Tên khoa học là Cassia fistula, được trồng làm cảnh ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã được y học ghi chép từ rất lâu trong dược điển Ấn Độ. Nó được gọi là “aragvadha” nghĩa là “tiêu diệt bệnh”.
Cây được dùng chữa các chứng như sốt cao, viêm khớp, táo bón, các dạng xuất huyết hoặc chảy máu, các rối loạn tim mạch, các bệnh thần kinh và chứng thừa axit trong dạ dày.
Phóng toHoa bò cạp vàng
Tác dụng trong y học: tất cả bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc, tuy nhiên quả là thành phần chính của vị thuốc này.
1. Tác dụng nhuận trường: cơm quả được xem là loại thuốc nhuận tẩy hiệu quả và rất an toàn khi sử dụng cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai. Lấy khoảng 50 gam cơm quả ngâm trong nước và để qua đêm, đến sáng lọc lấy dịch quả và pha thêm 25 gam đường rồi uống trong ngày. Cơm quả giúp xổ nhẹ, dễ chịu và an toàn, không độc hại.
Nếu muốn tẩy xổ thì lấy khoảng 4 gam cơm quả rồi trộn với 4 gam đường hoặc 4 gam cơm quả me. Dùng liều cao 30-60 gam có tác dụng xổ mạnh, nhưng có thể gây đau bụng, nôn mửa và đầy trướng bụng, tốt hơn nên dùng chung với các dược liệu khác như lá phan tả diệp.
2. Chữa cảm lạnh: rễ cây được dùng chữa cảm lạnh. Trường hợp chảy nước mũi nhiều, lấy rễ cây đốt rồi xông khói theo đường mũi sẽ có tác dụng thông khí quản và sạch niêm mạc mũi.
3. Tác dụng hạ sốt: rễ cây được xem là thuốc hạ sốt tốt. Lấy dịch chiết rồi sau đó cô đặc thành cao uống trong ngày sẽ hạ sốt nhanh.
4. Chữa rối loạn đường ruột: trường hợp trẻ em bị đầy hơi, trướng bụng, lấy cơm quả đắp trên rốn trẻ sẽ giúp trẻ dễ đi tiêu. Hoặc lấy cơm quả trộn chung vài giọt dầu hạnh nhân, thoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ sẽ giúp dễ tiêu hóa.
5. Chữa rét run do say thuốc: cơm quả rất hữu ích trong trường hợp bệnh nhân bị mất ý thức hoặc mất cảm giác, do dùng quá liều các loại thuốc gây nghiện như cocain hoặc thuốc phiện. Lấy 24 gam cơm quả trộn chung 1/4 lít sữa nóng rồi ngậm trong miệng như thuốc súc miệng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng trên.
6. Các bệnh ngoài da: dùng lá cây để chữa các trường hợp da bị kích ứng hoặc dị ứng gây sưng tấy và đau đớn. Dịch ép của lá hoặc dạng bột nhão đắp lên vùng bị nhiễm rồi băng kín lại, áp dụng vài lần sẽ khỏi.
7. Lá còn chữa phù thũng, chữa đau khớp hoặc liệt nhẹ, lấy lá tươi vò nát và chà xát trực tiếp trên chỗ bị đau hoặc bị tê liệt.
Ngoài ra hoa bò cạp vàng còn được dùng như một loại rau cải ăn sống, nấu canh rất phổ biến tại nhiều vùng ở Ấn Độ.