Bầu ăn dưa leo được không? Những lợi ích và tác dụng phụ của dưa leo với quá trình mang thai mẹ cần quan tâm. Cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Là lựa chọn tuyệt vời để giảm cân và là một món ăn giải nhiệt hữu ích ngày hè. Bên cạnh việc chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, dưa leo được biết đến với công dụng tăng cường khả năng sinh sản và cải thiện tỷ lệ thụ thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai cũng còn rất nghi hoặc về những mối nguy hại của dưa leo với mẹ và bé.
Mẹ bầu ăn dưa leo được không?
Những lợi ích của việc ăn dưa leo khi mang thai
Dưới đây là danh sách những lợi ích sức khỏe phổ biến khi thêm dưa leo vào chế độ ăn uống khi mang thai, đặc biệt nếu mẹ đang thèm ăn.
- Ít calo: Dưa leo có chứa rất ít calo, do vậy hỗ trợ hạn chế tình trạng tăng cân và giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn; Hàm lượng nước cao: Dưa leo chứa thành phần khoảng 95% nước cùng với nhiều khoáng chất với tỉ lệ cân bằng (kali, natri…). Do vậy giúp cơ thể cân bằng điện giải, tránh mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng;
- Chứa vitamin và khoáng chất: Trong dưa leo có chứa nhiều loại Vitamin tốt cho cơ thể như vitamin K, vitamin nhóm B… Ngoài ra, nó còn là thực phẩm cung cấp hàm lượng cao sắt, axit folic, đồng và magiê;
- Chất xơ: Dưa leo chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu trong khi chất xơ không hòa tan làm mềm phân và điều trị chứng táo bón thường gặp khi mang thai;
- Cải thiện tâm trạng: Các loại vitamin nhóm B có trong dưa leo được gọi là các loại vitamin “tạo cảm giác dễ chịu”. Chúng tốt cho não bộ và cải thiện tâm trạng, giảm stress giúp mẹ tinh thần thư thái và dễ chịu hơn;
- Tăng cường miễn dịch: Dưa leo là loại rau củ giàu chất chống oxy hóa quan trọng. Nhờ đó, dưa leo giúp tăng cường khả năng miễn dịch của mẹ và ngăn ngừa nhiễm trùng khi mang thai;
- Điều chỉnh mức đường trong máu: Nếu mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể cân nhắc mua dưa leo vì nó điều chỉnh huyết áp và lượng đường huyết trong cơ thể.
Những tác dụng phụ của ăn dưa leo trong thai kỳ
Tuy nhiên, ăn dưa leo khi mang thai cũng có những mặt trái và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số tác dụng phụ của dưa leo mà mẹ cần biết:
- Một số rối loạn tiêu hóa: Ăn quá nhiều dưa leo có thể gây nên tình trạng khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng…
- Đi tiểu thường xuyên: Hàm lượng nước trong dưa leo dễ gây tình trạng lợi tiểu. Do vậy, khi sử dụng quá nhiều dưa leo, mẹ có thể đi tiểu nhiều lần.
- Dị ứng: Nếu dị ứng với dưa leo, mẹ cũng có thể gặp một số phản ứng dị ứng, cơ thể xuất hiện tình trạng sưng, ngứa,…
- Độc tính: Vị đắng của dưa leo là vì trong thành phần có chứa một số độc tố như cucurbitacins và tetracyclic triterpenoids. Khi tiêu thụ với số lượng lớn, những chất độc này có thể trở nên nguy hiểm cho cơ thể.
Như vậy, mẹ bầu ăn dưa leo được không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mẹ. Đặc biệt, mẹ cũng cần phải cân nhắc giữa lợi ích và những mối nguy hại khi đưa loại thực phẩm này vào chế độ ăn.
Salad dưa leo công thức tốt cho mẹ bầu
Salad dưa leo tươi chứa nhiều rau và các loại vitamin cần thiết giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhất có thể, như folate, Vitamin A và chất xơ.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 2 quả dưa chuột lớn;
- 1/2 củ hành tây;
- 2-3 quả cà chua;
- 3 muỗng canh rượu vang trắng;
- 2 muỗng canh dầu ô liu;
- 1 muỗng cà phê rau kinh giới;
- 1/8 muỗng cà phê muối.
Cách làm
- Làm nước sốt: cho tất cả các thành phần vào một bát nhỏ và đánh đều.
- Cắt nhỏ dưa chuột và hành tây.
- Đặt tất cả vào trong một cái bát. Trộn đều cho nước sốt thấm đều rau củ.
- Thêm chút muối, tiêu để nếm nếu cần.
- Tốt nhất mẹ nên để trong tủ lạnh ít nhất một giờ để các hương vị kết hợp với nhau.
H&H Nutrition hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn dưa leo được không. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hãy liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition để được tư vấn dinh dưỡng cũng như thiết kế thực đơn dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu nhé!
Xem thêm:
- Chế độ ăn tiểu đường thai kỳ tốt nhất cho mẹ bầu
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ. 3+ Sản phẩm sữa dinh dưỡng hiệu quả cho mẹ bầu
- Thực đơn ở cữ sau sinh mổ cho mẹ vừa ngon miệng vừa giàu dinh dưỡng