Bệnh thông liên thất ở thai nhi có nguy hiểm không? Theo thống kê, cứ 500 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ mắc thông liên thất. Hầu hết các trường hợp với lỗ thông nhỏ có thể tự liền sau một thời gian trưởng thành. Ngược lại, nếu lỗ thông kích thước trung bình đến lớn khó có khả năng tự bịt. Nếu bé không được phát hiện cũng như quản lý bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bé sau này.
Thông tin về bệnh thông liên thất
Bệnh thông liên thất (Ventricular Septal Defect – VSD) là một trong những bệnh tim mạch phổ biến ở trẻ em, được xác định bởi sự tồn tại của lỗ thông ở vách liên thất là vách chia giữa hai buồng tim trái và phải. Bệnh dẫn đến tình trạng tăng lưu lượng cùng áp lực trong hệ thống tuần hoàn phổi, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ.
Bệnh thông liên thất thường biểu hiện ở trẻ nhỏ với triệu chứng chính bao gồm khó thở, bỏ bú hay tăng cân chậm so với các đứa trẻ cùng lứa tuổi. Trẻ có thể bị mệt mỏi thường xuyên, khó duy trì hoạt động thể chất.
Bệnh thông liên thất có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng tới tiến trình khôn lớn của bé nếu không được điều trị. Do đó, trẻ cần được theo dõi, can thiệp y tế và quản lý bệnh chặt chẽ bởi bác sĩ, các chuyên gia tim mạch để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Phân loại bệnh thông liên thất
Bệnh thông liên thất được phân loại thành bốn nhóm chính dựa trên vị trí và cấu trúc của lỗ thông, cụ thể:
- Thông liên thất phần màng: Đây là loại thông liên thất phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% trong số các trường hợp VSD. Ở loại này, lỗ thông nằm ở phần trên của vách ngăn giữa hai buồng tim (tâm thất trái và tâm thất phải) khiến nhiều phụ huynh lo lắng loại thông liên thất ở thai nhi có nguy hiểm không? Tuy nhiên, loại này thường là nhỏ, có thể tự giảm kích thước theo thời gian.
- Thông liên thất phần cơ: Loại này xảy ra khi lỗ thông được bao quanh bởi các mô cơ trong vách liên thất tại bất kỳ vị trí nào trên vách liên thất. Nhóm này thường đa dạng về kích thước, hình dạng.
- Thông liên thất phần buồng nhận: Ở loại này, lỗ thông nằm ngay dưới van 3 lá trong tâm thất phải và van 2 lá trong tâm thất trái. Điều này đồng nghĩa rằng khi máu đi vào tâm thất, nó phải đi qua lỗ thông nối giữa hai buồng trước khi được bơm vào mạch phổi hoặc mạch chủ, từ đó làm giảm lưu lượng máu cần thiết để thực hiện chức năng.
- Thông liên thất phần phễu: Nhóm này tạo ra một lỗ thông ngay trước van động mạch phổi ở tâm thất phải và trước van động mạch chủ trong tâm thất trái, nối hai buồng với nhau. Điều này có nghĩa là máu phải chảy qua lỗ thông trên đường đi qua cả hai van.
Phân loại bệnh thông liên thất giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, tham chiếu để chuyên gia quyết định liệu cần phải can thiệp bằng phẫu thuật, bít lỗ thông hay theo dõi định kỳ. Mục tiêu là duy trì sức khỏe tim mạch tốt nhất cho bệnh nhân.
Phương pháp giúp chẩn đoán thông liên thất ở thai nhi
Chẩn đoán thông liên thất ở trẻ là bước quan trọng đề xác định bệnh cũng như định hướng điều trị. Thông liên thất thường được phát hiện sau khi bé được sinh ra hoặc ngay trong giai đoạn nằm trong bụng mẹ.
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quan cho trẻ sơ sinh kết hợp nghe tiếng tim đập. Nếu bác sĩ nghe thấy tiếng thổi hoặc âm thanh không bình thường ở tim, đây có thể là dấu hiệu của thông liên thất. Đối với trẻ lớn, một số phương pháp thăm dò lâm sàng khác được thực hiện giúp đánh giá bệnh lý cũng như theo dõi điều trị, bao gồm:
- Chụp X-quang ngực: Chụp X-quang ngực có thể cho thấy biến chứng của thông liên thất như tăng kích thước tim hoặc tăng áp phổi.
- Đo điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ sẽ ghi lại hoạt động điện của tim, phát hiện ảnh hưởng của thông liên thất lên nhịp tim cũng như chức năng tim.
- Siêu âm tim qua lồng ngực với hình ảnh Doppler: Siêu âm tim là một công cụ quan trọng để xác định thông liên thất. Bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để tạo ra hình ảnh chính xác về cấu trúc và chức năng của tim, xác định vị trí cùng kích thước của lỗ thông liên thất, đồng thời đo vận tốc dòng máu qua lỗ thông.
- Chụp động mạch vành: Được thực hiện ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hoặc những người trưởng thành nếu có kế hoạch phẫu thuật sửa thông liên thất.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể được sử dụng để phát hiện các bất thường khác liên quan đến tim.
Trong trường hợp có sự nghi ngờ trẻ mắc thông liên thất, việc chẩn đoán chính xác, nhanh chóng là yếu tố quan trọng để xác định liệu bệnh nhân cần can thiệp điều trị hay không, từ đó lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Bệnh thông liên thất ở thai nhi có nguy hiểm không?
Vậy bệnh thông liên thất ở thai nhi có nguy hiểm không? Đánh giá mức độ nghiêm trọng bệnh còn tùy thuộc vào kích thước cùng cấu trúc của lỗ thông. Một lỗ thông liên thất nhỏ thường có khả năng tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Trong trường hợp này, bệnh không thường gây nguy hiểm cũng như không cần can thiệp điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên, lỗ thông liên thất có kích cỡ trung bình hoặc lớn thường gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại nếu không được chữa trị kịp thời. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho cơ thể khi lỗ thông liên thất lớn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy tim khi tim không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Đồng thời, lỗ thông liên thất gây ra tăng lưu lượng máu đến phổi, làm tăng áp động mạch phổi. Nếu không điều trị, tăng áp động mạch phổi tiến triển thành hội chứng Eisenmenger, một tình trạng nghiêm trọng đảo ngược dòng máu qua lỗ, gây suy tim phải. Một biến chứng ít phổ biến nhưng có thể xảy ra là viêm nội tâm mạc.
Bệnh thông liên thất cũng thường dẫn đến các vấn đề khác liên quan đến tim, bao gồm rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề về van tim.
Tổng kết, thông liên thất ở thai nhi có nguy hiểm không thì bệnh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nếu kích thước lỗ thông từ trung bình tới lớn mà không được điều trị đúng cách. Các biến chứng làm suy giảm chức năng tim phổi và trong trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của bé. Do đó, quá trình chẩn đoán, điều trị thông liên thất cần được tiến hành sớm, thực hiện kỹ lưỡng bởi chuyên gia để đảm bảo sự an toàn cùng sức khỏe tốt nhất cho bé.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc về vấn đề thông liên thất ở thai nhi có nguy hiểm không. Bệnh thông liên thất có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển cũng tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ nếu không được quản lý kết hợp điều trị đúng cách. Trong thời gian mang thai tới quá trình trưởng thành của trẻ cần được thăm khám định kỳ bởi bác sĩ để theo dõi tình hình bệnh lý cũng như toàn trạng của bé.