ở bên ngoài đùi để tiến hành tiêm.
Cơ sau tại mông
Một vị trí tiêm bắp phổ biến khác cần được nhắc đến chính là cơ vùng sau của mông. Tuy nhiên, vị trí tiêm bắp này nên được thực hiện bởi các nhân viên y tế, bác sĩ có kinh nghiệm để giảm nguy cơ xảy ra tổn thương cho dây thần kinh tọa.
Cơ vùng sau ngoài tại mông
Vị trí cơ vùng sau ngoài tại mông thường được áp dụng với trẻ nhỏ trên 7 tháng hoặc người lớn. Vị trí này khá khó tiêm và cần nhờ tới sự trợ giúp của người khác.
3. Kỹ thuật tiêm bắp có gây đau không?
Theo các chuyên gia, kỹ thuật tiêm bắp có gây đau không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
-
Vị trí tiêm bắp: bác sĩ có thể tiêm ở bắp đùi, bắp cánh tay trên, tiêm cơ hông, bụng mông, lưng mông, tùy thể trạng, loại thuốc cần tiêm.
-
Tốc độ thực hiện thao tác tiêm và rút kim tiêm của người thực hiện.
-
Loại kim tiêm được sử dụng trong quá trình tiêm bắp.
-
Loại thuốc được sử dụng.
-
Liều lượng của thuốc.
4. Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm bắp
Kỹ thuật tiêm bắp an toàn sẽ được tiến hành theo các bước như sau:
-
Nhân viên y tế tiến hành thực hiện sát khuẩn, rửa sạch tay và đeo găng tay y tế.
-
Xác định vị trí tiêm bắp.
-
Sử dụng cồn 70% để làm sạch vị trí tiêm và để khô trong vòng 30s.
-
Lấy thuốc tiêm theo liều lượng thích hợp.
-
Thực hiện giữ mũi tiêm thẳng góc với tay thuận, sau đó đưa kim vào vị trí cần tiêm một góc 90 độ với độ sâu khoảng ½ hoặc ⅔ mũi tiêm.
-
Kiểm tra kim tiêm có đâm vào mạch máu hay không bằng cách rút nhẹ pittong. Nếu phát hiện có máu chảy vào, cần nhanh chóng rút mũi kim ra. Ngược lại, nếu không có máu, tiến hành đẩy pitong để tiêm thuốc vào cơ thể.
-
Nhanh chóng rút kim tiêm ra khỏi vị trí tiêm và vứt vào hộp đựng đồ sắc nhọn.
-
Sử dụng một miếng băng gạc hoặc bông gòn sạch đè nhẹ vào trị ví thực hiện tiêm bắp.
Lấy thuốc tiêm bắp theo đúng liều lượng quy định
5. Quá trình tiêm bắp có thể xảy ra tai biến gì?
Các tai biến có thể xảy ra với người bệnh trong quá trình tiêm bắp gồm có:
Gãy kim, cong kim tiêm
Tình trạng gãy kim, cong tim kim tiêm thường xảy ra khi người tiêm thực hiện sai kỹ thuật hoặc người bệnh giãy giụa, cử động liên tục trong quá trình tiêm.
Đâm vào dây thần kinh của người bệnh
Tai biến này xảy ra chủ yếu do người thực hiện kỹ thuật tiêm xác định sai vị trí tiêm bắp ở mông, tiêm sai vị trí hoặc chọn góc đâm kim sai.
Sốc phản vệ
Sau khi tiêm bắp, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng sốc phản vệ như nổi mẩn, ngứa, nổi mề đay, huyết áp mất ổn định, tiểu tiện không tự chủ, đau đầu, chóng mặt,… Khi tình huống này xảy ra, người bệnh cần được nhanh chóng xử lý theo quy trình, phác đồ sốc phản vệ.
Sưng tây tại vị trí sau tiêm
Sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh khi không được xử lý kịp thời. Do đó, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là người bệnh cần được tiến hành thăm khám lâm sàng trước khi tiêm (tiền sự dị ứng thuốc, các trạng thái sốc phản vệ đã từng gặp phải trước đó,…). Đồng thời sau tiêm, cần được theo dõi trạng thái tại chỗ theo thời gian quy định.
Áp xe áp xe nhiễm khuẩn
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng là do quá trình vô khuẩn khi tiêm bắp không được đảm bảo. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng nóng, đau, sưng đỏ. Khi tai biến xảy ra, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn mà người bệnh sẽ được xử lý tổn thương như chườm nóng, chích áp xe,…
Trên đây là giải đáp về vị trí tiêm bắp cũng như thông tin về kỹ thuật, quy trình tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất giúp bạn yên tâm hơn khi cần thực hiện kỹ thuật tiêm này.
Khi có nhu cầu tiêm chủng, quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ tại Hệ thống Y tế của MEDLATEC. Để được tư vấn miễn phí, đặt lịch nhanh chóng, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56.