Axit béo omega – 3 rất cần thiết, vì cơ thể con người không sản xuất ra được. Các loại cá béo là những nguồn cung cấp omega – 3 vô cùng dồi dào, chẳng hạn như cá hồi, cá thu và cá trích. Loại axit béo này có thể làm giảm mức chất béo trung tính, làm chậm sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch, giảm nhẹ huyết áp và nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Việc ngăn ngừa và bảo vệ tim mạch cũng là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo nghiên cứu cho thấy, ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khoảng 65% số người bị tử vong do bệnh tim mạch. Vì vậy, tất cả những người mắc bệnh tiểu đường cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Điều này bao gồm việc bổ sung thêm axit béo omega – 3 từ các loại hải sản như cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm.
2.2. Sứa
Sứa là động vật có cấu trúc dạng sền sệt mềm và một khoang duy nhất cho tất cả các chức năng của cơ thể. Ở nhiều nơi trên thế giới, sứa được coi là một món ăn ngon. Trong một chén sứa khô cung cấp khoảng 1 gam chất béo, 3 gam protein và 5.620 mg natri.
Hiện nay, sứa đang được nghiên cứu về tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trên thực tế, trong cơ thể của một số loài sứa có sản xuất ra một loại protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP). Loại protein này gắn với các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, giúp các nhà nghiên cứu bệnh tiểu đường hiểu được cách thức insulin được tạo ra trong cơ thể. Điều này cũng tạo tiền đề để phát triển các phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường.
2.3. Ếch
Ếch chủ yếu là động vật lưỡng cư sống dưới nước, có thân hình mảnh mai với làn da ẩm mịn và hai chân sau dài khoẻ cùng các bàn chân có màng.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã cho thấy, chất tiết ra từ da của một số loài ếch có thể giải phóng insulin và được xem là hữu ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2.
2.4. Rong biển
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy khi những người tiểu đường tiêu thụ rong biển thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói và mức đường huyết 2 giờ sau bữa ăn.