1. Vai trò của việc tiêm phòng cho trẻ
Trước khi giải đáp thắc mắc sau tiêm phòng có nên tắm cho trẻ không, hãy cùng tìm hiểu về vai trò của tiêm phòng đối với trẻ.
Như chúng ta đã biết, tiêm phòng với mục đích đưa vào trong cơ thể chất kháng nguyên để kích thích sự miễn dịch đối với một căn bệnh nào đó.
Đối với trẻ em, do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như: bại liệt, sởi, ho gà, uốn ván, viêm màng não, viêm não Nhật Bản,… Bởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên nếu chẳng may bị bệnh, trẻ có thể bị ảnh hưởng nặng nề cả về sức khỏe, tính mạng và cuộc sống sau này.
Tiêm vắc xin giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Không những thế, chúng có thể lây lan, tạo thành dịch trên diện rộng, gây ảnh hưởng tới cộng đồng. Chính vì thế, sau khi chào đời, tùy vào thời điểm, trẻ sẽ được tiêm một số loại vắc xin bắt buộc, thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và cha mẹ có thể lựa chọn tiêm thêm cho trẻ các loại vắc xin dịch vụ khác.
Điều này có nghĩa tiêm chủng đúng lịch, đầy đủ là cách cha mẹ có thể thực hiện nhằm góp phần bảo vệ tính mạng, chăm sóc sức khỏe cho con, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
2. Sau tiêm phòng có nên tắm cho trẻ không?
Có thể nói, mặc dù có vai trò rất quan trọng song sau khi tiêm, không ít trẻ có những phản ứng với vắc xin, xuất hiện một số tình trạng như: sốt, đau nhức, sưng tại vết tiêm,… Cộng với việc trẻ còn bé, chưa thể nói với cha mẹ những bất thường trong cơ thể nên xung quanh vấn đề này, vẫn có nhiều nỗi lo lắng.
Nhiều cha mẹ vẫn băn khoăn rằng sau tiêm phòng có nên tắm cho trẻ không, có nên cho trẻ sinh hoạt như bình thường không.
Không ít người do quá cẩn thận, cho rằng trẻ sau tiêm phòng nên kiêng tắm bởi cơ thể lúc này đang yếu, dễ bị ốm. Về mặt khoa học, chưa có một công trình nào khẳng định rằng việc tắm sau tiêm làm giảm tác dụng của vắc xin.
Chính vì thế, sau khi tiêm, khoảng từ 1 tới 2 tiếng, nếu trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường, cha mẹ có thể cho tắm, tuy nhiên không được làm ướt vị trí tiêm. Nếu xuất hiện hiện tượng sốt, có thể lau qua người cho con bằng nước ấm để cho hạ nhiệt và đợi 1 tới 2 ngày sau khi hạ sốt mới tắm.
Nếu trẻ mệt, sốt sau tiêm thì cha mẹ không nên tắm cho con
Cùng với đó, cha mẹ nên cẩn trọng thực hiện một số điều như:
-
Chú ý thời gian tắm, không chỉ sau khi trẻ tiêm phòng mà cả trong những ngày bình thường: Thời điểm sáng sớm và tối khuya nên tránh để phòng ngừa việc nhiễm lạnh, vào buổi sáng, khoảng 9 giờ và chiều khoảng 4 giờ là thời điểm thích hợp nhất.
-
Tốt nhất là dùng nước ấm để tắm cho con và nơi tắm nên kín gió, đặc biệt là vào mùa đông.
-
Tránh để cho trẻ ngâm mình quá lâu trong nước, dễ dẫn tới bị cảm.
-
Nên dùng khăn khô, mềm để lau người và không nên cho ra những nơi nhiều gió ngay sau khi tắm.
3. Sau tiêm phòng, nên chăm sóc thế nào cho trẻ?
Cùng với giải đáp băn khoăn sau tiêm phòng có nên tắm cho trẻ không, cha mẹ cũng cần quan tâm tới một số cách theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm như sau:
Về theo dõi sau tiêm
Ngay sau khi tiêm, nên thực hiện một cách nghiêm túc những khuyến cáo của chuyên gia về y tế trong việc để trẻ ở lại nơi tiêm ít nhất 30 phút nhằm theo dõi sự phản ứng của cơ thể đối với vắc xin.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn mẩn đỏ, nôn trớ, ngứa hoặc hơi thở dồn dập,… cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế. Trường hợp không có bất thường xảy ra, trẻ sẽ được về và theo dõi ở nhà trong thời gian từ 2 tới 3 ngày sau đó.
Việc theo dõi trẻ cần được thực hiện cả ngay sau tiêm và khi về nhà
Về chăm sóc sau tiêm
Biết được rằng sau tiêm phòng có nên tắm cho trẻ chỉ là một trong số những điều mà cha mẹ nên lưu tâm. Ngoài ra, còn cần chú ý:
– Trường hợp trẻ bị sốt: thực ra, sốt nhẹ là hiện tượng khá phổ biến đối với nhiều trẻ và bởi sốt nên trẻ sẽ mệt mỏi, quấy khóc. Lúc này, cha mẹ nên vỗ về, âu yếm con và có thể thực hiện thêm một số cách như:
-
Mặc cho trẻ những loại quần áo thấm hút mồ hôi, mềm mại, thoải mái.
-
Tuyệt đối không tắm, không dùng nước lạnh hay đá để chườm cho con. Nên dùng khăn ấm lau một số vị trí như nách, bẹn của con.
-
Chú trọng các đồ ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, tránh loại dầu mỡ, có ga.
-
Tăng cường cho trẻ uống nước, nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.
-
Tuyệt đối tránh việc tự ý cho con uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Trường hợp trẻ bình thường: khi trẻ không sốt, vẫn cần được theo dõi thêm vài ngày sau tiêm. Cùng với đó, nên cho trẻ sinh hoạt bình thường, uống nhiều nước, tăng cường các đồ ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, nhiều vitamin.
Có thể cho trẻ bú nhiều hơn sau tiêm
Không nên chườm, đắp gì nên vị trí tiêm. Nếu chỗ tiêm của trẻ bị sưng tấy, đỏ, cha mẹ có thể trao đổi lại với bác sĩ. Việc dùng các mẹo dân gian như đắp khoai tây hoặc xoa dầu nên tránh thực hiện bởi nếu không đảm bảo vệ sinh, có thể khiến chỗ sưng đau hơn, thậm chí là nhiễm trùng.
Nếu cha mẹ nhận thấy con xuất hiện một trong các bất thường sau đây thì nên đưa ngay tới cơ sở y tế, đó là:
-
Trẻ bị khó thở hoặc thở khò khè.
-
Sốt trên 39 độ C.
-
Xuất hiện dấu hiệu co giật.
-
Mệt mỏi li bì hoặc khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn kéo dài.
-
Xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ và có dịch ngay tại chỗ tiêm.
-
Dị ứng hoặc phù nề.
Với những lý giải trên, MEDLATEC đã giúp cho cha mẹ trả lời được thắc mắc sau tiêm phòng có nên tắm cho trẻ. Cha mẹ nên thực hiện tốt các khuyến cáo của chuyên gia y tế và lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, chẳng hạn như Trung tâm tiêm chủng MEDLATEC để đảm bảo sức khỏe cho con yêu của mình.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp, quý cha mẹ có thể gọi tới số 1900 56 56 56.